|
Tên lửa KCT tầm bắn 260 km (phiên bản Kh-35UE) do Việt Nam tự chế tạo theo giấy phép của Nga |
Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020), QĐND Việt Nam trưng bày tên lửa chống hạm KCT-15 tự sản xuất. Từ những bức ảnh công khai cho thấy, tên lửa KCT 15 tương tự với tên lửa chống hạm 3M24-E (Kh-35E) Uran-E được sản xuất tại Nga.
Theo truyền thông Việt Nam, năm 2013 Nga bắt đầu chuyển giao công nghệ tên lửa Kh-35E để Công nghiệp quốc phòng Việt nam có thể tự sản xuất loại tên lửa này. Theo nhận định của một số chuyên gia, tên lửa chống hạm KCT-15 do Việt Nam sản xuất được áp dụng những công nghệ mới nhất trên phiên bản Uran-UE.
Kh – 35UE là phiên bản nâng cấp của tên lửa Kh – 35 đa năng dành cho xuất khẩu, có thể lắp đặt trên các phương tiện mang khác nhau như máy bay, trực thăng và chiến hạm nổi.
1 – radar chủ động và thụ động; 2 – vấu treo tên lửa; 3 - hệ thống dẫn đường quán tính; 4 - cánh; 5 - thùng nhiên liệu; 6 – vấu treo tên lửa sau; 7 – động cơ phản lực hành trình; 8 – cánh lái; 9 - động cơ phóng tên lửa; 10 - cánh ổn định; 11 – bộ phận dẫn lái lái; 12 - đầu đạn; 13 - hệ thống cảm biến truyền tín hiệu.
Kh-35UE từng được KTRV giới thiệu tại triển lãm MAKS-2009. Tại đây, Tổng giám đốc KTRV Boris Obnosov đã giải thích vì sao tên lửa Kh35-UE tăng được gấp đôi tầm bắn, lên tới 260 km, trong khi kích thước vẫn giữ nguyên.
Một là, sử dụng động cơ mới có trọng lượng nhỏ hơn so với động cơ lắp trên Kh-35E, nhờ thế mà tăng được dung tích thùng nhiên liệu. Hai là, khác hơn Kh-35E, phiên bản Kh-35UE, thiết bị hút khí có kích thước nhỏ hơn và chiếm ít không gian ở đuôi tên lửa. Khiến dự trữ nhiên liệu tăng hơn. Kết quả là tên lửa có thể bay qua khoảng cách lớn gấp 2 lần.
Động cơ tên lửa Ural - E
Sau khi phóng đi, Kh-35UE có thể vòng ngoặt theo trên mặt phẳng ngang với góc 130° so với 90° của Kh-35E. Tên lửa có 4 điểm thay đổi quỹ đạo đường bay, có khả năng bay vòng quanh các hòn đảo, tấn công mục tiêu trong vùng nước hẹp, các vịnh nhỏ và các vùng nước ven bờ. Tên lửa Kh-35UE có khả năng tấn công các mục tiêu ngay tại cửa sông, cửa biển, hải cảng và khi tàu đi sát ven bờ.
Đầu tự dẫn tên lửa Ural - E
Kh-35UE được trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp, bao gồm thiết bị dẫn đường quán tính, khối dẫn đường vệ tinh và đầu tự dẫn radar chủ - thụ động, bảo đảm độ chính xác và khả năng chống nhiễu cao trong điều kiện đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Kh-35UE có thể xác định và khóa tàu địch ở khoảng cách đến 50 km.
Những tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa Kh – 35UE ( có thể là KTC – 15):
Tầm bắn từ 7-260 km; cao độ trên mặt nước biển khi bay hành trình là 10-15 m, giai đoạn cuối là 4 m; tốc độ 0,8 - 0,85 M; góc lái mặt phẳng ngang đến ± 130°; đầu đạn xuyên - nổ phá mảnh; khối lượng đầu đạn 145 kg; Nhiên liệu: dầu hỏa.
