Quân đội Mỹ có thể thắng Trung Quốc bằng cách nào?

Nhận định về tình hình và khả năng xung đột trên biển Đông. Nhà phân tích Jon Solomon đưa ra những luận thuyết về thực trạng tương quan lực lượng Mỹ - Trung, giải pháp dành thắng lợi. Bài viết đăng trên tạp chí Hải quân Mỹ Information Dissemination.

Với tiêu đề: Khả năng tấn công hàng hải của Trung Quốc và sự mỏng manh của tuyến đường vận tải biển Mỹ dọc Chuỗi đảo thứ nhất  tác giả đề cập đến những mặt mạnh và mặt yếu của liên minh Hải quân Mỹ - Đồng minh châu Á trong cuộc chiến tranh giả thiết với lực lượng quân đội PLA.

Những xung đột và đòi hỏi chủ quyền phi pháp trên hai vùng nước nóng bỏng biển Hoa Đông và Biển Đông của Trung Quốc trong giai đoạn gần đây và tốc độ gia tăng vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh của Bắc Kinh đã gây lên một không khí vô cùng căng thẳng và xu hướng bùng nổ những xung đột vũ trang trong khu vực.

Những khu vực có tranh chấp, xung đột với Trung Quốc

Nước Mỹ và đồng minh khu vực đối mặt với những vấn đề khó giản quyết trong việc hoạch định một phương án chiến lược tổng thể nhằm đối phó với nguy cơ mất quyền kiểm soát khu vực và khả năng xung đột vũ trang trên diện rộng.

Số đông những kẻ lạc quan cho rằng sức mạnh quân sự Mỹ và đồng mình hoàn toàn có thể gây áp lực lên Bắc Kinh và ngăn chặn một cuộc xung đột có thể xảy ra, thậm chí ngay cả khi xung đột ‘không chủ ý’, cách biện luận của Bắc Kinh thì khả năng chiến ưu thế vẫn thuộc về Mỹ và các đồng minh.Nhưng nếu xét trên góc độ chiến lược quân sự của Bắc Kinh, điều này rất khó khẳng định, nhưng tổn thất của các đồng minh, bao gồm cả Nhật Bản hoặc Đài Loan là quá rõ ràng, nhất là trong bối cảnh cuộc xung đột Đông – Tây ở Ukraine đang lôi cuốn sự quan tâm của thế giới.

Các chiến lược gia Mỹ cơ bản đặt niềm tin vào chiến lược kiềm chế Trung Quốc với hệ thống các đảo của Nhật Bản, Đài Loan, Philiphines và Malaisia kết nối với nhau tạo thành tuyến phòng thủ được gọi là Chuỗi đảo thứ nhất, với chiến lược xoay trục của tổng thống Barack Obama, Lầu Năm Góc hy vọng tin rằng ngay cả trong tình huống xung đột không chủ ý, người Mỹ và đồng minh có thể chuyển hóa được tình hình, gây áp lực dồn PLA về vùng nước ven biển của họ, các đồng minh như Nhật Bản, Philiphines vẫn có cơ hội.

  Phân bố lực lượng không quân của PLA, theo báo cáo Bộ quốc phòng Mỹ năm 2011

Ngày 30-3, Không Quân Trung Quốc tiến hành cuộc diễn tập xuất kích ném bom tầm xa ở vùng nước nửa Bắc eo biển Luzon. Truyền thông chưa rõ, những máy bay ném bom bay vào vùng nước phía Đông của Tây Thái Bình Dương có phải là một phần của sự tập trận hay không? Theo những bức ảnh được công bố trên truyền thông PLA, những máy bay tham gia diễn tập là cường kích mang bom H-6K – Một phiên bản được hiện đại hóa từ Tu-16 Badger, nguyên mẫu từ thời Soviet những năm 1950x. Tầm xa hoạt động tác chiến của H-6K được cho rằng xấp xỉ 1900 dặm biển. Nếu trang bị thêm cho H-6K tên lửa chống tàu cận âm YJ-62 hoặc tên lửa chống tàu siêu thanh Ỵ-12 ASCM, khả năng chống tàu tầm xa có thể tăng cường từ 180 đến 250 dặm. 

