Quân đội Syria giành được hơn 50 làng sau 6 tháng tấn công ở Latakia

VietTimes -- Sự can thiệp quân sự của Nga vào 09.2015 làm thay đổi hoàn toàn cục diện chiến trường, từ khi đang có nguy cơ bị sụp đổ hoàn toàn, các lực lượng vũ trang Syria đã có thể tự đứng dậy, triển khai cuộc tấn công quân sự lớn trên vùng nông thôn phía đông bắc của tỉnh Latakia.
Quân đội Syria giành được hơn 50 làng sau 6 tháng tấn công ở Latakia

Dưới sự yểm trợ của không quân Nga, Quân đội Syria đã tổ chức tấn công sâu vào các vùng tạm bị chiếm bởi lực lượng Hồi giáo cực đoan kể từ mùa hè năm 2012. Trong 6 tháng liên tục tấn công, quân đội Syria giành lại được 50 ngôi làng từ tay các tổ chức Hồi giáo cực đoan khác nhau được sự hậu thuẫn của các thế lực nước ngoài trên địa phận tỉnh Latakia. Quân đội Syria cũng đẩy lùi lực lượng phiến quân về phía tỉnh Idlib, hoàn toàn bị kiểm soát bởi tổ chức liên minh Jaish al-Fateh.

Lực lương không quân viễn chinh Nga đang hoạt động mạnh mẽ bên ngoài căn cứ không quân Khmeimim, nằm trên vùng ngoại ô phía nam tỉnh Latakia. Dựa vào các cuộc không kích thường xuyên của Nga vào quân nổi dậy Hồi giáo cực đoan, các đơn vị vũ trang Syria có thể tiến hành những cuộc tấn công nhanh chóng trên địa hình miền núi của Latakia.

Quân đội chính phủ Syria có thể nắm đánh chiếm được các căn cứ địa vững chắc của lực lượng Hồi giáo cực đoan tại Salma và Rabia. Những thị trấn này, được coi là tuyến phòng thủ vững chắc bất khả xâm phạm, nhưng vẫn được giải phóng vào mùa đông do nỗ lực tấn công liên tục của các đơn vị quân đội Syria, Lực lượng vũ trang địa phương (NDF) và lực lượng dân quân tình nguyện Đảng Xã hội Dân chủ Syria (SSNP) và lực lượng Syria kháng chiến.

Nhưng chiến tuyến đột nhiên đã trở lên ổn định kể từ tháng 3, lực lượng Hồi giáo cực đoan vẫn chiếm được một vùng đất nhỏ trong tỉnh Latakia. Tình hình tiền tuyến không thay đổi có thể được giải thích thông qua ba sự kiện riêng biệt liên tiếp xảy ra:

1. Thỏa thuận Geneva về ngừng bắn ở Syria có hiệu lực ngày 27.02.

2. Đầu tháng ba, lực lượng Lĩnh thủy đánh bộ Syria và Lữ đoàn Diều hâu Sa mạc cơ động sang chiến trường giải phóng thành phố Palmyra.

3.Ngày14.03, điện Kremlin tuyên bố rút một nửa lực lượng không quân từ căn cứ không quân Khmeymim. Nhưng sự kiện giải phóng Palmyra đã cho phép quân đội Syria có thể rút lực lượng Lữ đoàn Diều hâu Sa mạc và Lính thủy đánh bộ Syria về triển khai đến chiến tuyến Latakia.

Sau khi các lực lượng Hồi giáo cực đoan đơn phương xé bỏ thỏa thuận ngừng bắn Syria, Lực lượng không quân Nga ngày càng tăng cường hoạt động. Cho đến nay, Không quân Nga tiến hành trung bình 60 cuộc không kích mỗi ngày tại Syria trong khi liên minh do Mỹ dẫn đầu chỉ được thực hiện trung bình 7 cuộc không kích trên chiến trường Syria yểm trợ cho lực lượng dân quân người Kurd.

Theo tin từ phóng viên chiến trường Arab Source tại Latakia, bộ chỉ huy Quân đội Syria địa phương có ý định giành lại những khu vực do lực lượng nổi dậy còn nắm giữ ở Latakia trong những tháng tới. Nếu quân đội Syria thành công trong trận chiến này, áp lực thất bại rất lớn sẽ đè lên liên minh các nhóm Hồi giáo cực đoan  Jaish al-Fateh ở Idlib.

Giai đoạn đầu của cuộc tấn công đánh vào mục tiêu làng Kabani đang nằm trong tay lực lượng nổi dậy đang diễn ra khó khăn mặc dù thị trấn đã bị quân đội Syria bao vây từ ba phía.

Những trục trặc và thất bại trên chiến trường Syria ở Latakia và Aleppo cho thấy, quân đội Syria vẫn chưa hoàn toàn là một lực lượng quân sự thống nhất, mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức và chỉ huy điều hành tác chiến. Tinh thần chiến đấu của các binh sĩ Syria theo quan sát chung vẫn bị ảnh hưởng rất lớn bởi tư tưởng tôn giáo hơn chủ quyền, các cuộc chiến đấu tiến công chủ yếu dựa trên cơ sở hỏa lực chi viện, đánh bạt lực lượng đối phương. Chưa hề có các trận đánh phòng ngự phản công, bao vây tiêu diệt hiệu quả của các đơn vị quân đội Syria, hầu hết phải dựa vào lực lượng viện binh có lợi thế số đông.

Có quá nhiều các tổ chức vũ trang tình nguyện trên chiến trường Syria, chiến đấu theo tinh thần tôn giáo tình nguyện, không hoàn toàn là chống ngoại xâm hoặc khủng bố.

Hơn thế nữa, có thể nhìn nhận thấy cơ cấu tổ chức nhà nước Syria thực sự chưa vững chắc, không thể động viện toàn bộ sức mạnh của bộ máy chính trị vào cuộc chiến tranh giành lại độc lập chủ quyền.

NT