Tên lửa sử dụng cho máy bay chiến đấu có khối lượng 550 kg, trực thăng: 650 kg, chiến hạm: 870 kg
Kích thước chung: dài - đường kính - sải cánh: 3,85 х 0,42 х 1,33 với máy bay chiến đấu; chiến hạm và trực thăng là: 4,40 х 0,42 х 1,33
Điều kiện phóng từ máy bay, độ cao từ 0,2 – 10 km, tốc độ bay: 0,35 – 0,9M
Điều kiện phóng từ trực thăng, độ cao từ 0,1 – 3,5 km, tốc độ bay: 0 – 0,25M
Chiến hạm: biển động đến cấp 6.
Hệ thống phóng tên lửa Kh – 35UE khá đơn giản, có thể được lắp đặt trên các chiến hạm như hộ tống hạm tên lửa Gepard 3.9; khinh hạm tên lửa tấn công nhanh Molniya, tàu tên lửa hạng nhẹ dự án 10411 lớp (Svetlyak) tương đương với tàu tuần biển pháo hạm TT - 400TP Việt Nam, tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E và hệ thống Club – K.
Sơ đồ phóng tên lửa Kh - 35UE từ tổ hợp tên lửa Bal - E
Những điểm yếu của tên lửa Kh-35UE có thể thấy được là:
- Tầm bắn của tên lửa chưa đủ xa, trong thế trận phức tạp nhiều tần nhiều lớp phòng không trên không và trên biển, các phương tiện mang tên lửa phải đi vào vùng hoạt động của hệ thống phòng không tầm xa của đối phương hoặc đi vào tầm hỏa lực phản kích của đối phương.
- Tốc độ bay của tên lửa cận âm, có khả năng bị hỏa lực phòng không của tàu đối phương đánh chặn khi đến vùng phòng thủ tên lửa.
- Đương lượng nổ chưa đủ để có thể đánh chìm các khu trục hạm có lượng giãn nước lớn.
- Chưa có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất.
Là tên lửa cấp chiến thuật, tên lửa Kh-35 UE hoàn toàn phù hợp với phù hợp cho các nhiệm vụ tác chiến chiến thuật trên các vùng biển, vùng nước trên các thềm lục địa hoặc khu vực hải đảo.
Tên lửa được lắp đặt trên nhiều loại phương tiện mang hỏa lực khác nhau (chiến hạm, máy bay, trực thăng, các tổ hợp vũ khí phòng thủ bờ biển) và không cần phải có những thay đổi lớn về cấu trúc thiết kế phương tiện mang.
Do đó, đối với các nước có nền công nghiệp quốc phòng chưa phát triển có ý nghĩa rất lớn, các nước có thể tận dụng tất cả các loại tầu, bao gồm cả tầu vận tải đường biển và ven biển trở thành những tầu phóng tên lửa trên khu vực có khả năng xảy ra xung đột trên biển, tạo thành sự cần bằng hỏa lực tác chiến chống lại các lực lượng có phương tiện tác chiến hiện đại do rất khó có thể phát hiện, phương tiện nào đang mang trên mình nó hệ thống tên lửa chống tầu.
Hệ thống trao đổi thông tin cũng tương thích với hầu hết các phương tiện trinh sát, cảnh giới và cảnh báo sớm trên đất liền và hải đảo (Các đài Radar "Pozitiv", "Harpoon-Ball, 3TS25E, v.v…) theo hình thức phân nhánh và phân cấp cho phép tích hợp các trang thiết bị vào các cấu hình khác nhau.
Tên lửa Kh – 35 UE (KTC-15) được sử dụng thế nào đối với Việt Nam
Là một nước có nền công nghiệp quốc phòng chưa phát triển, việc có thể chế tạo thành công tên lửa chống tàu KTC – 15 (Kh-35UE) có giá trị rất lớn, trước mắt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng thủ biển và hải đảo.
