Thế giới bắt đầu một năm đấu tranh địa chính trị mới.

Sau tất cả những sự kiện trong năm qua, đưa ra những dự báo cho năm 2015 là một việc không hề dễ dàng. 2014 đã khẳng định hùng hồn: những sự kiện lịch sử không thể dự báo bằng phân tích khoa học.
Thế giới bắt đầu một năm đấu tranh địa chính trị mới.

Kết cục chính của năm 2014 – sự bắt đầu chuyển hóa một cách tích cực của thế giới đơn cực – tạo ra cơ hội đánh dấu một năm mới. Đôi với thế giới, 2015 sẽ trở thành một năm của những thay đổi lớn lao – bởi vì những gì xảy ra trong năm 2014 mới chỉ mở ra một chương mới, một hướng vận động, còn những kết quả cụ thể sẽ được thể hiện trong tương lai không xa. Có thể tiến hành đánh giá các sự kiện trong cuộc chiến địa chính trị, trên mặt trận kinh tế và chiến tranh lạnh của nó.

Người Mỹ đã phá vỡ trật tự thế giới, mà tầng lớp tinh hoa Anglo – Saxons suốt 100 năm qua tạo dựng. Sau năm 1991 họ cảm thấy, trên con đường tiến tới một chính phủ thế giới duy nhất không còn những trở ngại lớn – Liên Xô đã bị diệt vong, Trung Quốc vẫn còn cần rất nhiều thời gian để lớn mạnh và công khai những tham vọng toàn cầu của mình, châu Âu về tổng thể đã hòa nhập vào định dạng Đại Tây Dương, thế giới Hồi giáo hỗn loạn, Mỹ Latinh chia rẽ và suy yếu. Sau thất bại của nhà nước Xô viết, không còn thế lực nào có khả năng đưa ra dự án thay thế toàn cầu hóa và hiện thực hóa nó, khả dĩ chống lại sứ mệnh truyền bá giả thuyết toàn cầu hóa và tam giác sức mạnh của người Anglo – Saxons: mô hình tài chính, sức mạnh quân sự và ma trận hệ tư tưởng.

Thế giới bước vào thời đại “kết thúc lịch sử” – như các môn đồ của nền dân chủ tự do tuyên truyền. Tuy nhiên tới giữa thập niên 2000 – 2010 mới thực sự vỡ lẽ, việc xây dựng “một thế giới theo kiểu Mỹ” tiến triển không mấy thành công – ngày càng có nhiều nền văn minh và nhiều quốc gia không đồng thuận và kiên quyết đòi duy trì một thế giới đa cực, đa hình thái, ở đó không có chỗ cho một siêu cường duy nhất, áp đặt cho tất cả các nước khác những giá trị của mình với nhãn hiệu vạn năng.

Cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế năm 2008 đã hoàn toàn thuyết phục cộng đồng: mô hình tài chính thế giới hiện nay không đơn thuần là không hiệu quả – nó đã hoàn toàn biến thành vũ khí sát thương hàng loạt trong tay giới tài phiệt chính trị Anglo – Saxons. Nhưng giới cầm quyền Đại Tây Dương không những chỉ đồng thuận duy trì, mà liên tục điều chỉnh nó – và như vậy trên thực tế không để cho các nước khác có bất kỳ sự lựa chọn nào, ngoài lệ thuộc, hoặc xây dựng một hệ thống tài chính mới  song song.

Cùng với đó tại New York người ta không quá lo ngại về khả năng xuất hiện một dự án cạnh tranh – tính toán của người Anglo – Saxons được xây dựng dựa trên cơ sở  những ai muốn tạo ra một hệ thống tài chính thế giới mới phải rằng, hệ thống chỉ có thể trở nên hiệu quả trong thực tiễn địa chính trị mới, với trật tự thế giới mới. Có nghĩa là cần phải có một cuộc chiến tranh – bởi thay đổi các quy tắc toàn cầu của nền tài chính toàn cầu chỉ diễn ra như hệ quả của các cuộc chiến tranh thế giới.

