Trả lời câu hỏi về việc Bộ Kế hoạch đầu tư vừa đưa ra phương án dùng ngân sách Nhà nước để xử lý một phần nợ xấu nằm trong dự thảo Đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Tại Họp báo chính phủ thường kỳ tháng 9, Người phát ngôn Chính phủ cho biết, vấn đề báo chí nêu chỉ là nội dung dự thảo sơ bộ trong quá trình soạn thảo Đề án tái cơ cấu nền kinh tế. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, để xử lý nợ xấu dứt điểm và có hiệu quả thì cần phải có nguồn lực về tài chính, có nước phải chi rất nhiều tiền, có thể lên tới 10-15% GDP.
Thời gian qua, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn rất khó khăn, việc xử lý nợ xấu không sử dụng trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước mà được thực hiện thông qua các biện pháp như trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro, tăng cường thu hồi nợ, bán, phát mại tài sản đảm bảo thu hồi nợ, chuyển nợ xấu thành vốn góp, thành lập VAMC để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng bằng trái phiếu đặc biệt VAMC.
Liên quan đến vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng phương án này không khả khi, gây áp lực rất lớn tới nợ công nước ta, nhất là trong bối cảnh ngân sách Nhà nước đang bội chi. Người phát ngôn Chính phủ khẳng định, để giải quyết căn bản nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng, triển khai cơ chế mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường, Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, Bộ Kế hoạch & Đầu tư xây dựng Đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 .
Trên cơ sở đánh giá, tổng kết tình hình nợ xấu giai đoạn 2011-2015, việc sử dụng các nguồn lực tài chính để xử lý nợ xấu của nền kinh tế thời gian tới sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng, phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu và tài cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, bảo đảm đúng quy định pháp luật, an toàn nợ công, công khai, minh bạch, hiệu quả