|
Xe thiết giáp tác chiến điện tử Rtut-BM Ảnh minh họa livejournal.com |
Với tổ hợp tác chiến điện tử di động, các đơn vị phòng ngự đã phá hủy các đầu đạn có điều khiển của pháo binh đối phương (kẻ thù giả định trong diễn tập). Cả hai bên diễn tập “địch - ta” đều sử dụng đạn thật.
Theo thông tin từ quân khu phía Nam, các cuộc diễn tập diễn ra ở thao trường ven biển Gudauta. Các đơn vị phòng ngự bờ biển sử dụng bộ khí tài di động tác chiến điện tử siêu hiện đại “Rtut”. Các kíp trắc thủ tác chiến điện tử, thông qua trinh sát phát hiện đối phương khai hỏa từ pháo hạm, pháo thông thường và tên lửa, sử dụng các đạn có điều khiển và khởi động thiết bị gây nhiễu bộ phận kích nổ điện tử đầu đạn. Những hoạt động gây nhiễu này làm rối loạn hệ thống điện tử của bộ phận kích nổ, buộc các đầu đạn nổ tung trong không khí".
Thông tin ban đầu về tổ hợp tác chiến điện tử mới nhất này xuất hiện tháng 11.2013, khi tập đoàn Công nghệ radio điện tử KRET bàn giao lần đầu tiên cho quân đội 10 xe tác chiến điện tử với bộ khí tài “Rtut”. Xe tác chiến điện tử này sẽ được triển khai trên vị trí mục tiêu của một cuộc tấn công hỏa lực tiềm năng bằng pháo binh và tên lửa, sử dụng đạn có điều khiển.
Để tránh bị đối phương phát hiện nguồn bức xạ gây nhiễu, tổ hợp “Rtut-BM” khởi động gần như đồng thời với thời điểm đối phương khai hỏa. Trong vùng bức xạ các thiết bị điện tử của tổ hợp ngay lập tức xác định tần số làm việc của thiết bị kích nổ vô tuyến trong đầu đạn đối phương và gửi tín hiệu gây nhiễu kích hoạt đầu đạn đối phương.
Hơn thế nữa, tổ hợp tác chiến điện tử “Rtut –BM” EW có thể triệt tiêu tối đa 6 kênh vô tuyến, có khả năng vô hiệu hóa kíp nổ radio đến 80%, điều đó có nghĩa là trong trường hợp đối phương phát hiện ra thiết bị kích nổ sớm đầu đạn, đối phương cũng không thể khiến đạn nổ bằng bộ phận kích nổ đầu đạn cơ khí. Tổ hợp có thể phát xung liên tục trong 6 giờ, ngăn chặn khả năng đối phương có thể bắn liên tiếp nhiều loạt đạn.
Để đảm bảo khả năng cơ động cao, tổ hợp tác chiến điện tử "Rtut - BM" được lắp đặt trên xe MTLB hạng nhẹ, triển khai trạng thái sẵn sàng chiến đấu không quá 10 phút. Trong quá trình hoạt động, một tổ hợp "Rtut-BM" có thể che phủ một diện tích từ 20 đến 50 ha, tự động phá hủy tất cả các đầu đạn có điều khiển. Kíp trắc thủ 2 người.
Trong cuộc tập kích lần 2 của liên minh quân sự Anh-Pháp-Mỹ vào Syria, theo thông cáo của Bộ quốc phòng Nga, đã có tới hàng chục quả tên lửa Tomahawk bị bắn hạ. Một con số kỷ lục của một lực lượng phòng không lỗi thời đã tê liệt nhiều năm do chiến tranh và đào ngũ tập thể. Đại đa số nổ tung trên bầu trời Syria, khác hẳn lần đầu tiên, hơn một nửa trong số 59 quả tên lửa mất tích. Việc đưa Rtut-BM vào huấn luyện chiến đấu cho thấy, lực lượng tác chiến điện tử Nga hoàn toàn tin tưởng vào năng lực tác chiến của tổ hợp này, không ngoại trừ Rtut – BM đã có mặt ở Syria và gây lên thảm họa đối với Tomahawk.
Các cuộc diễn tập quân sự tại Abkhazia đồng thời cùng với việc tàu khu trục tên lửa điều khiển Carney của Mỹ đi vào Biển Đen. Đây là khu trục hạm, được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis và tên lửa hành trình Tomahawk, hình thành mối đe dọa tiềm ẩn cho các cơ sở quân sự ven biển của Nga. Có vẻ như Bộ quốc phòng Nga muốn cảnh báo ngăn chặn một nguy cơ từ phía hải quân Mỹ và NATO.
Việc đưa "Rtut- BM" vào biên chế trong lực lượng tác chiến điện tử của quân đội Nga thực tế là kết thúc ưu thế tuyệt đối của các đầu đạn có bộ phận kích nổ từ xa bằng radio, trong đó có các tên lửa hành trình, bom bay có điều khiển. Phối hợp với hệ thống Pantsir – S1, hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa khiến việc tiến hành các cuộc chiến tranh trở lên không thể, đặc biệt với sự can thiệp của các cường quốc nước ngoài, tổ hợp "Rtut – BM" và Pantsir – 1S có thể hủy diệt tất cả các đầu đạn tấn công, kích nổ vô tuyến hay kích nổ cơ khí.
Nga sẽ có những hạn chế nhất định về xuất khẩu, nhưng Trung Quốc thì không. Trong một tương lai không xa, Trung Quốc có thể sản xuất các phương tiện tác chiến điện tử này với giá rẻ và tung vào thị trường các nước đang phát triển. "Rtut – BM" chấm dứt sự thống trị của Tomahawk trong hàng chục năm nữa trước khi có loại tên lửa hành trình nào vượt qua rào chắn điện từ này.