Những người Anglo – Saxons cho rằng, không một nền văn minh thế giới đơn độc nào có khả năng tạo ra những nguy cơ, cũng giống như việc không có bất cứ điều kiện tiên quyết nào để hình thành một liên minh chống Anglo – Saxons rộng rãi – và có nghĩa là, về tổng thể không có gì đe dọa sự thống trị của họ. Vậy Trung Quốc ( vốn có chung với thế giới phương Tây  “một xí nghiệp liên doanh” dạng Hongkong), người Arabia hay nước Nga không muốn chơi ở casino của chúng ta lâu hơn nữa thì sao? Đi một nơi nào khác thì không thể – họ cũng sẽ không thể xây dựng casino cho riêng mình, họ sẽ không chiến đấu với chúng ta để giành quyền cầm cái. Và họ sẽ bất bình – sẽ tạo ra những vấn đề nghiêm trọng, đánh lạc hướng hoặc đầu độc lẫn nhau: sẽ bắt đầu “dân chủ hóa Đại Trung Đông” hoặc bao vây, phong tỏa nước Nga .

Trong năm 2012 và 2013 thấy rõ, kế hoạch này không hiệu quả –  Trung Quốc thực sự ngày càng tỏ ra có nhiều tham vọng, thâm nhập sâu hơn vào Mỹ Latinh và châu Phi, quá trình tái định dạng Đại Trung Đông diễn ra không đúng hướng, dẫn tới mất Ai Cập, làm xấu đi các mối quan hệ với Arabia Saudi và những vấn đề với Thổ Nhĩ Kỳ, nước Nga ngăn chặn quyết liệt hơn những mưu toan can thiệp vào các công việc nội bộ của mình và hỗn loạn hóa Trung Đông. Trong khi đó Trung Quốc và Nga ngày càng xích lại gần nhau, sử dụng BRIC và SCO như một công cụ để mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của mình và tập hợp liên minh toàn cầu chống Anglo – Saxons. Sự bất bình bởi sức ép của Mỹ đã chín muồi kể cả ở châu Âu – nơi mà thái độ tiêu cực đối với dự án Anglo – Saxons của EU, đối với sự kiểm soát giới tinh hoa châu Âu của Mỹ, đã lên tới đỉnh điểm.

Năm 2014 bắt đầu sự sụp đổ của một thế giới theo kiểu cũ. Ukraine đã trở thành cái cớ – mưu toan lái nước này sang phương Tây đã gây ra phản ứng quyết liệt của nước Nga, dù đã có minh chứng rằng, Mỹ không thể cải tạo lại thế giới theo những luật lệ của mình lâu hơn nữa. Và mặc dù cuộc xung đột vì Ukraine đang dằng dai, vẫn có thể hiểu được rằng, luật chơi cũ đã không còn hiệu lực – nước Nga đã đối đầu, và mưu toan tổ chức phong tỏa quốc gia này không có hiệu quả.

Mỹ cần tập hợp được các nước châu Âu và NATO, Australia và Nhật Bản, vốn bị giới hạn trong chính sách đối ngoại độc lập – đồng nghĩa với việc, nước Mỹ tự vẽ ra chu tuyến thế giới của mình, của những ai mà người Mỹ kiểm soát. Tất cả các quốc gia khác đứng về bên đối diện – “thế giới không theo kiểu Mỹ” từ sự tập hợp đơn thuần của sự bất bình với độc tài Anglo – Saxons đã bắt đầu tập hợp thành một cộng đồng nào đó, mà việc điều phối các lợi ích và nỗ lực trong khuôn khổ của nó sẽ trở thành sự kiện chính của năm 2015.

Tất cả những gì thú vị nhất sẽ diễn ra trong chu tuyến của thế giới phương Tây, cũng như trong cuộc đối đầu giữa phương Tây và liên minh đối kháng đang hình thành. Trong số các bất đồng quan trọng – dĩ nhiên, không kể Ukraine, mà về nó sẽ đề cập muộn hơn một chút – có Afghanistan, Iran, Caliphate Hồi giáo. Việc rút phần lớn quân đội Mỹ khỏi Afghanistan đang mở ra cơ hội tiến công cho lực lượng Taliban buộc Nga và Trung Quốc phải nỗ lực đưa Afghanistan vào một hệ thống an ninh khu vực thông qua Tổ chức hợp tác Thượng Hải SCO. Dự kiến trong năm tới Ấn Độ và Iran sẽ gia nhập tổ chức này, và cả việc nước Nga thiết lập quan hệ với Pakistan (cũng đang yêu cầu được chuyển đổi từ quan sát viên sang thành viên thường trực của SCO) sẽ làm cho Afghanistan nằm trong vành khuyên của các quốc gia thành viên SCO.

