Theo Sputnik, hai tác giả của bài báo — Zack Beauchamp và Zeeshan Aleem lưu ý đến sự khác biệt cơ bản trong quan điểm chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama sắp kết thúc nhiệm kỳ và tân Tổng thống Donald Trump. Bài báo viết:
"… Barack Obama đã dành hai nhiệm kỳ tổng thống để tăng cường quan hệ với đối tác kinh tế quan trọng — Trung Quốc và cố tìm cách cô lập và trừng phạt nước Nga của Putin.
Hai nước này đã có cách hành động hoàn toàn khác nhau trong những năm gần đây. Cuộc xâm nhập của Nga vào Ukraine trong năm 2014, các vụ ném bom ở Syria vào năm 2015, hacker tấn công cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ - sau các sự kiện này tổng thống Mỹ tin chắc rằng, Nga là một mối đe dọa cho trật tự quốc tế, là một chính quyền không thể chơi đúng luật.
Trong khi đó Bắc Kinh, mặc dù hành động hung hăng trong vùng Biển Đông, nhưng, có ít bước đi dẫn đến đối đầu và đã thể hiện sẵn sàng đàm phán với phương Tây về các vấn đề chiến lược." (các tác giả sử dụng những công thức và định kiến tuyên truyền theo kiểu thường thấy của phương Tây - Sputnik diễn giải)
Trong khi đó, Ekip của Donald Trump có cái nhìn khác hoàn toàn. "Tổng thống đắc cử Donald Trump cho rằng, Putin không đe dọa nền tảng của phương Tây, mà là một nhà lãnh đạo cứng rắn và tài năng, là một đối tác tiềm năng trong cuộc chiến chống Hồi giáo cực đoan.
Nếu nói về Trung Quốc, theo ý kiến của Donald Trump, các vị tổng thống tiền nhiệm đã đối xử với nước này quá nhẹ nhàng, mà trên thực tế Trung Quốc là mối đe dọa cho nền kinh tế Mỹ, nước này chịu trách nhiệm về việc rất nhiều người Mỹ đã mất việc làm. Vì vậy, theo quan điểm này, Nga là một đối tác tiềm năng, còn Trung Quốc là kẻ thù tiềm năng".
Các lời tuyên bố của Tổng thống đắc cử Mỹ khẳng định quan điểm này trong chính sách đối ngoại, bài báo viết. Ví dụ, ông Trump công khai lên án CIA, cơ quan quả quyết rằng, dường như Nga đã can thiệp vào chiến dịch tranh cử để gia tăng cơ hội chiến thắng của Trump.
Donald Trump nhắc đến việc Mỹ sẽ xem xét lại chính sách "một Trung Quốc". Theo các tác giả, vụ Trung Quốc thu giữ thiết bị lặn không người lái của Mỹ vào ngày 16 tháng 12 đã dẫn đến "… đợt căng thẳng gay gắt giữa hai nước". Ông Trump đã viết trên Twitter: "Chúng ta nên nói với Trung Quốc: chúng ta không cần chiếc UAV mà họ đã đánh cắp, cứ để họ giữ nó!"
Các tác giả cho rằng, tất cả những điều nói trên đánh dấu bước ngoặt đáng kể trong chính sách. Sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi, ít nhất trong tương lai gần.
Một mặt, tân tổng thống Mỹ "xem Trung Quốc là một mối đe dọa". Và bước đi đầu tiên của ông sẽ là "lập trường cứng rắn trong các vấn đề mà Hoa Kỳ và Trung Quốc có mâu thuẫn." Mặt khác, sự hùng biện chính trị của ông Trump có thể là một phương pháp tốt để mặc cả nhằm mục đích "đảm bảo lập trường mạnh mẽ của Mỹ trong các cuộc đàm phán" và, "cuối cùng đạt được thỏa thuận bất ngờ với đối thủ lớn nhất của Mỹ".
Để có như vậy ông Trump sẵn sàng hành động mạo hiểm hơn rất nhiều so với ông Obama, người đã chống lại bất kỳ rủi ro trong quan hệ với Trung Quốc. Theo các tác giả, ông Trump có các đòn bẩy có thể được sử dụng để ảnh hưởng đến Trung Quốc.
