Hãng tin Reuters Anh ngày 19/10 cho rằng trong mưa gió lạnh lẽo của mùa Thu biển Bắc, tàu sân bay duy nhất của Nga đang chạy xuống chiến trường phía nam.
Bài viết dẫn hãng Itar-Tass Nga cho biết tàu sân bay Kuznetsov và 7 tàu chiến ngày 15/10 đã xuất phát từ trụ sở Bắc Băng Dương của Hạm đội Biển Bắc ở Severomorsk.
Đây là lần thứ 8 tàu sân bay này và các tàu hộ tống của nó chạy đến Địa Trung Hải. Chuyến đi này đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định sức mạnh và phạm vi ảnh hưởng của Hải quân Nga.
Tuy nhiên, tình hình lần này hoàn toàn khác. 10 năm trước, Moscow sử dụng tương đối nhiều nguồn lực cho nâng cao khả năng triển khai hành động từ tàu sân bay, chiếc tàu sân bay này được đưa vào sử dụng từ khi Liên Xô sắp giải thể.
Nhưng, khác với Mỹ, Pháp, Anh và Italia, tàu sân bay Nga chưa từng tham gia chiến đấu thực tế. Song, điều này sắp thay đổi. Có lẽ trong thời gian chưa đến một tuần, các máy bay chiến đấu Su-33 và MiG-29 của nó sẽ phát động tấn công ở khu phố Aleppo và các địa phương khác của Syria.
Một mặt, Điện Kremlin không có nhu cầu đặc biệt muốn sử dụng máy bay trên tàu sân bay. Nếu họ muốn tăng số lượng máy bay thực hiện nhiệm vụ ở Syria, chỉ cần điều thêm máy bay chiến đấu (cất cánh từ mặt đất) tới sân bay của Tổng thống Syria Bashar Assad là được.
Việc điều cụm chiến đấu tàu sân bay là một phương pháp phải bỏ ra chi phí nhiều hơn, phức tạp hơn để thực hiện cùng một mục đích, trong khi còn rất nhiều phương pháp khác, hơn nữa phương pháp điều tàu sân bay cũng không phải không tồn tại rủi ro. Trước đây, tàu chiến Nga thường xuất hiện sự cố, buộc phải kéo về từ biển xa.
Moscow rõ ràng muốn khẳng định rằng bản thân họ cũng có thể làm được như Washington, đó là điều quân đi hàng nghìn dặm, tiến hành các hành động quân sự trong thời gian vài tuần hoặc vài tháng - hành động này sẽ thể hiện được rằng Nga đã khôi phục sức mạnh quân sự.
Nó sẽ làm cho các nước khác phải tiến hành cân nhắc về chính trị một cách phức tạp hơn. Đương nhiên, đây cũng là cơ hội tuyệt vời để nhắc nhở các nước Bắc Âu rằng nước Nga không thể bị coi thường.
Trước đó, khi đi qua biển Bắc, tàu sân bay này từng cố ý cất hạ cánh máy bay chiến đấu ở khu vực lân cận giàn khoan dầu mỏ của Na Uy.
Hành động răn đe này làm cho các máy bay trực thăng dân dụng ở lân cận buộc phải hạ cánh. Lần này, có tin cho rằng tàu sân bay này có thể sẽ tiến hành diễn tập ném bom ở vùng biển quốc tế phía bắc Scotland.
Sĩ quan chỉ huy cấp cao Hải quân Nga hy vọng hành động lần này có thể tăng cường khả năng “cạnh tranh” của hải quân trong các binh chủng của Nga.
Đến nay, trải qua một số chiến dịch quân sự ở Ukraine hai năm qua và ở Gruzia, Chechnya vào năm 2008 và ở Syria hiện nay, thì phần lớn các chiến công đều thuộc về lục quân và không quân.
Hiện nay, Hải quân Nga điều tàu sân bay đến Địa Trung Hải sẽ có thể phô trương sức mạnh hải quân và xây dựng các kỹ năng cần thiết, từ đó xây dựng khả năng tấn công thực sự và lâu dài cho tàu sân bay.
Mỹ và đồng minh có các biện pháp để tiêu diệt tàu sân bay đối phương, hơn nữa vài chục năm qua họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong thực hiện các chiến thuật này. Hải quân Mỹ có lẽ đã mở rộng quá lớn chiến tuyến trên toàn cầu, nhưng họ vẫn có thể tạo nên sức chiến đấu mạnh để tiêu diệt tàu sân bay Kuznetsov.
Nhưng, điều này cũng không phải là một việc dễ dàng. Cụm chiến đấu tàu sân bay Kuznetsov có thể bảo vệ mình trước các cuộc tấn công trên biển của đối thủ. Được biết, tàu sân bay này đã mang theo mười mấy máy bay trực thăng săn ngầm, bất cứ tàu ngầm nào của NATO cũng đều khó có thể lặng lẽ áp sát nó.
Theo báo chí Nga, cụm chiến đấu tàu sân bay này còn có tàu tuần dương Peter the Great và hai tàu chiến săn ngầm. Chúng đều có khả năng bị bắn chìm, nhưng chắc chắn sẽ "cùng chết" với các tàu chiến của NATO.
Điều có thể khẳng định là, thương vong của hai bên đều sẽ rất nặng nề, ít nhất số lượng tàu chiến cỡ khá nhỏ tham chiến sẽ có tỷ lệ thuận.
Một tàu sân bay Nga triển khai hành động tấn công ở Địa Trung Hải không chỉ tiếp tục phô trương sức mạnh của Moscow, mà còn làm cho tình hình địa-chính trị toàn cầu tiếp tục trở nên phức tạp, hơn nữa đây chính là điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn làm - báo Anh kết luận.