Bản thân Kabul cũng muốn gia nhập tổ chức này, ở đó hiện nay Afghanistan có quy chế quan sát viên, nhưng giờ đây trên mảnh đất Afghanistan còn có các căn cứ Mỹ, thì điều này là chưa thể. An ninh của châu Á cần phải là sự nghiệp chung của người châu Á – khẩu hiệu này của Tập Cận Bình hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh Afghanistan. Việc giải quyết nó là nhiệm vụ địa chính trị phức tạp nhất, người Anglo – Saxons đã tạo ra vấn đề này và họ chỉ không quan tâm tới một giải pháp cho nó, mà trái lại, Taliban cần thiết như một lý do tiện lợi cho việc thường xuyên can thiệp và thao túng khu vực này. Người Anglo – Saxons đã vạch ra vào năm 1919 giữa Ấn Độ thuộc Anh và Afghanistan bất tuân phục đường Duran, chia đôi các bộ tộc Pashtun, tạo ra nước Pakistan sau Chiến tranh thế giới thứ II, củng cố sự chia rẽ Pushtun, chiếm đóng Afghanistan vào năm 2001 và kiên quyết không rời bỏ điểm địa chính trị quan trọng, cùng một lúc gây áp lực lên Nga (thông qua khu vực Trung Á đồng minh ), Iran, Trung Quốc.

Việc xây dựng chiến lược Afghanistan mới về nguyên tắc quan trọng đối với tất cả các lân bang của đất nước đã từng chịu nhiều đau khổ này, và đối với nước Nga trong năm tới là một trong những mục tiêu quan trọng. Cần phải tạo lập một hệ thống, cùng một lúc không cho phép các phần tử Hồi giáo cực đoan tại Afghanistan, tự coi mình là một bộ phận của Caliphate Hồi giáo mạnh lên, và từng bước đưa các căn cứ Mỹ khỏi nước này.

Vladimir Putin từ lâu đã được chờ đợi tại Iran, và gần đây ông đã nhận được lời mời từ Pakistan (mà tại đó suốt 67 năm tồn tại của nước này, người ta chỉ mới thấy nhà lãnh đạo của chúng ta có 1 lần – vào năm 1968, khi diễn ra chuyến thăm của ông Kôxưghin) – và vào năm 2015 tổng thống Nga hoàn toàn có thể thực hiện các chuyến thăm cả Tehran và Islamabad. Nhưng không phải chỉ để thảo luận vấn đề Afghanistan.

Các mối quan hệ với Iran sẽ được phát triển ngày càng mạnh mẽ, không phụ thuộc vào việc, các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran kết thúc ra sao. Hai nước Nga - Iran có rất nhiều vần đề, lợi ích và mục tiêu chung –vai trò của Iran như một quốc gia Hồi giáo kiến tạo một kiến trúc toàn cầu mới rất lớn.

Sự mở rộng của Caliphate Hồi giáo đang là một vấn đề đối với tất cả các cường quốc – nhưng những khả năng thực tế để ngăn chặn hoàn toàn chưa rõ ràng. Mỹ không thể mở một chiến dịch quy mô lớn trên bộ, còn quân đội Iraq và Syria không có khả năng chiến thắng Caliphate và khôi phục sự kiểm soát lãnh thổ đất nước mình, vốn đã ở trạng thái phân rã ngay từ trước khi nhà nước Hồi giáo được thành lập.

Trong năm tới các sự kiện trên lãnh thổ Syria và Iraq, nơi trên thực tế một quốc gia mới đã được thành lập, có thể ở phía Bắc, bùng nổ một trong những vấn đề khu vực phức tạp nhất đang âm ỉ – vấn đề người Kurd, cũng như ở phía Nam, sẽ lan sang Arabia Saudi, nếu vị quốc vương 90 tuổi băng hà có thể sẽ bắt đầu một cuộc tranh giành quyền lực.