Trong thực tế chiến đấu, giả định sân bay quân sự tương đối gần với bờ biển của Trung Quốc, PLAAF thực hiện một cuộc không kích trên biển với máy bay H-6K ở khoảng cách bằng 20% bán kính chiến đấu tối đa theo lý thuyết của máy bay ném bom. Tầm bay này có vẻ gây thất vọng từ cái nhìn đầu tiên.

Tuy nhiên, nếu như vẽ một đường viền bằng 20% bán kính như một vòng cung mở rộng ra bên ngoài theo toàn bộ đường bờ biển của Trung Quốc, sau đó cộng thêm với phạm vi giả định tầm bắn YJ-12, toàn bộ các tuyến đường tiếp cận hàng hải cho Đài Loan, Ryukyus, bờ biển phía bắc và phía tây của đảo Luzon, bờ biển phía tây của Kyushu, bờ biển phía nam của Hàn Quốc nằm bên trong vành đai tấn công với rất nhiều vùng bị phong tỏa. 20% bán kính đường bay có thể là quá đủ.

Những thông tin có thể là hơi quá so với những tên lửa chống tàu hoặc các cụm binh lực mặt nước vì trên thực tế trong điều kiện thời chiến, tầm bắn thực tế sẽ giảm thiểu đáng kể so với tầm bắn lý thuyết được công bố. Tuy nhiên, các tư lệnh chiến trường Mỹ không chỉ đưa tầm bắn lý thuyết của tên lửa vào những tính toán kế hoạch cho những chiến dịch và những hoạt động tác chiến trên biển, họ còn phải bổ xung vào tính toán của mình tầm hoạt động tối đa của các máy bay H-6K. Chưa kể đến những máy bay chiến đấu J-11 mang tên lửa YJ-12. Những tính toán về tổn thất trong xung đột vũ trang sẽ tạo một tâm lý nặng nề đối với đồng minh của Mỹ trong khu vực.

Như vậy, khi Bắc Kinh khởi động một cuộc xung đột không chủ ý hoặc chiến tranh hạn chế, mục tiêu chủ yếu của cuộc chiến sẽ nhằm vào các đảo, nhóm đảo, quần đảo đang tranh chấp. Việc đánh chiếm một nhóm đảo, một đảo trong vùng nước tranh chấp có giá trị vô cùng to lớn trong việc khẳng định sức mạnh của PLA. Trung Quốc sẽ tiến hành tập kích, phong tỏa khu vực xảy ra xung đột.  Mỹ và các đồng minh cũng sẽ triển khai lực lượng mặt đất và trên biển để ngăn chặn và bao vây  gây áp lực lên lực lượng PLAN. Trong tình huống này, vấn đề vận tải hậu cần kỹ thuật đường biển của Mỹ và đồng minh là sự sống còn.

Hải quân Mỹ từ lâu không phải đối mặt với  đe dọa từ trên không "vùng nước xanh" tương tự kể từ Chiến tranh lạnh với các máy bay ném bom chiến lược như Tu-95 Bears, Tu-22 Badgers và Tu - 160 Backfires. Chiến đấu cơ mang bom Liên Xô trước đây không có nhiệm vụ gây áp lực dòng chảy vận tải tiếp liệu và cung cấp xuyên Đại Tây Dương cho Tây Âu, tuy nhiên (Badger có thể không đủ tầm xa về phía Nam).

Cũng không có máy bay chiến đấu Xô viết nào có khả năng đeo bám các đoàn tàu vận tải trên những tuyến đường biển. Những đe dọa chủ yếu về lý thuyết đối với những tuyến vận tải là tàu ngầm Liên Xô (điều đó thực sự không phải là nhiệm vụ chính của hạm đội tàu ngầm Xô viết) , nhưng cũng vì điều đó mà xuất hiện nhu cầu biên chế các tàu khu trục hộ tống đoàn công voa lớp Knox và lớp Perry.

