Hãng tin Izvestia cho biết, quá trình thử nghiệm tên lửa đang trong giai đoạn cuối. Theo thông tin cũng Izvestia, tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu có tốc độ cao trên khoảng cách đến 300 km. Giai đoạn cuối tên lửa có thể đạt đến tốc độ 6 Mach.
Tên lửa mới là sự phát triển sâu của tên lửa tầm xa R-37, được phát triển trong thời kỳ Liên Xô vào đầu những năm 1980. Tên lửa được thiết kế và phát triển bởi bởi phòng thiết kế Vympel mang tên I.I. Toropova, hiện là một phần của Tổng công ty Cổ phần vũ khí tên lửa chiến thuật, nhà sản xuất vũ khí lớn của Nga (KTRV). Năm 1985, tên lửa tầm siêu xa R-37 được đưa vào thử nghiệm, và sau đó 4 năm được đưa vào biên chế.
Nhưng do kích thước quá lớn (dài hơn 4 m, trọng lượng phóng 0,6 tấn), chỉ có MiG-31 mới có thể là phương tiện mang duy nhất của tên lửa này. Nhờ có các tên lửa tầm xa này, MiG-31 trở thành máy bay đánh chặn tầm xa duy nhất trên thế giới. Trong quá trình phát triển các phương tiện bay mới mà điển hình là máy bay thế hệ 5 tàng hình đầu tiên Su-57, cùng với sự phát triển công nghệ, tên lửa tầm siêu xa thế hệ mới R-37M bắt đầu được phát triển vào cuối những năm 2000.
Tháng 03.2018, Alexander Kochkin, phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty Tekhmash trong một buổi phỏng vấn với Interfax cho biết, Su-57 còn được trang bị bom bay “Drel”.
"Yêu cầu then chốt của bom bay đường không là phương tiện mang tấn công các mục tiêu mặt đất mà không truy cập vào vùng tác chiến hiệu quả của hệ thống phòng không đối phương. Máy bay thả bom, hệ thống điều khiển bay sẽ lên kế hoạch tấn công mục tiêu, các đầu đạn thứ cấp sẽ tự xác định mục tiêu của mình trong khu vực cần tấn công dựa theo dữ liệu được nạp vào bộ nhớ của bom, ông Kochkin cho biết.
"Drel" thực tế là một thiết kế hoàn toàn mới của bom chùm (cassette) với các đầu đạn thứ cấp tự tìm mục tiêu, có khối lượng tổng thể theo quy chuẩn là 500 kg.
Bom chùm Drel thế hệ mới của không quân Nga. Ảnh Interfax
|
Su-57 (Máy bay tiêm kích đa nhiệm thế hệ 5 (PAK FA), T-50) được phát triển bởi phòng thiết kế Sukhoi. Máy bay được phát triển theo hướng tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu trên không tầm xa và cận chiến, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước. Su-57 có thể chọc thủng các hệ thống phòng không đối phương, kiểm soát không phận trên khoảng cách lớn từ vị trí trên đường bay, có khả năng tấn công phá hủy hệ thống giám sát và điều hành các hoạt động tác chiến đường không của đối phương. Chuyến bay đầu tiên của PAK FA được thực hiện ngày 29.01.2010 tại thao trường nhà máy Komsomolsk-on-Amur.
Không quân Nga không vội vàng đưa vào biên chế Su-57 vì một lý do duy nhất: Những máy bay hiện có trong biên chế có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ trước mắt. Nhưng để đáp ứng những diễn biến tình huống phức tạp, không quân Nga bắt đầu khai thác thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ 5.
Trong diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế "Quân đội-2018" Bộ quốc phòng Nga đã ký hợp đồng với hãng Sukhoi đưa vào biên chế 2 máy bay Su-57 đến năm 2020. Sau khi ký hợp đồng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Alexei Krivoruchko cho biết, lực lượng không quân vũ trụ Nga sẽ mua khoảng 15 chiếc Su-57 thế hệ thứ 5 trong tương lai gần.