Sự thật xe tăng chủ lực “mạnh nhất thế giới” của Trung Quốc (P1)

Được mệnh danh là "mãnh long” của lục quân Trung Quốc, xe tăng chủ lực Type - 99 còn gọi là ZTZ-99 / WZ-123 được giới thiệu như xe tăng tốt nhất thế giới hiện nay và là niềm tự hào của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
Xe tăng chủ lực Type - 99 ZTZ-99 / WZ-123
Xe tăng chủ lực Type - 99 ZTZ-99 / WZ-123

Được mệnh danh là "mãnh long” của lục quân Trung Quốc, xe tăng chủ lực Type - 99 còn gọi là ZTZ-99 / WZ-123 được giới thiệu như là một trong những xe tăng tốt nhất thế giới hiện nay và là niềm tự hào của nền công nghiệp quốc phòng Trung hoa.

Sự thật xe tăng chủ lực “mạnh nhất thế giới” của Trung Quốc (P1) ảnh 1
Xe tăng ZTZ 99 (Type-99) diễn tập chiến đấu

Xe tăng Type 99G là phiên bản cuối cùng của thân xe chủ lực T-99 của các đơn vị xe tăng QĐND Trung Quốc. Xe tăng Type 99 được công bố là xe tăng thế hệ thứ 3 của QĐND Trung Quốc. Chương trình Type 99 được phát triển trong vòng 15 năm từ giữa năm 1980-x và con đường phát triển của mẫu xe tăng này đã vượt qua rất nhiều khó khăn, xe T99 thế hệ thứ 3 khi phát triển có rất nhiều những công nghệ kỹ thuật chưa được giải quyết triệt để, do đó kế hoạch đưa xe tăng Type 99 xuất xưởng phải kéo dài nhiều lần.

Cuối cùng, các nhà thiết kế đã xác định chuẩn mẫu thiết kế Type 99 (trước đây, các nhà thiết kế Trung Quốc đã chế tạo thử các mẫu Type 98 hơn 10 xe, cho đến mẫu 98G – (gai- tiếng Trung Quốc là hoàn thiện, nâng cấp) chiếc xe được đưa vào sản xuất vào năm 1998. Type 98 là mẫu thân xe cơ bản của xe tăng Type 99 được giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng vào ngày 01 tháng 10 năm 1999 trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Thiên An môn - có 18 xe được giới thiệu.

Một số trong những xe tăng đó được biên chế vào quân đội Trung Quốc để áp dụng thử, thử nghiệm và đánh giá sơ bộ ban đầu. Mục tiêu ban đầu của chương trình chế tạo xe tăng thế hệ thứ 3 là tạo ra được một mẫu xe tăng có khả năng vượt trội xe tăng Liên xô T -72, nhưng những tình huống trong và ngoài nước thay đổi làm cho mục tiểu ban đầu bị lệch hướng về phía chế tạo xe tăng hiện đại hơn.

Sau này, sự phát triển của xe tăng Type 98 (nguyên nhân để chuyển mẫu Type 98 thành mẫu Type 99) nhằm mục đích chống lại xe tăng hiện đại như tăng Abraham M1A1. Nhưng theo một số các khía cạnh kỹ thuật, tăng Type 99 hoặc là copy hoặc là chế tạo gần giống với những chi tiết trên xe tăng của Mỹ. Cũng có một điều khá ngạc nhiên, là các nhà thiết kế Trung Quốc đã thiết kế gần như đồng thời 2 mẫu xe tăng Type 96 và Type 98(99) hầu như cùng một thời gian, mặc dù mẫu xe Type 96 được coi là xe tăng thế hệ thứ 2, còn mẫu 99 thì được công bố là thế hệ thứ 3, nhưng hai mẫu xe này hầu như giống nhau về các khía cạnh kỹ thuật và công nghệ. Đồng thời cùng được sản xuất trên một hệ dây truyền tương đương.