Như chúng ta đã nêu, phần địa lý Tây Thái Bình Dương là một câu chuyện hoàn toàn khác. Lấy ví dụ từ quần đảo Ryukyus/Nansei. Thực sự rất mong rằng Mỹ sẽ triển khai hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, người Nhật bố trí các khẩu đội tên lửa hành trình chống tàu, các máy bay chiến đấu của Mỹ và Nhật có thể xuất kích từ những sân bay đặc biệt, được triển khai trên các đảo này, gây áp lực và đe dọa trực tiếp lên lực lượng không quân và hải quân PLA trong các tình huống có khả năng xung đột giữa những lực lượng mặt nước trên khu vực phía Tây Thái Bình Dương.

Hệ thống này cũng vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ các đảo này trước những nguy cơ không kích của Không quân Trung Quốc hoặc những những cuộc tấn công đổ bộ của PLA. Đây cũng là sức mạnh răn đe, ngăn chặn đáng kể nhằm buộc các lực lượng quân sự Trung Quốc giảm tốc độ mở rộng chiến tranh và kéo thời gian đủ dài để ngăn chặn một sự đã rồi trong những hoàn cảnh nhất định

Nhưng, làm thế nào để các lực lượng này có được sự an toàn về tiếp ứng hậu cần kỹ thuật nếu như:

- Các máy bay chiến đấu Trung Quốc sử dụng ưu thế số đông, tiêu diệt hoặc ngăn chặn những các chuyến cung ứng hậu cần kỹ thuật khi không lực PLA  tấn công hoặc phong tỏa các chuyến không vận? - Tầm tấn công từ các máy bay H-6K bằng tên lửa J-11 đe dọa mọi nỗ lực vận tải bằng các phương tiện đường biển?

Bằng cách nào các máy bay vận tải đường không và các đoàn vận tải quân sự có thể hạ cánh hoặc cập cảng khi tất cả các mục tiêu quan trọng này đều nằm trong tầm tấn công quy mô lớn của bom và tên lửa có điều khiển (hoặc có thể bị tấn công phong tỏa băng thủy lôi) nếu như lực lượng không quân và hải quân PLA triển khai tấn công trong thời gian ngắn. Thêm một vấn đề khó khăn nữa: Bằng cách nào Mỹ và Nhật Bản có thể đảm bảo được dòng cung cấp cơ sở vật chất cho sự sống còn của dân cư, đang sinh sống trên đảo trong điều kiện xung đột?

Cần nhận thức một điều, khác hơn thời kỳ Chiến tranh Lạnh và  nguy cơ bị đe dọa bởi các máy bay ném bom Xô viết, chiến đấu cơ H-6K với tên lửa hành trình J-11 có thể kiểm soát hàng nghìn dặm trên biển (rất nhiều loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc thực hiện các nhiệm vụ trên biển rất gần các sân bay căn cứ của mình) điều này cho phép không lực PLA có được sự bảo vệ khá tốt chống lại các chiến đấu cơ của Mỹ và Nhật Bản.

Phát triển sân bay quân sự trên các đảo nhân tạo, Trung Quốc đã gia tăng tầm xa tác chiến của các chiến đấu cơ mang tên lửa bao trùm toàn bộ vùng nước biển Đông. Sự hiển diện các tàu ngầm của hải quân Trung Quốc được xét nằm trong những nguy cơ này. Những khó khăn trong tác chiến thực sự đã quá rõ ràng và những khó khăn này cũng hiển diện trong những xung đột tiềm năng với Philippines, Hàn Quốc và tất nhiên là cả Đài Loan.

Có thể thấy, những lực lượng mặt đất, có căn cứ trên Chuỗi đảo phòng thủ thứ nhất, có thể gây áp lực và tạo ra những khó khăn nhất định lên lực lượng không – hải của Trung Quốc trong kế hoạch đột phá tuyến phong tỏa, nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn. Áp lực chiến thuật lên lực lượng Không – Hải PLA chỉ có thể có hiệu quả trong trường hợp có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng hải quân đồng minh và các cụm tàu sân bay tấn công chủ lực hải quân, đang hiện diện trên biển lớn bằng các giải pháp cung cấp thông tin cảnh báo sớm về một cuộc tấn công đột phá ra phía ngoài cũng như đánh bật những đòn tập kích trong trường hợp cơ động thay đổi lực lượng.

