Những lời nói vô nghĩa về khả năng chuyển giao hệ thống S-300 cho Syria được một số nhà phân tích xem là một thất bại lớn của Nga. Nhưng cách thực tế hơn, rẻ nhất để đảm bảo an ninh cho không phận Syria luôn là trang bị thêm nhiều hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir.
Toàn bộ vụ S-300 tại Syria là một mớ hỗn độn, một lần nữa nó giống một con bài PR hơn là một sự việc sẽ thật sự xảy ra. Điệp khúc "Chúng tôi sẽ chuyển. Không chúng tôi sẽ không chuyển, chúng tôi sẽ, chúng tôi không" đã tạo ra một ấn tượng xấu. Những điều giải thích cho lập trường không rõ ràng này chỉ làm cho mọi việc xấu đi. Có thể giải thích điều này với những luận điểm dưới đây:
- Hệ thống S-300 sẽ đẩy Không lực Israel vào vòng nguy hiểm không chỉ trên không phận Syria mà còn trên bầu trời Lebanon và ngay cả Israel. Điều này là không cần thiết bởi Nga không tới Syria để chiến đấu với Israel. Vì vậy, ngay từ đầu toàn bộ ý tưởng chuyển hệ thống S-300 cho Syria là ý tưởng tồi.
- Syria không thật sự cần hệ thống S-300. Ngoại trưởng Lavrov và những người khác đề cập tới S-300 như một sự đe dọa (vì người Israel thật sự sợ hệ thống này) nhưng thực tế điều Syria cần là hệ thống Buk-M2E.
- Để Nga không chuyển hệ thống S-300 cho Syria, Israel đã đàm phán và Nga đạt được thỏa thuận rất hữu ích: Israel sẽ ngừng hỗ trợ "những tên khủng bố tốt" tại Syria, nhờ thế Damascus sẽ dễ dàng tiêu diệt chúng.
Trong 3 luận điểm trên thì luận điểm 2 là thực tế nhất. Đầu tiên, bởi vì Buk-M2E là một hệ thống rất hiện đại và hữu dụng với nhiều ưu điểm hơn S-300 trong hoàn cảnh hiện tại của Syria. Có nhà phân tích cho rằng "Syria đã có đủ mọi thứ cần thiết" - điều này không đúng vì nếu nói như vậy thì có nghĩa là "Syria không cần bất cứ sự trợ giúp nào khác" hay "Phòng không Syria có thể đối phó với mọi cuộc tấn công của Israel hay Mỹ".
Vì vậy, chỉ có thể nói là "Syria đã có đủ loại vũ khí mà họ cần". Đặc biệt, hệ thống phòng không quan trọng nhất với Syria là Pantsir-S1 chứ không phải S-300 hay bất cứ hệ thống nào khác.
Trước đây, phần lớn các nhà quan sát đều không chú ý tới hệ thống Pantsir mà chỉ tập trung vào S-300 hay S-400. Nhưng Pantsir là chìa khóa cho những rắc rối trên không phận Syria. Và Syria và Iran cần thêm nhiều hệ thống này. Về mặt cơ bản, tình huống lý tưởng là các hệ thống Pantsir của Nga, Iran và Syria sẽ được triển khai trên khắp đất nước Syria và kết hợp với hệ thống radar tầm xa mà Nga đã triển khai sẵn cùng với sự hỗ trợ của hệ thống tác chiến điện tử hiện đại.
Với số lượng hệ thống tên lửa Pantsir được triển khai đủ và được báo động toàn diện (không giống như một hệ thống Pantsir-S1 đã bị Israel tiêu diệt), hoàn toàn hợp nhất trong một hệ thống phòng không, Syria sẽ có khả năng phòng không rất mạnh với chi phí nhỏ nhất mà Israel sẽ không tiếp cận được những mục tiêu có giá trị cao.
Pantsir có thể đối phó với hầu hết những đe dọa của Mỹ và Israel nhưng không giống như S-300 hay S-400, hệ thống này không thể tấn công những chiếc máy bay ở khoảng cách xa. Thực tế, S-300 không được thiết kế để tự đánh chặn tên lửa hành trình hay bom. Hệ thống này có khả năng tác chiến như vậy nhưng nó được thiết kế để tấn công các mục tiêu có giá trị ở tầm xa, trong một hệ thống nhiều lớp kết hợp các loại vũ khí khác nhau như Buk, Tor, Pantsir và cả Iglas và tên lửa vác vai Verbas.
Một hệ thống phòng không nhiều lớp như vậy chưa xuất hiện tại Syria và cần nhiều thời gian và tiền bạc để triển khai. Ngược lại, Pantsir có thể tác chiến hoàn toàn tự động, phát hiện được mục tiêu ở khoảng cách 50km, theo dõi và tấn công ở khoảng cách 20km và tự bảo vệ bằng pháo 30mm trong khoảng cách 3km.
Pantsir có thể đối phó với hầu hết những đe dọa của Mỹ và Israel nhưng không giống như S-300 hay S-400, hệ thống này không thể tấn công những chiếc máy bay ở khoảng cách xa. Thực tế, S-300 không được thiết kế để tự đánh chặn tên lửa hành trình hay bom. Hệ thống này có khả năng tác chiến như vậy nhưng nó được thiết kế để tấn công các mục tiêu có giá trị ở tầm xa, trong một hệ thống nhiều lớp kết hợp các loại vũ khí khác nhau như Buk, Tor, Pantsir và cả Iglas và tên lửa vác vai Verbas.
Một hệ thống phòng không nhiều lớp như vậy chưa xuất hiện tại Syria và cần nhiều thời gian và tiền bạc để triển khai. Ngược lại, Pantsir có thể tác chiến hoàn toàn tự động, phát hiện được mục tiêu ở khoảng cách 50km, theo dõi và tấn công ở khoảng cách 20km và tự bảo vệ bằng pháo 30mm trong khoảng cách 3km.
Pantsir có thể tác chiến trong khi đi với tốc độ 30km/h trên địa hình gồ ghề. Điều này biến nó thành một hệ thống phòng không có hiệu quả đặc biệt, dễ ngụy trang, triển khai và tấn công mà không tạo cảnh giác cho kẻ thù. Cuối cùng thì Pantsir có thể dùng pháo 30mm và các tên lửa để bắn mục tiêu trên đất bằng bao gồm cả xe tăng. Không có hệ thống phòng không nào kết hợp được những khả năng trên.
Nga cần chuyển thêm nhiều hệ thống Pantsir-S1 tới Syria. Một số lượng lớn Pantsir sẽ gây đau đầu cho Mỹ và Israel hơn là vài hệ thống S-300. Hiện tại, có khoảng 40-60 hệ thống Pantsir tại Syria. Còn lâu mới đạt được con số cần thiết để tạo ra một quy mô đe dọa cần thiết. Số lượng này ít nhất phải được nhân lên gấp đôi. Nhưng bất chấp những khía cạnh về quân sự và kỹ thuật của vấn đề, thái độ không rõ ràng của Nga đã làm cho thế giới có một ấn tượng xấu: Cuộc tấn công của Israel vào đồng minh Nga, sau đó người Nga hứa sẽ làm điều gì đó, rồi thủ tướng Israel tới Nga và tổng thống Putin nhượng bộ. Đây là một bước lùi chính trị và có lẽ là một sai lầm của ông Putin và các lãnh đạo khác của nước Nga. Nói một cách thực tế thì sai lầm chính của nước Nga là đã từng hứa sẽ chuyển hệ thống S-300 cho Syria.