Sự thật xe tăng chủ lực “mạnh nhất thế giới” của Trung Quốc (P1) ảnh 2
Đồ họa xe tăng Type - 99

Một trong những giải thích có thể chấp nhận được, đó là xe tăng Type 99 sẽ được trang bị cho những đơn vị đặc biệt trên những khu vực chiến trường quan trọng, đối với các chiến trường dự kiến khác, sẽ được trang bị xe tăng Type 96, là loại xe tăng có giá thành rẻ hơn, công nghệ sản xuất không phức tạp. Xe tăng type 96 sẽ được sản xuất hàng loạt và đưa vào thay thế trong lực lượng vũ trang loại xe Type 69 đã cũ hiện vẫn được biên chế trong quân đội Trung Quốc.

Theo thiết kế ngoại hình thân xe Type 99 bị ảnh hưởng nhiểu bởi xe tăng sản xuất đại trà của Liên xô T-72. Phân khoang hoạt động cũng tương tự như T-72 với khoang điều khiển ở phía giữa mũi xe, khoang động lực và truyền chuyển động ở phía đuôi xe. Để thay thế động cơ bị hỏng trong điều kiện chiến trường cần từ 30 - 40 phút.

Hệ thống giảm xóc của xe là loại giảm xóc treo, xử dụng các trục xoắn thông thường. Hệ thống bánh chịu nặng đỡ xích bao gồm sáu bánh chịu nặng bọc cao su mỗi bên, bánh dẫn hướng ở phía trước và bánh chủ động ở phía sau. Để có thể bố trí thêm các thiết bị và tên lửa chống tăng, tháp pháo Type 99 có diện tích rộng hơn so với tháp pháo cùng loại Type 90.

Do đó, có một khoảng trống nằm giữa cạnh dưới của tháp pháo và mặt bằng phía trên của thân xe ở phía trước. Đây chính là điểm yếu nhất của xe tăng Type 99, do nếu trúng phải đạn pháo có sức công phá lớn vào khe hở giữa tháp pháo, sức nổ có thể đánh bung tháp pháo khỏi thân xe. Đồng thời, mô hình thiết kế của thân xe type 99 không được tối ưu hóa trong trường hợp đạn xuyên thép tandem hiệu ứng nổ lõm xuyên qua được giáp bảo vệ, ví dụ như phần cuối xe, buồng động lực và khoang chiến đấu, lớp vách ngăn có nhiều điểm yếu, nếu đạn pháo xuyên phá vào buồng động lực, toàn bộ kíp xe có nguy cơ bị tiêu diệt.

Phó tổng công trình sư Văn Chzhezhun khẳng định, thiết kế của xe Type 99 hoàn toàn là thiết kế của các kỹ sư Trung Quốc, và bằng sự cố gắng, rút kinh nghiệm từ các xe tăng hàng đầu thế giới như Abraham, T-90, Leopard II… đã đưa xe Type 99 lên là xe tăng tốt nhất thế giới trên tất cả các phương diện.

Sự thật xe tăng chủ lực “mạnh nhất thế giới” của Trung Quốc (P1) ảnh 3
Type 99G- mô phỏng 3D

Vũ khí trang bị hỏa lực Type - 99

Vũ khí chủ yếu của xe tăng Type 99 là pháo nòng trơn 125mm, mặc dù có những thông tin cho rằng pháo tăng Type9 9 là bản copy của pháo tăng xô viết 125 mm 2A46, nhưng pháo trên tăng Type 99 chính xác là sự phát triển công nghệ chế tạo pháo của Trung Quốc dựa trên nền tảng của pháo nòng trơn 125 mm với sự áp dụng các công nghệ chế tạo mới nhất.

Trong quá trình lựa chọn kiểu loại pháo, các chuyên gia Trung Quốc đã khẳng định, pháo tăng 125mm của Nga tốt hơn hẳn các loại pháo tăng 120mm của Mỹ và NATO, do đó, đã lựa chọn giải pháp chế tạo pháo tăng cỡ nòng 125 mm, nếu so sánh với 120 mm NATO, thì liều phóng của pháo 120 mm NATO là 9,8 lit, liều phóng của pháo tăng Type 99 là 13,4 lít.

Do đó, pháo tăng của Trung Quốc mạnh hơn hẳn so với pháo tăng của Mỹ trên xe Abraham. Các loại đạn sử dụng cho pháo là đạn xuyên giáp dưới cỡ, đạn xuyên giáp hiệu ứng nổ lõm và đạn nổ phá mảnh, đồng thời có những thông tin cho rằng có thể xử dụng tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo 9M119 Replesk có nguồn gốc từ Nga.

