Kỳ 3 - Quảng Ninh đổi màu, từ nâu sang xanh
Hội nghị không chỉ nhằm thu hút đầu tư mà còn hướng tới thay đổi nhận thức về phát triển kinh tế.
Chính vì thế Hội nghị phải mất 6 tháng chuẩn bị với cách làm hoàn toàn mới, dẫn dắt bằng những câu chuyện cụ thể, tập trung đánh giá các tiềm năng, cơ hội cũng như thách thức và đặc biệt là cam kết đồng hành với các nhà đầu tư của chính quyền tỉnh. Số lượng khách mời dự kiến 400 người nhưng đã tăng lên đến cả ngàn người với sự có mặt của Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành để động viên chính quyền tỉnh trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đầy cam go này.
… Thời điểm chúng tôi ngồi với ông Chính, các nhà đầu tư máu mặt đã "hạ cánh" xuống Quảng Ninh, nói đúng hơn đã cắp cặp nằm lì và rục rịch triển khai các dự án. Có thể điểm danh: Đó là Tập đoàn Genting Group (
Đặc biệt, lãnh đạo Quảng Ninh đã trực tiếp làm việc với Tập đoàn
Rồi Dự án sân bay quốc tế Vân Đồn (Giai đoạn I - khoảng 250 triệu USD) với 2 đối tác là Liên doanh Tổng Công ty Hàng không Hàn Quốc và Công ty Joinus Việt Nam, Tập đoàn Thương mại Canada đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc nghiên cứu và đầu tư Dự án cùng nhiều thủ tục khả thi khác.
Ngó vẻ khoát hoạt lẫn chút tất bật của Bí thư Chính cùng ánh nhìn sắc sảo từ cặp mắt mặc dù thâm quầng do thiếu ngủ, tôi chợt như gặp lại cái thời ông Lê Huy Ngọ khi mới về trị nhậm xứ Thanh cuối những năm 80. Khi đó, đi họp đâu, ông cũng kè kè cái cặp, trong đó đựng hàng chục mẫu đá các loại găm trong cặp như một thứ catalogue đến hội nghị nào đó cũng chìa ra chào mời cái thế mạnh tiềm năng của tỉnh Thanh là… đá! Bây giờ, ông Chính - cũng dân Thanh Hóa như ông Ngọ cũng hàm - Bí thư Tỉnh ủy nhưng đương bập vào một cuộc chơi lớn tầm vóc quy mô! Và bên ông có nhiều tập đoàn kinh tế hùng mạnh quần tụ?
Hợp tác Công - Tư là ý tưởng bắt nguồn từ những nhà tư vấn quốc tế.
Với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, các hình thức được lựa chọn là: Lãnh đạo công - quản trị tư, đầu tư công - quản lý tư, đầu tư tư - sử dụng công. Cú hích nhằm thay đổi nhận thức phải bắt đầu từ lãnh đạo Tỉnh ủy, ngày 5/12/2013, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chỉ đạo các cấp ủy lãnh đạo thí điểm áp dụng hình thức đầu tư công - tư với các mô hình đầu tư công - quản lý tư, đầu tư tư - sử dụng công.
Ông Phạm Minh Chính đi kiểm tra dự án Vân Đồn (vào năm 2014). |
Các công trình tầm cỡ, hoành tráng như Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cầu Bạch Đằng, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái,... ra đời trong hoàn cảnh như thế. Quảng Ninh tính toán cứ 1 đồng ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật đã thu hút được 8-9 đồng từ vốn đầu tư ngoài ngân sách. Tổng vốn đầu tư huy động được ngoài ngân sách đã lên đến hàng trăm nghìn tỉ đồng.
Công việc nan giải ấy Quảng Ninh đã và đang tiến hành bền bỉ lâu nay, gây ấn tượng mạnh và sức lan tỏa lớn là Đề án 25 về “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế”. Cốt lõi của Đề án 25 thực hiện đồng bộ toàn diện cả 4 nội dung: Đổi mới phương thức lãnh đạo; nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, sắp xếp tổ chức bộ máy; tinh giản biên chế.
Đề án 25 khi ông Chính về Hà Nội đảm nhận chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thì Quảng Ninh đã giảm được 107 phòng, đơn vị, đầu mối trực thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các địa phương; 519 biên chế công chức và 1.314 người làm việc (biên chế viên chức).
Rồi cũng ấn tượng và vang xa mô hình nhất thể hoá chức danh bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch UBND, bí thư đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã. Con số năm 2018 là 85/186 đơn vị cấp xã (đạt 45,7%), 2/14 đơn vị cấp huyện (14,4%). Nhất thể Bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố ở 1.542/1.565 thôn, bản, khu phố (98,53%).
Lộ trình sắp xếp tinh gọn là tức khắc đụng chạm đến con người, đến cán bộ cụ thể. Làm sao tránh tình trạng gây tâm tư xáo trộn mất đoàn kết cùng mất động lực của cán bộ? Bí thư Phạm Minh Chính còn quán triệt thêm là không để một cán bộ nào phải đứng đường!
Cái được và cũng là cái lạ là Quảng Ninh chưa phải loại ai ra khỏi bộ máy. Tất cả những vị trí giảm đều có lộ trình khi đủ điều kiện mới thực hiện. Chẳng hạn khi thực hiện nhất thể hóa, chỉ cho triển khai khi mà một đồng chí nghỉ hưu hoặc có đủ điều kiện bố trí chức danh khác thì đồng chí còn lại sẽ kiêm nhiệm. Không làm đồng loạt ở tất cả địa phương.
Bí thư Chính ráo riết lộ trình xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng trung tâm dịch vụ hành chính công đầu tiên trên cả nước và quyết liệt cải cách hành chính. Những nỗ lực đó đã giúp Quảng Ninh sau này 3 năm liên tiếp, từ 2017 đến 2019 thay thế ngôi vương của Đà Nẵng, dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Người rời Quảng Ninh để lại tiếng. Tiếng ấy là dấu ấn quản trị của một nhiệm kỳ trị nhậm luân chuyển ngắn ngủi. Dấu ấn ấy phần nào cắt nghĩa bồi đắp thêm vị thế công việc mới nặng nề tiếp theo của nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính.
"Cùng tắc biến, biến tắc thông", "Đất có tuần, nhân có vận" - Vận mệnh của một đất nước, dân tộc đã kéo theo sự đổi thay của bao số phận? Cái tên xa xưa Hậu Lộc của xứ Thanh như điềm triệu về sự lành và hanh thông của một vùng đất?
Mới đây tôi có ngồi với người cha của Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà - vốn là một nông dân ở làng Cầu Lộc gần quê gốc Hoa Lộc với ông Phạm Minh Chính. Được biết thêm, cụ nội của Hoa hậu Hà tên là Đỗ Lúa. Cụ Đỗ Lúa sinh ra ông nội là Đỗ Xôi. Xôi, Lúa, cái tên như định vị, như ước mong của nghề nông vất vả truyền kiếp. Cầu Lộc đã được lộc. Lộc ấy là có một quốc sắc thiên hương Đỗ Thị Hà. Và mé làng bên Hoa Lộc có một ông đứng đầu Chính phủ Phạm Minh Chính!