Nước Nga sẽ tích cực hơn trong sứ mệnh trở lại Trung Đông – do tâm lý bất bình với người Mỹ ngay cả từ phía những đồng minh thân cận của họ, cũng như ký ức của những người Arabia về sự hiện diện của Liên Xô trong khu vực vào những thập niên 50 – 80. Chuyến thăm Ai Cập của ông Putin vào đầu năm 2015, ngoài những thứ đó, sẽ có ý nghĩa mang tính biểu tượng quan trọng hơn – lần đầu tiên tính từ đầu thập niên 70, 2 nước quan trọng của thế giới Arabia, Syria và Ai Cập, hướng sang Moscow chứ không phải Washington. Và trong khuôn khổ của Đại Trung Đông định dạng các mối quan hệ của Moscow và Ankara sẽ có vai trò quan trọng – thêm vào đó, sự xích lại gần nhau của nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng tích cực tới châu Á và châu Âu ( Thổ Nhĩ Kỳ thành nước trung gian kinh doanh khí đốt của Nga với châu Âu).

Trong nội bộ phương Tây những điểm quan trọng nhất là nước Đức, nơi tư tưởng hòa hoãn với Nga sẽ mạnh lên, đồng nghĩa với thoát ra khỏi ảnh hưởng của Mỹ, và Nhật Bản – quốc gia sẽ tiến hành cuộc chơi tam giác Mỹ – Trung – Nga (quân bình sự lệ thuộc vào Washington và đối đầu với Bắc Kinh bằng phát triển các mối quan hệ với Moscow).

Đối với nước Mỹ nhiệm vụ quan trọng nhất trong năm mới là buộc EU phải ký kết hiệp định đối tác thương mại – đầu tư xuyên Đại Tây Dương – nghĩa là bước đi đầu tiên tiến tới thành lập thị trường chung, và đồng nghĩa với việc hợp nhất các lực lượng phương Tây thành một sức mạnh dưới sự lãnh đạo của người Anglo – Saxons. Để làm được điều này sẽ cần phải chế ngự mạnh hơn nữa giới tinh hoa châu Âu chống đối – và người Mỹ cho rằng, công cụ quan trọng nhất để làm việc này là tăng cường đối đầu với nước Nga, trong khi đó EU phải ủng hộ lập trường của Mỹ về việc Ukraine gia nhập NATO.

Châu Âu rõ ràng không muốn điều này – hơn nữa, vào mùa xuân sẽ nảy sinh những vấn đề lớn liên quan tới việc kéo dài các biện pháp trừng phạt. Châu Âu quan tâm tới việc chốt lại cuộc xung đột tại Ukraine – và dĩ nhiên nước Nga có thể có vai trò quan trọng nếu tình hình nội bộ Ukraine không rơi vào trạng thái hỗn loạn, dẫn đến cuộc tiến công mở rộng lãnh thổ của Novorossia.

Cuộc đấu tranh giành giật Ukraine vẫn sẽ là sự kiện chính của năm 2015. Không thể dự đoán trước diễn biến của nó – ngoài việc có thể xảy ra cuộc chiến mới giữa Novorossia và Kiev, sự sụp đổ về kinh tế và chính trị có thể dẫn tới đất nước tan vỡ thành những bang riêng rẽ, đảo chính hoặc Fall Sài Gòn ở Kiev. Nước Nga sẽ quan sát và hành động để tách châu Âu khỏi Mỹ trong vấn đề Ukraine – thuyết phục người châu Âu về việc, họ nhất định phải giành lại quyền kiểm soát Kiev từ tay Mỹ, cũng như quyền kiểm soát chương trình chiến lược nhằm ngăn chặn NATO hóa Ukraine.

Điều quan tâm và mục tiêu chủ yếu của nước Nga là – bằng mọi cách tạo ra những điều kiện để sự thay đổi chính thể Ukraine không làm nổ ra cuộc tiến công vào Novorossia hoặc một cuộc nội chiến quy mô lớn trên phần lãnh thổ còn lại của Ukraine. Thế giới cần một Ukraine thanh bình, không bị tàn phá – mà ở đó chính nhân dân nước này bằng cái giá của khổ đau đã tỉnh dậy sau cơn say thuốc phiện, nhận rõ sự phản bội của tầng lớp tinh hoa, sẽ lật đổ chính quyền thân phương Tây hiện nay và trở lại con đường lịch sử của độc lập và trung lập. Đây cũng chính là kỳ vọng chủ yếu của nước Nga nói riêng trong năm 2015 vừa tới.

Theo: QPAN