Liên hiệp tập đoàn dự kiến từ nay đến đến năm 2020 đầu tư khoảng 100 tỷ rúp cho tái trang bị và hiện đại hóa các mẫu máy bay.
Trước đó, Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế AeroIndia-2017 đã khẳng định sự chú ý cao đến máy bay của Liên hiệp tập đoàn Sukhoi. Su-30MKI cùng đồng bộ linh kiện dành cho hiện đại hóa và máy bay chiến đấu siêu cơ động Su-35 được coi là triển vọng nhất trong khu vực. Nhiều nước bày tỏ nguyện vọng mua những vũ khí Nga đã chứng tỏ sức mạnh khả năng qua hoạt động thực tế ở Syria.
Các Triển lãm vũ khí kỳ trước như Bahrain International Air Show, Singapore Air Show, Defexpo India, DSA-2016 tại Malaysia, và những triển lãm khác đã cũng củng cố không ít cho uy tín của Liên hiệp tập đoàn chế tạo máy bay Nga.
Máy bay chiến đấu Su-35
Trong năm 2014 Nga đã đặt cược vào ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, và xuất khẩu sản phẩm quân sự đã tăng mạnh đến 15,5 tỷ USD, tức là 27% thị trường thế giới. Trong năm 2015, lượng đơn đặt hàng đạt đến con số kỷ lục là 56 tỷ USD.
Trong thế giới hiện đại ngày nay chủ quyền thực tế chỉ thuộc về những quốc gia mạnh đáng kể về mặt quân sự. Liên hiệp tập đoàn chế tạo máy bay Nga mời chào nhiều hơn các sản phẩm công nghệ cao. Liên hệ đối tác bền vững và khối lượng thực hiện cho phép Liên hiệp tập đoàn xây dựng những kế hoạch táo bạo đầy tham vọng.
Dẫn đầu ở Syria là máy bay chiến đấu-ném bom Su-34 — trong những năm tới sẽ là cơ sở của lực lượng hàng không mặt trận của Nga (thay thế cho Su-24M). Về khả năng chiến đấu Su-34 thuộc thế hệ máy bay 4+.
Trong điều kiện đối đầu với hỏa lực địch, máy bay chiến đấu-ném bom đủ sức triệt hạ các mục tiêu mặt đất, trên biển và trên không ở bất kỳ khu vực nào của thế giới, phạm vi sử dụng đạn dược rộng lớn, trong đó có đạn dược với độ chính xác cao. Đặc tính kỹ thuật-hiệu suất bay của Su-34 được bảo mật, nhưng hiệu quả sử dụng trong chiến đấu ở Syria là rất rõ ràng.
Nga đang phát triển thành công quan hệ hợp tác quân sự-kỹ thuật với Trung Quốc, chỉ riêng năm 2017 Liên hiệp tập đoàn chế tạo máy bay Nga sẽ cung cấp cho quốc gia này 10 chiến đấu cơ Su-35S.
Trung Quốc sẽ là nước ngoài đầu tiên nhận được 24 chiếc Su-35S. Ấn Độ mỗi năm đều mua vũ khí và thiết bị quân sự của Nga trị giá khoảng 5 tỷ USD. Trong trang bị của Không quân Ấn Độ thiết bị Nga chiếm 70%.
Trong số các khách hàng tiềm năng mua chiến đấu cơ Sukhoi có Algeria, Venezuela, Việt Nam, Indonesia. Cụ thể, Việt Nam có kế hoạch mở rộng đội máy bay chiến đấu của nước mình nhờ mua thêm các tiêm kích Su-30MK2.
Máy bay được trang bị hệ thống biện pháp thông minh để đối phó với radar. Hệ thống an toàn chủ động và khoang bọc thép dành cho phi hành đoàn tạo điều kiện để tổ lái giáng đòn tấn công bằng tên lửa và bom đạt hiệu quả khi vẫn đảm bảo độ cơ động linh hoạt trong bói cảnh hỏa lực địch. Các chỉ số khí động học xuất sắc, thùng nhiên liệu dung lượng lớn, động cơ tiết kiệm nhiên liệu và hệ thống tiếp nhiên liệu trên không đảm bảo để chiến đấu cơ thực hiện chuyến bay liên tục đến 10 giờ liền.
Chiến đấu cơ Su-30SM
Máy bay chiến đấu siêu cơ động hai chỗ ngồi Su-30SM có khả năng sử dụng các loại vũ khí hiện đại và triển vọng với độ chính xác cao của lớp "không-đối-không" và "không-đối-bề mặt", lắp đặt dàn radar với lưới định pha, động cơ với hệ điều khiển vector lực đẩy và cánh ngang phía trước.
Thông tin về các đặc tính kỹ thuật-bay của Su-30SM không được tiết lộ, bởi từ năm 2012, mẫu máy bay này được chuyển cho Bộ Quốc phòng Nga.
Chiến đấu cơ Su-35 được thiết kế để đánh chặn và tiêu diệt mục tiêu trên không thuộc mọi lớp, cũng như triệt hạ các đối tượng cơ sở hạ tầng của đối phương trên đất liền và trên biển dù được che chắn bởi các phương tiện phòng không. Trong kết cấu của Su-35 sử dụng công nghệ tàng hình, những giải pháp kỹ thuật thành công, đã được thử nghiệm trước đây trên mẫu Su-27 và Su-30. Máy bay là tổng hòa các khả năng cơ động, các phương tiện phát hiện tích cực và thụ động hoàn hảo, tốc độ cao siêu thanh, chuyến bay có tầm xa lớn, hàng loạt vũ khí và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến.
Hiện có giả thiết rằng ngày 7 /4 số lượng lớn các tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ đã không bay được đến mục tiêu ở Syria, bởi đã bị máy bay Nga Su-35 hoặc Su-30SM bắn hạ. Dàn radar tinh vi của những chiến đấu cơ này đã "nhìn thấy" những tên lửa hành trình khó nhận biết trên nền nước và đất liền.
Thậm chí tạp chí phân tích khó tính của Mỹ là National Interest cũng phải công nhận rằng máy bay của Tập đoàn Sukhoi là tốt nhất.
Theo Sputnik