Hiện nay, nền công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam đã có thể đóng được tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya mang theo 4 bệ phóng tên lửa loại 4 ống phóng, sẽ có 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 với 2 bệ phóng 4 ống phóng tên lửa. Việt Nam có thể đóng được các tàu dự án dự án 10412 lớp (Svetlyak) TT -400TP, có thể chuyển đổi thành dự án 10411, lắp đặt hai bệ phóng tên lửa 4 ống phóng.
Chỉ tính riêng khả năng hiện tại, Việt Nam có thể tăng rất nhanh số lượng các tàu tấn công nhanh lớp Molniya và tàu tên lửa tốc độ cao lớp Svetlyak, tạo thành một lực lượng tấn công trên biển mới.
Su- 35 S mang tên lửa Ural-E
Cùng với việc Việt Nam có nhiều máy bay tiêm kích đa nhiệm như Su-30MK2, Su-27 có thể lắp đặt 2 tên lửa trên máy bay tham gia tấn công trên biển.
Tên lửa KTC – 15 có thể được trang bị cho các máy bay trực thăng chiến đấu.
Làm chủ được công nghệ chế tạo Kh – 35 UE, công nghiệp quốc phòng Việt Nam có thể phát triển các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal – E và tổ hợp tên lửa phi đối xứng containers Club- K trên các tàu vận tải.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal - E
Các phương án phát triển tên lửa Kh – 35 thực sự rất lớn, do khối lượng nhỏ, các tên lửa KTC – 15 có thể được lắp đặt trong các thùng container nhỏ - từ 1 đến 2 ống phóng tên lửa tương tự như EXTRA của Israel và trang bị cho các đảo nhỏ, nhà giàn.
Như vây, các hệ thống tên lửa chống tàu có thể được phát triển mở rộng, hình thành thế trận hỏa khí phân tán rộng khắp trên biển Đông, đắc biệt tập trung vào khu vực chiến lược quan trọng nhất của vùng nước chiến lược này.
Phong tỏa và chống tiếp cận trên biển Đông của Việt Nam
Biển Đông là hải lộ chiến lược của quốc tế và của Trung Quốc. Nền kinh tế sản xuất và thương mại, đầu tư và năng lượng của Trung Quốc ngay cả trong trường hợp mở được tuyến đường qua Bắc Băng Dương hoặc kênh đào Kra thì nguồn vận tải năng lượng chủ yếu vẫn đi qua biển Đông, đặc biệt qua vùng nước chiến lược quan trọng giữa khu vực Phan Rang (vườn quốc gia Núi Chùa) và hòn đảo gần nhất của quần đào Trường Sa với khoảng cách 474 km. Khu vực này gần sát với quân cảng Cam Ranh và sân bay quân sự Thành Sơn, không xa lắm là sân bay quân sự Phù Cát và Đà Nẵng.
Trong điều kiện xung đột trên biển Đông, đây là khu vực chiến lược mà lực lượng tấn công phải tạo ra một hành lang vận tải an toàn trên một không gian hẹp. Nếu Việt Nam khống chế hoàn toàn tuyến đường vận tải quan trọng này, các nền kinh tế khổng lồ phía Tây Thái Bình Dương sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến sụp đổ.
Tuyến đường vận tải biển huyết mạch đến Tây Thái Bình Dương
Trong cuộc xung đột cường độ cao, đe dọa tấn chiếm các hòn đảo chiến lược, từ đó tạo bàn đạp tấn công vào vùng ven biển chiến lược, hình thành hành lang vận tải biển này, kẻ thù sẽ tập trung các cụm binh lực không quân hải quân lớn, tập trung quanh vùng nước đảo Đá Chữ Thập. Tại đây sẽ hình thành một hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa, chống ngầm và hệ thống tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình tấn công mặt nước và đất liền rất mạnh do có cả sân bay quân sự mới được xây dựng trên đảo Đá Chữ Thập.
