Putin và thông điệp “lạnh gáy” với kẻ thù

Mạng Sina Trung Quốc vừa có bài nhận định về các hoạt động chống khủng bố của Nga trên chiến trường Syria cho rằng, Nga có hai mục đích khi sử dụng vũ khí hiện đại: Thứ nhất là thử nghiệm thực tế vũ khí mới và thứ hai, quan trọng hơn là cảnh báo kẻ thù.
Tổng thống Putin

Trong hơn hai tháng kể từ khi Nga dội bom tiêu diệt nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria, tiếp đó là vụ đánh bom của IS trên máy bay dân sự Nga, IS tiếp tục tấn công khủng bố vào châu Âu điển hình như vụ khủng bố ở Paris… Sau cuộc xả súng của các phần tử cực đoan ở California, chính phủ Mỹ đã ra một “Tuyên bố về khủng bố”.

Tuy nhiên, nội dung bài phát biểu của Obama cho thấy chính sách chống khủng bố của Nhà Trắng không có sự thay đổi, vẫn giữ lập trường lật đổ chế độ Assad, dung dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm chống lại Nga và chính quyền đương nhiệm Syria.

Kết quả là chính sách của Nga và Mỹ đối đầu ở Trung Đông.

Trong khi tình hình Trung Đông đang rối ren và thêm nhiều phức tạp, ngày 8.12, Nga thực hiện việc phóng tên lửa hành trình từ tàu ngầm tấn công các căn cứ của lực lượng khủng bố IS ở Syria. Các phương tiện truyền thông dẫn lời phát biểu của Putin sau sự việc: "Chúng ta phải phân tích mọi diễn biến trên chiến trường, cách vũ khí hoạt động ra sao. Tên lửa Kalibr và KH-101 hiện đại đã cho thấy đòn tập kích rất hiệu quả, và chúng ta đã chắc chắc về điều đó. Vũ khí chính xác có thể được trang bị cả đầu đạn truyền thống và đặc biệt là hạt nhân", RT dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu sau sự việc.

Chiến hạm Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr từ biển Caspian, đánh phá các mục tiêu IS ở Syria cách đó 1.500km

"Tất nhiên, nó (đầu đạn hạt nhân) không cần thiết khi chiến đấu với những kẻ khủng bố, và tôi hy vọng sẽ không bao giờ cần đến nó", ông Putin nói thêm.

Một tàu ngầm lớp Kilo của Nga hôm 8.12 đã phóng tên lửa hành trình Kalibr-PL vào cơ sở của Nhà nước Hồi giáo (IS) gần thành trì của chúng ở  Raqqa. "Chúng ta đang theo dõi những vụ phóng tên lửa, đường bay, và tất nhiên là xác định tên lửa đánh trúng mục tiêu. Chúng ta đã thông báo với các những đồng nghiệp Israel và Mỹ về vụ phóng tên lửa này", ông Shoigu cho biết.

Cần nhớ lại rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga, các nhóm phiến quân người Thổ Nhĩ Kỳ và IS ở Syria đã giết chết phi công Nga. Đó chính là “chất kích thích” để Nga phô diễn kho vũ khí của mình, tương lai Trung Đông sẽ tràn ngập vũ khí Nga.

Hãy xem giờ đây, hàng loạt những hành động quân sự của Nga ở Trung Đông với nhiều loại vũ khí tinh vi khác nhau, và cũng có những mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên ở đây cần chú ý đến phát biểu rất nhiều ý nghĩa và những thông điệp mạnh mẽ của Nga:

Trước tiên, Nga có trong tay các loại vũ khí dẫn đường chính xác cao nhất và một kho lớn các loại trang thiết bị vũ khí, những vũ khí này có thể được sử dụng để thực hiện các vụ tấn công phủ đầu một cách chính xác và mạnh mẽ.

Rõ ràng, Nga trong cuộc chiến chống IS, Nga chỉ cần những loại vũ khí thông thường và không cần đến những loại vũ khí tinh vi cao, chỉ cần ném bom là đủ để tiêu diệt IS, rõ ràng việc Nga sử dụng các loại vũ khí mới công nghệ cao là nhằm để đạt được các mục tiêu chính trị.

