|
Mặc dù cuộc chiến thương mại khiến kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn, nhưng ông Trump vẫn lạc quan, cho rằng Mỹ tất sẽ giành chiến thắng |
Ông Trump nói, sẽ không mở cửa phụ cho hàng nhập khẩu của Trung Quốc, sẽ không có “thời gian ân hạn” cho các sản phẩm đang được vận chuyển. Thuế quan đặc biệt (15%) sẽ được áp dụng vào sáng sớm ngày 1/9. Trước đây, Hải quan Mỹ đã mở cửa phụ, không áp dụng tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc đã rời cảng và đang trên đường vận chuyển tới Mỹ.
“Chúng ta đang tiến hành đối thoại, sắp xếp gặp mặt, liên lạc qua điện thoại với Trung Quốc. Tôi nghĩ, cuộc gặp gỡ tháng 9 sẽ diễn ra như dự định, cuộc họp sẽ không bị hủy bỏ” – Ông Trump đã nói với các nhà báo tại Nhà Trắng. “Chúng ta sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này” – ông khẳng định.
Mặc dù Tổng thống Mỹ nói có vẻ "như đinh đóng cột", nhưng đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp của đất nước, tầm nhìn trong tương lai có vẻ không sáng sủa.
|
Cuộc chiến thuế quan khiến chi phí tiêu dùng của các gia đình Mỹ tăng thêm mức khá lớn
|
Người tiêu dùng Mỹ sợ phải đối mặt với giá tăng
Vào đầu giờ ngày Chủ nhật 1 tháng 9, Washington bắt đầu áp thuế 15% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 112 tỷ USD, bao gồm từ đồng hồ thông minh, tivi đến giày dép, tã lót, đồ thể thao, thịt và các sản phẩm từ sữa. Điều này có nghĩa là 69% hàng tiêu dùng của Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với thuế quan, trong khi tỷ lệ hiện tại chỉ là 29%.
Ngoài ra, theo kế hoạch hiện tại, bắt đầu từ ngày 15 tháng 12, hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 160 tỷ USD sẽ phải chịu mức thuế cao hơn. Theo ước tính của ông Chad Bown, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson, điều này có nghĩa là 99% hàng tiêu dùng của Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ phải chịu thuế.
Rất nhiều hộ gia đình Mỹ sẽ phải đối mặt với giá cả hàng hóa gia tăng, vì nhiều công ty Mỹ đã nói họ sẽ buộc phải chuyển mức tăng chi phí gây ra bởi sự tăng giá thành nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc lên giá bán hàng hóa. Ông Bown đã chỉ ra trong một báo cáo rằng “cuộc chiến thương mại của ông Trump, có thể lần đầu tiên khiến các hộ gia đình Mỹ phải đối mặt với giá cả nhu yếu phẩm gia tăng".
|
Tập đoàn bán lẻ Target cảnh báo các nhà cung cấp sẽ không chấp nhận sự tăng chi phí do thuế quan với Trung Quốc gây ra
|
Các nhà buôn Mỹ cũng phải đối mặt với tình cảnh khó khăn
Cũng có một số doanh nghiệp định gây áp lực lên các nhà cung cấp, yêu cầu họ chịu chi phí tăng để tránh tăng giá đối với người tiêu dùng. Tập đoàn bán lẻ khổng lồ Target Corporation của Mỹ, xác nhận với hãng thông tấn Associated Press (AP) rằng họ đã đưa ra cảnh báo cho các nhà cung cấp rằng họ sẽ không chấp nhận sự gia tăng chi phí do thuế quan với Trung Quốc gây ra.
Tuy nhiên, một số nhà bán lẻ nhỏ dễ bị tổn thương hơn. Jennifer Lee, người điều hành cửa hàng giày Footprint ở San Francisco nói với hãng tin AP: “Bất kỳ sự gia tăng nào về giá thành đều khiến chúng tôi rất khó khăn. Điều này đặt ra một vấn đề nan giải cho nhà kinh doanh vì nó ảnh hưởng đến lợi ích trợ tiếp của chúng tôi và chúng tôi rất khó chuyển nó cho người mua hàng”.
Albert Chow, người kinh doanh “Great Wall Hardware” tại San Francisco, cho biết họ đã tăng giá hàng nhập khẩu của Trung Quốc vì thuế quan trước đó đã khiến các nhà cung cấp tăng giá từ 10% đến 20%.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ gần như đã đạt đến mức thấp nhất trong gần 50 năm, nhưng bản thân nền kinh tế Mỹ dường như ngày càng dễ bị tổn thương hơn. Do kinh tế toàn cầu suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ cũng chậm lại. Chính sách thương mại hay thay đổi của ông Trump khiến các công ty khó đưa ra quyết định về việc lựa chọn nhà cung cấp, địa điểm sản xuất và thị trường mới, do đó trì hoãn đầu tư, điều này ảnh hưởng thêm đến sự phát triển kinh tế.
|
Myron Brilliant, người chủ quản các vấn đề quốc tế tại Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳlo ngại về tác động của việc tăng thuế đối với hoạt động kinh doanh và đầu tư
|
“Chúng tôi lo rằng, dưới ảnh hưởng của thuế quan, các gia đình bình thường ở Mỹ sẽ phải chi thêm 500, 600 hoặc thậm chí 1.000 USD mỗi năm”, Myron Brilliant, người chủ quản các vấn đề quốc tế tại Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (United States Chamber of Commerce), nói: “Chúng tôi cũng lo lắng về tác động của nó đối với thông tin kinh doanh, sự chắc chắn trong kinh doanh và việc đầu tư”.
Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc thu hẹp
Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đã kéo dài khoảng một năm và tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn đã ảnh hưởng từ lâu đến nền kinh tế khu vực và thậm chí cả thế giới. Gần đây, những mâu thuẫn đã gay gắt thêm. Ông Trump tuyên bố trước sẽ áp thuế 10% đối với một số lượng lớn hàng nhập khẩu của Trung Quốc kể từ ngày 1 tháng 9. Chỉ một tuần sau, sau khi Trung Quốc tuyên bố cũng sẽ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, ông Trump đã tăng mức thuế lên 15%. Ngoài ra còn có rất nhiều hàng hóa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế tới 30% kể từ ngày 1/10.
|
Chỉ số PMI của Trung Quốc bị giảm sút trong 4 tháng liến
|
Cùng với cuộc khủng hoảng thương mại gia tăng, các hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc liên tục bị thu hẹp. Theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm thứ Bảy (31/8), Chỉ số Quản lý thu mua (Purchasing Managers Index, PMI) của Trung Quốc đã giảm xuống đến 49,5%, giảm 0,2% so với tháng trước. Kể từ tháng 5 đến nay, chỉ số PMI đã 4 tháng liên tiếp ở dưới mức ổn định (50%).
Xét từ chỉ số phân loại, trong số 5 chỉ số cấu thành PMI ngành chế tạo, chỉ số sản xuất và chỉ số thời gian giao hàng của nhà cung cấp đều ở trên điểm giới hạn; chỉ số đơn hàng mới, chỉ số tồn kho nguyên liệu và chỉ số nhân viên đều ở dưới điểm giới hạn. 5 chỉ số phân loại cho thấy ngoài chỉ số thời gian giao hàng của nhà cung cấp, các chỉ số khác đều thể hiện trượt dốc.
(Theo Deutsche Welle)