Với pháo tăng 125mm, khi sử dụng đạn dưới cỡ từ hợp kim volfram với cánh đuôi ổn định có thể xuyên qua lớp thép đồng chất 850 mm trên khoảng cách bắn là 2000m, các chuyên gia đã thử nghiệm đạn xuyên giáp dưới cỡ được chế tạo từ uraniom làm nghèo, đạn có khả năng xuyên giáp đồng chất đến 960 mm trên cùng khoảng cách.

Phó chủ nhiệm thiết kế Văn Chzhezhun cũng so sánh: pháo tăng của xe Abraham M1A2 có khả năng xuyên giáp ở khoảng cách 2000m là 810mm, Leopard xuyên giáp khoảng 900mm, Type 90 của Nhật Bản có khả năng xuyên giáp là 650 mm, do đó, pháo tăng Type 99 đứng vị trí dẫn đầu trong khả năng xuyên thép.

Hệ thống điều khiển hỏa lực là hệ thống do các kỹ sư Trung Quốc chế tạo, đạt đỉnh cao trong điều khiển hỏa lực, xe Type 99 sử dụng hệ thống hunter – killer (săn và diệt), điều khiển song song duble trưởng xe – pháo thủ, do đó khả năng tiêu diệt mục tiêu rất cao. Độ chính xác của pháo tăng đạt được do sử dụng hệ thống tích hợp máy tính đường đạn, thiết bị đo xa laser, cảm biến hướng gió và tốc độ gió đồng thởi sử dụng vỏ bọc tỏa nhiệt cho nòng pháo.

Kíp xe của Type - 99 gồm 3 người (chỉ huy, lái xe và pháo thủ). Với hệ thống quan sát của mình, Type-99 có khả năng phát hiện xe tăng đối phương ở khoảng cách lên đến 2,6 km vào ban ngày và 2,75 km vào ban đêm.

Sự thật xe tăng chủ lực “mạnh nhất thế giới” của Trung Quốc (P1) ảnh 4
Khoang trưởng xe
Sự thật xe tăng chủ lực “mạnh nhất thế giới” của Trung Quốc (P1) ảnh 5
Khoảng pháo thủ
Sự thật xe tăng chủ lực “mạnh nhất thế giới” của Trung Quốc (P1) ảnh 6
Kính ngắm xe tăng Type 99
Sự thật xe tăng chủ lực “mạnh nhất thế giới” của Trung Quốc (P1) ảnh 7
Màn hình hiển thị không gian thực trong xe

Bên trong xe tăng Type 99

Trưởng xe có 6 kính quan sát dạng tiềm vọng, cho phép có thể quan sát tất cả các hướng xung quanh, phía trước có màn hình của kính ngắm quang hồng ngoại của pháo thủ số 1, cho phép người chỉ huy có thể quan sát và theo dõi mọi biến động trên chiến trường song song với pháo thủ, đồng thời có hệ điều khiển duble cho phép khai hỏa mà không cần pháo thủ, Type 99 cũng được trang bị hệ thống thu thập thông tin từ vệ tinh, trong đó có hệ thống GPS, hệ thống vệ tinh Bắc đẩu, các thiết bị trinh sát và các cảm biến, xử lý thông tin và chuyển tải thông tin vào máy tính, hiển thị các thông tin cần thiết lên màn hình điều khiển của trưởng xe, cho phép trưởng xe nắm được tình hình, điều kiện tác chiến trên chiến trường không gian thực.

Súng máy song song với pháo cỡ nòng 7,62mm, súng máy phòng không truyền thống cỡ nòng 12,7mm được lắp trên nắp của trưởng xe. Hai bên sườn của tháp pháo là 5 ống phóng đạn khói cỡ nòng 76 mm. Tháp pháo và thân xe được chế tạo bằng các tấm thép cán ghép với nhau bằng công nghệ hàn. Các lớp giáp liên hợp bảo vệ được gắn với thân xe và tháp pháo thành vòng cung bảo vệ bên ngoài.( Còn tiếp...)

Trịnh Thái Bằng theo InfoNet