|
Tổ hợp tên lửa 9K720 Iskander-M của Nga (Ảnh: National Interest) |
Nhiều nguồn khác, như Dự án Mối đe dọa Tên lửa (MTP), ước tính rằng phiên bản nội địa của Iskander có tầm bắn khoảng 400 km và đầu đạn 700 kg. Dù các phiên bản có khác nhau, nhưng chúng đều chỉ ra rằng Iskander-M không nằm trong diện bị cấm trong Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF). Tuy nhiên, tên lửa này lại thay thế hiệu quả cho tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân OTR-23 Oka (SS-23 Spider) - lớp tên lửa bị cấm theo INF.
Cả hai phiên bản của Iskander đều mang một đầu đạn duy nhất có trang bị các hệ thống dẫn đường giai đoạn cuối, nhưng độ chính xác của nó còn tùy vào mỗi biến thể. Theo MTP, biến thể dẫn đường quán tính có độ chính xác sai lệch khoảng 200 m, nhưng nếu trang bị thêm GPS hay GLONASS, độ sai lệch sẽ giảm xuống dưới 50m. Và nếu các hệ thống này được hỗ trợ bởi radar hay các bộ cảm ứng quang học điện tử, độ chính xác của Iskander có thể giảm xuống dưới 10m.
Iskander có thể được mang vô số loại đầu đạn khác nhau, bao gồm đầu đạn biến thể chất nổ có sức công phá mạnh (HE), đầu đạn dược thứ cấp, hỗn hợp nổ không khí-nhiên liệu cùng đạn HE xuyên phá. Biến thể được sử dụng trong nước Nga còn có thể mang theo một đầu đạn hạt nhân. Điều này có nghĩa rằng Iskander là thứ vũ khí đa năng, hết sức linh hoạt.
Tên lửa Iskander được thiết kế để vượt mặt các hàng phòng thủ tên lửa. Theo MTP, vào giai đoạn cuối, độ quá tải của Iskander có thể đạt tới giá trị hơn 30G (vượt quá 30 lần sức hút của Trái đất), trong khi đó những kiểu tên lửa phòng không đánh chặn của Mỹ và NATO chỉ có thể chịu được mức độ quá tải 3 đến 4G. Ngoài ra, nó cũng được trang bị đạn "chim mồi" để lừa các tên lửa đánh chặn. Bởi vậy mà Iskander cực kỳ khó bị đánh chặn với công nghệ phòng thủ tên lửa như hiện nay.
Iskander không phải một vũ khí chiến lược, mà là một tên lửa đạn đạo chiến thuật. Trong các chiến dịch quân sự, nó sẽ được sử dụng để tiêu diệt cả các mục tiêu di động lẫn bất động. Các mục tiêu có thể là các hệ thống tên lửa đất-đối-không, tên lửa tầm ngắn, sân bay, cảng, trung tâm chỉ huy, nhà máy hay các mục tiêu kiên cố của kẻ địch.
Vì tên lửa này cực kỳ khó bị các hàng phòng thủ đánh chặn nên Moscow đã đặt nhiều hệ thống phóng Iskander-M ở Kaliningrad. Tên lửa này cho Nga khả năng tận dụng vùng lãnh thổ ở Baltic để đe dọa các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba Lan và xa hơn nữa.
Hiện nay, Nga không ngừng phát triển và nâng cấp tên lửa Iskander - nhiều tên lửa mới đang được chế tạo.
"Hệ thống này, Iskander-M, có khả năng hiện đại hóa cực kỳ cao, và đó là điều đang diễn ra. Nhiều loại tên lửa đang được gia tăng khả năng, trong khi nhiều tên lửa mới cho hệ thống này đang được phát triển" - ông Aleksandr Dragovalovsky, Phó tư lệnh các lực lượng tên lửa Nga, nói với hãng thông tấn Sputnik năm 2015.
Và đương nhiên, một phiên bản mới của Iskander sẽ thực sự là nỗi kinh hoàng cho các hệ thống phòng thủ hiện nay.
Theo National Interest