Tăng Trung Quốc “đỉnh” hơn Armata T-14?

Trong tuần qua trên trang 'The Diplomat' công bố bài báo, phân tích thông báo của nhà sản xuất vũ khí trang bị lớn nhất Trung Quốc trên trang WeChat của nước này. Câu chuyện liên quan đến sự so sánh tăng Armata T-14 với xe tăng Trung Quốc VT-4.
Xe tăng Trung Quốc thế hệ mới, biến thể cũ

Để người đọc không suy nghĩ về tính trục lợi trong bài viết, mặc dù các chuyên gia Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt những nhận định về nguyên mẫu xe chiến đấu mới, tác giả bài phân tích khẳng định: “Về lý thuyết sự so sánh giữa xe tăng tiên tiến của Trung Quốc và xe tăng chủ lực mới của Nga là hoàn toàn vô nghĩa; bình luận này chỉ có thể được coi như là một kiểu câu view, một cách quảng cáo gây sốc khéo léo nhằm lôi cuốn sự chú ý của độc giả quốc tế về phía mình”, một trích đoạn khác cũng nhận xét: “ Nếu xét trên những hình ảnh được công bố, T-14 rõ ràng là sự đột phá trong công nghệ tăng thiết giáp nếu so sánh với những mẫu xe trước đây của tăng Xô viết, trong khi đó xe tăng VT-4 rất giống phiên bản nâng cấp sâu của tăng T-90S”.

Тăng VT-4

Ảnh : Hu Yongye / China Daily.

Theo các chuyên gia Trung Quốc, xe VT-4 được coi như là một mẫu thay thế cho cho xe tăng Nga T-14 "Armata". Công ty Norinco, nhà sản xuất tăng thiết giáp Trung Quốc cho rằng, xe tăng của họ tốt hơn nhiều T-14 nếu so sánh từ góc độ tự động hóa, tính cơ động, hệ thống điều khiển hỏa lực và giá thành.

Vậy xe tăng Trung Quốc có thể đánh bại được xe tăng Nga T-14 Armata?

  Xe tăng Armata T-14

Nhà sản xuất xe tăng Trung Quốc Norinco khẳng định, xe VT-4 vượt trội hơn hẳn chiếc thiết xa phiên bản mới đáng sợ của nước Nga. Tuần trước báo China Daily thông báo, hãng China North Industries Group Corporation, tập đoàn phát triển và sản xuất phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật bộ binh lớn nhất Trung Quốc, đang nỗ lực đẩy quảng bá các sản phẩm của mình trên hệ thống truyền thông di động WeChat – phiên bản mở rộng mạng xã hội với hơn 500 triệu người sử dụng.

Trong thời gian tập đoàn Norinco đang thực hiện marketing trên WeChat, hãng tuyên bố rằng, họ có thể tự hào rằng xe tăng VT-4 vượt trội T-14 "Armata" về tự động hóa, hơn hẳn về các thông số của tính cơ động và hệ thống điều khiển hỏa lực. Ngoài ra, bài viết khẳng định, công nghệ được áp dụng cho xe VT-4 có độ tin cậy cao hơn xe Armata T-14.

"Hệ thống truyền động lực T-14 không được phát triển tốt, như chúng ta đã thấy sự cố sảy ra trong buổi diễn tập diễu binh trước ngày 09.05”, hãng Norinco huênh hoang trong bài viết trên WeChat. "Để so sánh, xe tăng VT-4 cho đến nay chưa bao giờ sảy ra sự cố như vậy. Hơn thế nữa, các xe tăng Trung Quốc được lắp đặt hệ thống điều khiển hỏa lực tốt nhất thế giới, điều mà người Nga đang nỗ lực theo đuổi ", - Norinco.

Trong bài viết đã đăng, tăng VT-4 kinh tế hơn và có giá thành thấp hơn: “một vấn đề quan trọng là giá thành – T-14 có giá thành quá cao, tương tự như xe tăng М1А2 Abrams...Tại sao các khách hàng không xem xét phương án tăng Trung Quốc, có những tính chất tốt hơn hẳn về công nghệ và trang thiết bị, nhưng lại có giá thành thấp hơn?”. Giá thành thấp của lớp xe VT là đặc biệt tính cho phân khúc thị trường khách hàng quân sự các nước phát triển.

Tập đoàn Norinco cũng tuyên bố, nếu so sánh với đối thủ cạnh tranh Nga, Trung Quốc có thể đưa ra các nhóm sản phẩm mở rộng hơn. “Hiện nay Nga chỉ có một sản phẩm xe tăng xuất khẩu – T-90S. Trung Quốc có các sản phẩm như nhóm xe tăng theo ngân sách VT-2, xe tăng hạng trung VT-1, xe tăng cao cấp VT-4, đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng trên thị trường vũ khí thế giới.

Hai tham số thương mại nổi bật của xe tăng VT-2 – sử dụng các công nghệ đã qua kiểm chứng và giá thành hạ. Nhưng với VT-4, theo tuyên bố là sử dụng công nghệ mới của chiến tranh tăng thiết giáp hiện đại, có thể cạnh tranh với bất cứ loại xe tăng thế hệ 3 như tăng Mỹ M1A2 Abrams, tăng Đức Leopard 2A6. Nhà thiết kế xe tăng VT-4 Trung Quốc Feng Yibai nói.

