Quân đội Mỹ tăng cường không kích Taliban ở Afganistan

VietTimes -- Tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ đề xuất của các tướng lĩnh về việc mở rộng quyền hạn cho lực lượng không quân Mỹ tại Afghanistan. Trong thời gian diễn ra những chiến dịch của quân đội Afghanistan chống lực lượng cực đoan Taliban, Mỹ sẽ tăng cường không kích vào các phần tử khủng bố.
Quân đội Mỹ tăng cường không kích Taliban ở Afganistan

Trước đây quân đội Mỹ chỉ có thể can thiệp vào các trận đánh trong “những trường hợp đặc biệt” mà nếu không có sự yểm trợ đường không, quân đội Afghanistan có thể bị đánh bại.

Bình luận về quyết định của Tổng thống Obama, một nguồn tin của hãng Reuters tại Lầu Năm Góc nhận định: những quyền hạn bổ sung không có nghĩa là, quân đội Mỹ sẽ tham gia vào các hoạt động lực lượng vũ trang Afghanistan thường xuyên. “Đây không phải là một bản hợp đồng về việc không kích Taliban. Trong từng trường hợp cụ thể, tư lệnh trưởng lực lượng vũ trang Mỹ tại Afghanistan John Nikolson sẽ quyết định về sự tham gia và cấp độ tham gia”, nguồn tin của Reuters nhận xét.

Những chuyên gia phân tích trả lời phỏng vấn của báo Kommersant.ru cho rằng quyết định mở rộng sự tham gia của quân lực Mỹ vào các chiến dịch chống Taliban là bước lùi so với quyết định giảm thiểu sự can dự của cụm binh lực giới hạn nước ngoài tại Afghanistan mà Washington đưa ra trước đây.

Theo nhận định của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Afghanistan đương thời Omar Nessar: việc người Mỹ thay đổi chiến lược sau khi thủ lĩnh Taliban Mulla Mansur bị diệt vào ngày 21.05 là  “Hiện giờ người Mỹ không khuyến cáo Taliban đối thoại nữa, dù cho bất kỳ ai lãnh đạo phong trào khủng bố, mà sẽ tăng cường sức ép lên tổ chức này. Khôi phục lại các cuộc không kích – đó bước đầu tiên của chiến lược mà Washington đã điều chỉnh”, Ông Nessar nói với phóng viên Kommersant.ru.

Mặc dù bị mất lãnh tụ, sức tấn công của Taliban không hề suy giảm: ngày 10.06.2016 cạnh nhà thờ Hồi giáo tại tỉnh Nangarhar phía Đông Afghanistan xảy ra một vụ khủng bố mới làm 3 người chết, hơn 40 người bị thương.

Nhưng quân đội Afghanistan vẫn tiếp tục thông báo những thắng lợi rất thường xuyên: ngày 10.06.2016, các binh sĩ Afganistan tiêu diệt 16 chiến binh thuộc các nhóm cực đoan khác nhau đang hoạt động trên lãnh thổ Afghanistan.

Việc truy đuổi được một vài kẻ cầm đầu các lực lượng Hồi giáo cực đoan trên thực tế vẫn nhờ sự chi viện của đội quân hạn chế của Mỹ còn ở lại. Trong số đó có thủ lĩnh “Mạng lưới Haqqani” Siradjuddin Hademy, bị máy bay không người lái Mỹ tiêu diệt ngày 09.06.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phân tích chiến lược “Nga – phương Đông – phương Tây” Vladimir Sotnhikov cho rằng, quyết định mở rộng quyền hạn của quân lực Mỹ tại Afghanistan là phản ứng của Tổng thống Barack Obama trước tình hình tại nước này, đã xấu đi nhanh chóng sau khi lực lượng chính rút lui vào năm 2014.

Lúc đầu ông Barack Obama dự định đưa tất cả binh lính Mỹ đang chiến đấu chống Taliban về nước trước năm 2017. Nhưng sau khi thành phố Kunduz ở phía Bắc Afghanistan bị chiếm vào hồi mùa thu năm 2015, tổng thống Mỹ đã quyết định rút quân chậm lại và duy trì binh lực Mỹ ở mức 9.800 người trong suốt năm  2016. Chẳng bao lâu nữa ông ta sẽ phải quyết định, hoặc giảm đội quân này xuống mức 5.500 người trước năm 2017 hoặc giữ nguyên ở mức độ trước đó.

“Không thể đào tạo quân đội Afghanistan trở thành chuyên nghiệp trong thời gian ngắn. Cũng đã không thể buộc Taliban ngồi vào bàn thương lượng với chính phủ”, ông Sotnhikov nhận xét.

Đó chính là điều mà Bộ ngoại giao Liên bang Nga tuyên bố ngày 10.09.2016: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho rằng, “không thể hy vọng tổ chức được những cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban trong thời gian tới”. “Hiện giờ Tổng thống Mỹ đang cố gắng bằng cách nào đó bình ổn tình hình Afghanistan để có thể chuyển giao cho chính quyền mới trong năm 2017 một di sản tương đối ổn định”, ông Sotnhikov kết luận.

Nhưng ông cũng nhận xét rằng, quyết định của tổng thống Barack Obama không làm tình hình một cách căn bản: Taliban tại Afghanistan rất mạnh và vẫn đang kiểm soát một phần đáng kể lãnh thổ như trước đây.

QA