Chiến lược này cũng buộc Trung Quốc phải trải rộng binh lực nhằm xác định và ngăn chặn ‘lực lượng đầu cầu” trong một cuộc xung đột lớn tiềm năng. Những logic chiến dịch chiến thuật tương tự cần phải được áp dụng nhằm gây áp lực đối với Trung Quốc trên vùng nước Biển Đông, biển Hoa Đông để hỗ trợ đồng minh bảo vệ các vùng nước quần đảo và bảo vệ những hòn đảo nhỏ.

Như đã trình bày, nếu không đảm bảo được tuyến đường vận tải hàng hải và đường không được thông suốt trong một cuộc xung đột tiềm năng trên các đảo, lực lượng hải quân phòng thủ trên đảo về cơ bản sẽ trở thành “vũng lầy vô nghĩa” nếu không nói là một hình thức ‘tế thần”.

Tất nhiên, có thể dự trữ lương thực thực phẩm, đạn dược có thể dự trữ trong các kho quân dụng, đảm bảo cho lực lượng phòng thủ duy trì sức chiến đấu trong một thời gian dài – nếu như có được tầm nhìn chiến lược trong thời bình. Nhưng ngay cả trong trường hợp đó, sức chiến đấu và khả năng chịu đựng cũng không được lâu dài. Đạn dược sẽ tổn hao gấp nhiều lần so với dự kiến tính toán thời bình. Hơn thế nữa tổn thất về binh lực (bị thương, hy sinh) và yêu cầu khẩn cấp phải có lực lượng bổ xung, thay thế. Có thể có được lực lượng tiếp viện và lương thực thực phẩm, đạn dược bổ xung trong điều khiện tác chiến như vậy?

Ngay cả khi vấn đề hậu cần kỹ thuật chưa bắt đầu, thì vấn đề dân sinh trên đảo: đảm bảo những nhu cầu cho dân cư như lương thực thực phẩm, thuốc và dịch vụ y tế, xăng dầu…những gì mà thương mại với bên ngoài cung cấp cho đảo ngay cả trong điều kiện thời chiến. Hãy tưởng tượng, áp lực chính trị sẽ khủng khiếp thế nào lên chính quyền của các nước đồng minh, bạn bè và lên chính phủ Mỹ trong điều kiện phải bẻ gãy vòng phong tỏa biển của Trung Quốc. Hậu quả chiến lược và chính trị sẽ vô cùng đáng sợ nếu không phá được vòng vây phong tỏa của Trung Quốc. Đây cũng có thể chính là mục đích mà Trung Quốc nhằm đến trong các cuộc xung đột tương lai gần với những mục tiêu hạn chế.

Những vấn đề được nêu trên rất ít khi được đưa ra trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc những bình luận cho những tư duy chiến lược nhằm kiềm chế - hoặc tiến hành một cuộc chiến chống những hành động xâm lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Đến nay, một vài dấu hiệu cho thấy màn sương mù bao phủ lên những vấn đề tồn đọng đang được vén lên. Tác giả của bài viết này hy vọng đây chỉ là một trường hợp cá biệt, mọi đường lối chiến lược cho Đông Nam Á nếu không đề cập đến giải pháp giải quyết vấn đề này đều chưa có được sự đầy đủ nội dung và có thể được cho là hàm chứa những thiếu sót nghiêm trọng.

Những luận điểm đã nêu thực sự là những khó khăn nan giải trong một cuộc chiến không quy ước có thể xảy ra bất cứ lúc nào với các đồng minh của Mỹ trên biển Đông và biển Hoa Đông, bao gồm cả Đài Loan, nhưng không phải là những vấn đề không thể vượt qua. Những giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn trong hoạch định tư duy chiến lược ngăn chặn và dành ưu thế trong xung đột có thể là:

-  Những kế hoạch hành động trong tình huống khẩn cấp có thể là những hoạt động chiến đấu tấn công hay phòng ngự, nhằm mục đích bảo vệ những tuyến đường biển huyết mạch cho vùng nước chủ quyền của đồng minh và lực lượng phòng ngự tuyến tiền duyên.