"Pháo tăng 125-mm của VT-4 có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau như đạn xuyên giáp dưới cỡ, đạn nổ lõm và đạn chống bộ binh nổ phá mảnh, pháo cũng có thể sử dụng để bắn tên lửa diệt tăng có điều khiển trên tầm bắn 5 km”, theo China Daily.

Ngoài ra, VT-4 "được trang bị hệ thống trang thiết bị ngắm bắn và điều khiển hỏa lực, hệ thống bảo vệ thân xe chủ động tiên tiến và hệ thống truyền tải, xử lý thông tin tự động” “ mạng truyền thông cục bộ cho phép kết nối thông tin giữa các chỉ huy đơn vị, trưởng xe và toàn bộ lực lượng trong đơn vị trên chiến trường trong thời gian thực”, bài viết trên WeChat khẳng định.

Những nhận đinh trên WeChat của nhà sản xuất tăng thiết giáp Trung Quốc cho thấy một sự hồ đồ hiếm thấy trong ngành tăng thiết giáp thế giới. Cả hai chiếc xe tăng của hai nền sản xuất đều không phải là xe tăng đã được sử dụng rộng rãi và tham chiến trực tiếp trên chiến trường (hoặc thao trường diễn tập gần sát với thực tế chiến trường), mọi thông tin đưa ra đều là thông tin chung mang tính thông báo hoặc quảng cáo, rất xa với thực tế thử nghiệm và khai thác sử dụng thật sự. Nếu không có một hoặc nhiều cuộc thử nghiệm quốc tế nghiêm túc và khách quan, khó lòng nói VT-4 có ưu thế vượt trội về tự động hóa, tính cơ động cao và hệ thống điều khiển hỏa lực đủ mạnh. Chỉ là so với Abrams M1A1, loại xe đã chịu khá nhiều tổn thất trên chiến trường Iraq.

Một sự thiếu kinh nghiệm của lái xe chuyển loại hoàn toàn có thể khiến chiếc xe dù còn mới tinh, cũng có thể xảy ra sự cố. Điều mà nhà sản xuất Trung Quốc bình luận và so sánh, chỉ có ý nghĩa cho thấy, hệ thống điều khiển các dòng xe mới của Trung Quốc không khác nhiều lắm so với T-72, dòng xe mà công nghiệp tăng thiết giáp đất nước này phát triển lên đến VT-4. Hơn thế nữa, tất cả các pháo tăng cỡ nòng 125 mm phát triển sâu của thân xe T-72 đều có khả năng xạ kích tương tự như VT-4, nếu không nói còn hiệu quả hơn và độ chính xác khá cao với tất cả các loại đạn có trong biên chế, bao gồm cả tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo. Vấn đề quan trọng hoàn toàn không được chứng minh là: pháo tăng VT-4 có khả năng tác chiến thế nào trong một trận tấn công hỏa lực, tỷ lệ đạn đánh trúng mục tiêu là bao nhiêu, khả năng bắn liên tiếp được bao nhiêu đạn, độ bền nòng súng….tương tự như vậy là các thông số kỹ chiến thuật cụ thể trên chiến trường của hệ thống động lực, chuyển động, truyền động lực, hệ thống trang thiết bị điện tử, hệ thống ngắm bắn, điều khiển hỏa lực, hệ thống nhìn đêm…

Thử nghiệm khốc liệt và chính xác nhất, có lẽ vẫn là cuộc chiến tranh thế giới thứ II, sau đó là cuộc chiến tranh Việt Nam, sự đối đầu giữa T-54, T-55 và M-48. Có thể nói có sự tham gia của T-59, nhưng có vẻ khó nhận định về mẫu xe này do binh chủng tăng thiết giáp Việt Nam quen với T-54A, T-55 hơn. Trong cả hai cuộc chiến tranh đẫm máu này, ưu thế tăng đối tăng nghiêng về xe tăng Xô viết.

Một điều cần chú ý. Theo những thông tin có được, T-14 rõ ràng là một bước tiến dài so với các mẫu xe Xô viết, trong khi đó VT-4 rất giống với phiên bản phát triển sâu của xe tăng T-90S, với tháp pháo được lắp thêm giáp, thân xe được tăng cường các tấm lá chắn đạn chống tăng, mũi xe tăng cường thêm giáp tổng hợp tháo rời và tháp pháo là một sự pha trộn không rõ ràng giữa M1A2 Abrams và T-90S. Điều này rất dễ dàng nhận thấy bởi bất cứ chuyên gia Tăng thiết giáo nào. Phần trang thiết bị, hệ thống truyền thông mạng Net, hệ thống điều khiển hỏa lực cũng như bố trí khoang chiến đấu là vấn đề “mật” từ phía Trung Quốc

Công nghiệp tăng thiết giáp Trung Quốc hình thành dựa trên nền tảng công nghiệp tăng thiết giáp Liên Xô, được phát triển theo các chuẩn kỹ thuật của Liên xô từ nhiều năm trước, theo lisence của Nga và “know – how”. Hầu như chưa có sự đột phá cụ thể nào trong công nghiệp vật liệu, trong thiết kế cũng như phát triển các công nghệ thiết bị phụ trợ lắp đặt trên thân xe ngoài những tuyên bố không rõ ràng.

Theo bản đăng ký vũ khí thông thường tại Liên hiêp quốc,  Trung Quốc đã xuất khẩu 461xe tăng các chủng loại từ 1992 đến 2013, Nga xuất khẩu 1297 xe tăng. Mỹ đứng hàng đầu với 5511 xe, Đức 2680 xe tăng thiết giáp.

Theo: QPAN