Trước đó, đội Việt Nam đã vượt qua hơn 120.000 sinh viên đến từ hơn 2.000 trường đại học ở 74 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để giành được tấm vé tiến vào vòng thi cuối cùng.
Huawei ICT Competition 2022-2023 được tổ chức lần thứ bảy ghi nhận quy mô tổ chức lớn nhất từ trước nay. Các sinh viên phải trải qua nhiều vòng thi gay cấn cấp quốc gia và khu vực, vượt qua nhiều đối thủ nặng ký để tiến vào vòng Chung kết toàn cầu.
Đội Việt Nam gồm 3 sinh viên: Nguyễn Quốc Hùng (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – PTIT), Trần Đức Lâm và Vũ Quang Hải (Đại học FPT); cùng sự dẫn dắt bởi TS. Trần Tiến Công (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – PTIT) thi đấu tại vòng Chung kết toàn cầu.
Năm nay, vòng chung kết toàn cầu bao gồm 3 phần: Thực hành, Đổi mới và Công nghiệp. Trong đó, phần thi Thực hành có 03 hạng mục: Network (Mạng), Cloud (Đám mây) và Computing (Điện toán).
Vượt qua nhiều ứng viên tài năng đến từ các trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo ICT trên thế giới, đội Việt Nam đã giành giải Ba ở hạng mục Cloud.
Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) và ông Vũ Kiêm Văn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VDCA - cũng tới tham dự sự kiện.
Ông Vũ Kiêm Văn chia sẻ: "Cuộc thi Huawei ICT sau 7 năm tổ chức đã tạo dựng được tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, cung cấp cho các bạn sinh viên một nền tảng vững chắc để cạnh tranh lành mạnh và trao đổi ý tưởng, từ đó nâng cao kiến thức về ICT và kỹ năng thực tế, cũng như thể hiện khả năng đổi mới sáng tạo bằng cách ứng dụng các công nghệ và nền tảng số mới. Việt Nam là một trong 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều trường đại học, học viện đào tạo về ICT cử sinh viên tham gia. Cuộc thi này đã tạo ra môi trường kết nối toàn cầu để chúng tôi phát hiện ra các tài năng công nghệ trẻ Việt Nam".
Đại diện Ban tổ chức, ông Xiao Haijun – Chủ tịch Kinh doanh và Phát triển Đối tác Toàn cầu, Nhóm Kinh doanh Giải pháp doanh nghiệp Huawei - chia sẻ: "Tài năng số và kỹ năng số đặt nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế số. Do đó, Huawei sẽ chia sẻ tài nguyên giáo dục ICT đến nhiều trường học hơn trên thế giới hơn nữa trong tương lai. Chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng 7.000 Học viện Huawei ICT vào năm 2026, đào tạo hơn 1 triệu sinh viên mỗi năm, cải thiện đáng kể kiến thức và kỹ năng số cho sinh viên để bước vào một thế giới kỹ thuật số năng động và toàn diện hơn”.
Bà Stefania Giannini – Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Giáo dục - cũng gửi video chúc mừng đến cuộc thi Huawei ICT 2022-2023. Bà tin tưởng rằng cuộc thi không chỉ cải thiện kỹ năng số cho sinh viên, mà còn khám phá ra nhiều giải pháp khả thi thúc đẩy phát triển bền vững. UNESCO hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực của Huawei trong ngành giáo dục, nhằm cải thiện kết nối toàn cầu và kỹ năng số.