- Kế hoạch hành động trong giai đoạn xung đột phải hướng tới đồng bộ hóa các hoạt động bao gồm: tác chiến thực tế, tác chiến điện từ, tác chiến không gian ảo, không gian vũ trụ với mục đích làm suy giảm tối đa khả năng trinh sát - tình báo -  kiểm soát chiến trường của các phương tiện mà PLA sử dụng do mọi  hoạt động tác chiến của  không quân hải quân, tàu ngầm, các cụm tàu mặt nước, các căn cứ tên lửa mặt đất đều phụ thuộc vào chỉ thị mục tiêu tọa độ bề mặt địa hình.

- Phối kết hợp các loại khí tài, vũ khí trang thiết bị trong hoạt động tác chiến và chiến thuật, được phát triển nhằm bảo vệ các đoàn vận tải trước những đòn tấn công từ trên không hoặc từ tầu ngầm, sử dụng các phương tiện vũ khí trang thiết bị cơ bản và các hệ thống hiện có (hoặc sẽ có).

- Phát triển các khái niệm đảm bảo hậu cần kỹ thuật mới trên cơ sở các phương tiện hiện có hoặc (sẽ có) nhằm mục đích phân tán lực lượng vận tải hậu cần kỹ thuật và cung cấp từ xa, khi các sân bay lớn và các hải cảng sẽ không được sử dụng do nguy cơ bị tấn công phá hủy ngay từ phút đầu tiên của cuộc chiến.

- Trên các tàu khu trục hạng nhẹ LCS cần được trang bị các tên lửa phòng không tầm trung, gia tăng sức mạnh phòng không của các chiến hạm này khi sử dụng vào mục đích hỗ trợ các đoàn tàu vận tải quân sự nhằm ngăn chặn và vô hiệu hóa các  đòn tập kích đường không của đối phương.

- Gia tăng tải trọng vũ khí tấn công nhanh trên các chiến đấu cơ (F/A-XX?) và tăng cường các máy bay chống ngầm có tầm tác chiến mở rộng cho các không đoàn trên tàu sân bay.

Nhận định chung: những lực lượng hải quân đánh bộ phòng thủ ngăn chặn đồn trú trên chuỗi đảo thứ nhất có thể thực hiện được rất nhiều nhiệm vụ khác nhau nếu được sự yểm trợ của các lực lượng tác chiến trên biển trong các hoạt động cấp chiến dịch, nhưng các lực lượng đồn trú không thể thay thế các lực lượng tác chiến biển.

Sức mạnh quân đội Trung Quốc, dẫn nguồn từ báo cáo của Bộ Quốc Phòng Mỹ năm 2011 

Lực lượng tên lửa chiến lược – chiến dịch Trung Quốc

Hệ thống

Số lượng

Sẵn sàng

chiến đấu

Tầm bắn tối đa

ICBM

50-75

50-75

5,400-13,000+ km

IRBM

5-20

5-20

3,000+ km

MRBM

75-100

75-100

1,750+ km

SRBM

1,000-1,200

200-250

300-600 km

GLCM

200-500

40-55

1,500+ km

Lực lượng không quân Trung Quốc

Máy bay quân sự

Số lượng

Tiêm kích đa nhiệm

1,680

Ném bom/cường kích

620

Vận tải/Đổ bộ

450

Lực lượng Hải quân

Chủng loại tàu

Số lượng

Khu trục hạm hạng nặng

26

Khu trục hạm hạng nhẹ (Frigates)

53

Tàu vận tải đổ bộ hạng nặng

27

Tàu đổ bộ hạng trung

28

Tàu ngầm diesen

49

Tàu ngầm tấn công hạt nhân

5

Tàu tuần biển mang tên lửa

86

Binh lực quân đội Trung Quốc

Số lượng

Thường trực chiến đấu

1.25 triệu

Quân đoàn

18

Sư đoàn bộ binh

17

Lữ đoàn bộ binh

22

Sư đoàn bộ binh cơ giới

6

Lữ đoàn bộ binh cơ giới

6

Sư đoàn tăng thiết giáp

9

Lữ đoàn tăng thiết giáp

8

Sư đoàn pháo binh

2

Lữ đoàn pháo binh

17

Sư đoàn đổ bộ đường không

3

Sư đoàn đổ bộ đường biển

2

Lữ đoàn đổ bộ đường biển

3

Xe tăng

7,000

Pháo hạng nặng

8,000

Theo: QPAN