Để tấn công một cụm binh lực hải quân lớn như vậy, Việt Nam có nhiều loại tên lửa phòng thủ bờ biển phóng từ các hệ thống mặt đất như Bastion, Redut, Scud, các tổ hợp tên lửa phòng từ tàu ngầm như Club – S, P-15M, tên lửa phóng từ máy bay Kh – 59M, Kh- 31, Kh – 25 và 28 và các tổ hợp tên lửa Ural – E phóng từ các chiến hạm tên lửa.
Khác với các tên lửa siêu âm như Yakhont hoặc Kh - 31, KTC – 15 có tốc độ cận âm, dễ bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ và có nguy cơ bị tấn công bằng nhiễu điện từ. Nhưng nhờ tự sản xuất, KTC- 15 được trang bị cho nhiều loại phương tiện mang, có thể tấn công loạt từ nhiều hướng khác nhau theo nhiều đợt khác nhau với cường độ cao.
Trong tình huống tác chiến chống một cụm binh lực lớn và hiện đại. Các loại tên lửa khác nhau về tốc độ, thông số kỹ thuật, trần bay và số lượng sẽ tạo thành một thế trận phức tạp “Hỏa lực tập trung, hỏa khí phân tán”, có thể tiêu diệt được những mục tiêu có khả năng phòng thủ thấp hơn như các tàu đổ bộ, tàu vận tải, nhiên liệu trong cụm binh lực và nếu đòn tấn công tập trung ồ ạt, có thể tiêu diệt cả khu trục hạm.
Chiến thuật tấn công từ nhiều hướng khác nhau bằng nhiều phương tiện mang với số lượng lớn các loại tên lửa tập trung vào một mục tiêu cụ thể được gọi là “chiến thuật bầy sói”, trên một vùng nước hẹp, chiến thuật này có thể khống chế bất cứ một cụm binh lực Hải quân nào và phong tỏa vùng nước đó. Đây chính là thế trận “răn đe” lớn nhất của Hải quân Việt Nam tại khu vực biển Phan Rang – đến quần đảo Trường Sa.
Ngoài ra, nếu các tên lửa KTC-15 được thiết kế theo mô hình Club – K, tổ hợp tên lửa container có thể được trang bị cho các đảo nhỏ tùy theo diện tích để đặt số lượng tên lửa. Ít nhất là một container 20 ft có thể mang theo 4 tên lửa.
Tổ hợp tên lửa Club - K
Bằng phương pháp này, với tầm bắn lên đến 260 km, các đảo có thể chi viện cho nhau theo vùng, kết hợp với tên lửa EXTRA tạo thành một mạng lưới hỏa lực chi viện các đảo với nhau dưới quyền chỉ huy và điều hành tác chiến của Sở chỉ huy trên Trường Sa lớn. Đây cũng chính là hệ thống chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Việt Nam trên vùng nước Trường Sa.
Trong tình huống bị đối phương tấn công đổ bộ đánh chiếm đảo, Club- K trong các container và tên lửa EXTRA có thể tấn công các cụm tàu đối phương trên khoảng cách tương đối xa, từ 260 trở lại đến 150 km. Khi các đảo chi viện hỏa lực lẫn nhau và có sự tham gia của lực lượng không quân, kể cả các máy bay đã lỗi thời như Su – 22M3/4, có thể giảm nguy cơ bị đổ bộ chiếm đảo đến mức tối thiểu.
Thành công trong chế tạo tên lửa KTC – 15 là bước đi đầu tiên cho nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam tiến bước vào làm chủ công nghệ chế tạo tên lửa quân sự. Có thể sau này sẽ là các tên lửa siêu âm và một thế hệ tên lửa KTC – 15 đa nhiệm.Những loại tên lửa này sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền Việt Nam trên vùng nước Biển Đông.