Ví dụ như việc bán các loại vũ khí tiên tiến cho các cường quốc Đông Á; Tăng cường các chương trình huấn luyện quân sự ở Đài Loan; Gia tăng hoạt động quân sự của Mỹ trong các "vùng căng thẳng", ví dụ tuần tra ở Biển Đông; Thực hiện, ít nhất là một phần, mối đe dọa áp mức thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng từ Trung Quốc.
Các tác giả Zack Beauchamp và Zeeshan Aleem viết tiếp, mỗi hành động đều chứa đầy rủi ro. Hành động quân sự, chẳng hạn như việc bán vũ khí hoặc tuần tra, sẽ cấp cơ hội cho Trung Quốc cáo buộc Mỹ gây mất ổn định, sẽ khiêu khích Bắc Kinh thực hiện những bước đi nguy hiểm hơn việc thu giữ thiết bị UAV.
Còn các biện pháp trừng phạt thương mại của Mỹ chống lại Trung Quốc có thể gây hại cho nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn có một luận cứ tài chính quan trọng, nước này sở hữu một lượng lớn chứng khoán Mỹ.
Các tác giả của bài báo đăng trên trang web Vox lo lắng không chỉ về đợt căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ-Trung, mà chủ yếu về việc ông Trump có xu hướng rõ ràng thân Moscow. Ở đây hai tác giả đôi khi có biểu hiện của cơn hoảng loạn. Họ quả quyết rằng, sự thiện cảm của tân Tổng thống với Moscow có thể "…gây mất ổn định nền chính trị toàn cầu, phá hủy các liên minh đã được thành lập trước đây và sẽ khuyến khích Moscow mở rộng quy mô các hành động đang gây lo ngại lớn trong công chúng."
Theo các tác giả, quyết định bãi bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể là một bước đi rõ ràng nhất và quy mô lớn nhất của Trump nhằm giảm bớt sự căng thẳng trong quan hệ với Nga. Và tổng thống Mỹ có quyền bãi bỏ lệnh trừng phạt mà không cần sự đồng ý của Quốc hội. Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận "… không chỉ dẫn đến bước nhảy vọt về kinh tế ở Nga.
Ngoài ra, Nga sẽ thấy rằng, họ có quyền can thiệp vào công việc của các nước khác mà không bị trừng phạt. "Các tác giả thừa nhận rằng, cơ hội lớn thứ hai để tái lập quan hệ Mỹ-Nga là thiết lập sự đối tác trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Lợi ích chung của hai nước trong cuộc đấu tranh chống IS sẽ một lần nữa được đặt lên hàng đầu. Mặc dù "… trong sự đối tác giữa Hoa Kỳ và Nga ở Syria không thể thiếu những khó khăn rất lớn. Ông Trump sẽ phải đối mặt với làn sóng phê bình mạnh mẽ trong cả hai đảng, vì nhiều người cho rằng, không được để chế độ Assad tiếp tục duy trì quyền lực.
Đồng thời, Lầu Năm Góc và CIA cũng sẽ phản đối bởi vì đối với họ việc chia sẻ (với Nga) dữ liệu tình báo về Trung Đông là điều không thể chấp nhận được." Lĩnh vực quan trọng thứ ba mà ông Trump có thể làm dịu căng thẳng với Nga là cách tiếp cận đến khối NATO.
Tuy nhiên, các tác giả trên trang Vox cảnh báo, «… nếu Trump thực hiện những bước đi nhằm giảm đáng kể sự hỗ trợ của Mỹ cho NATO, thì điều đó sẽ phục vụ lợi ích của Nga, Nga sẽ thư giãn và sẽ có thêm những đòn bẩy mới ở Đông Âu. Còn các đồng minh của Mỹ trong NATO…. sẽ bắt đầu tự hỏi tại sao họ nên tham gia liên minh này. Trên thực tế, không khỏi nghi ngờ về các trụ cột của trật tự thế giới sau chiến tranh."