Rõ ràng đó là thông điệp để thế giới thấy và đừng quên rằng Nga có những loại vũ khí dẫn đường chính xác cao hàng đầu thế giới và một kho lớn các vũ khí có sức hủy diệt lớn. Và việc Nga sử dụng các loại vũ khí dẫn đường chính xác cao này cũng cho thế giới thấy với những loại vũ khí này, Nga có thể thực hiện khả năng đánh phủ đầu.

Thứ hai, những vũ khí dẫn đường chính xác cao của Nga có thể lắp được đầu đạn hạt nhân.

Vũ khí dẫn đường chính xác cao của Nga có thể không chỉ sử dụng các đầu đạn thông thường mà còn có thể sử dụng được các đầu đạn hạt nhân, chứ không chỉ đầu đạn thông thường. Nga có thể thực hiện việc tấn công hạt nhân đến bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, bởi lãnh thổ Nga rộng lớn trải dài từ châu Âu sang châu Á, tiếp giáp châu Mỹ.

Nga có một kho vũ khí hạt nhân lớn chẳng kém Hoa Kỳ. Nhưng khi nói về vấn đề vũ khí hạt nhân thì Hoa Kỳ có thể “nhát” hơn so với Nga. Trên thực tế, Nga đang nhắc nhở một số quốc gia rằng, khi cần thiết, và để chống lại "chủ nghĩa khủng bố", Nga có thể sẽ sử dụng đến vũ khí hạt nhân.

Thứ ba, thông điệp sâu sắc với Hoa Kỳ và Israel.

Thông điệp mà Nga muốn gửi đến trước tiên và mạnh mẽ nhất không ai khác ngoài người Mỹ và Israel. Tại sao lại là hai quốc gia này? Ở đây, có một ý nghĩa rất lớn. Nga, trước tiên là gửi đến Hoa Kỳ và sau đó là nút thắt của Mỹ ở Trung Đông – Israel.

Phạm vi tấn công của tên lửa hành trình Kalibr của Nga từ biển Caspian và Biển Đen

Chúng ta đều biết rằng Israel là điểm tựa trung tâm của Mỹ tại Trung Đông, nếu Israel xảy ra điều gì thì vị trí của Mỹ ở Trung Đông sẽ hoàn toàn bị đảo lộn. Israel có mối quan hệ rất đặc biệt với Hoa Kỳ, bởi vì nhiều chính trị gia Mỹ chính là người Do Thái, những người giàu ở Mỹ chủ yếu là người Mỹ gốc Do Thái, họ chiếm một nửa của tầng lớp giàu có và chính trị Hoa Kỳ. Israel là một nhà nước Do Thái được thành lập bởi nhân vật có ảnh hưởng người Do Thái.

Thông điệp của Putin có nghĩa là, nếu một số kẻ coi thường và quá trớn với Nga, Nga sẽ chọc vào yết hầu của Mỹ ở Trung Đông.

Tất nhiên, ông Putin không chỉ cảnh báo Mỹ và Israel. Thông điệp cảnh báo còn hướng đến một số đối tượng khác nữa.

Đối tượng đầu tiên: Thổ Nhĩ Kỳ

Thông điệp cảnh báo mà Nga gửi đến Hoa Kỳ và Israel về chiến lược vượt ra ngoài hai đối tượng trên, mà còn hướng tới một kẻ tiên phong chống Nga ở Trung Đông, đó là Thổ Nhĩ Kỳ. Với khả năng của Nga, việc sử dụng các tên lửa có đầu đạn hạt nhân chiến lược đối với Thổ Nhĩ Kỳ thực sự là điều quá dễ dàng, không ai có thể ngăn chặn được việc này.

Hơn nữa, ngay cả trong trường hợp Nga buộc phải dội một quả bom vào Thổ Nhĩ Kỳ thì NATO và Mỹ cũng không thể tham gia vào một cuộc chiến tranh hạt nhân với Nga. Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là tấm bia đỡ đạn, sẽ nếm thử sức mạnh răn đe hạt nhân nếu Nga bất đắc dĩ phải làm vậy.

Chúng ta hãy đọc kỹ những từ ngữ của Putin: “Tất nhiên, nó (vũ khí đạn hạt nhân) không cần thiết khi chiến đấu với những kẻ khủng bố, và tôi hy vọng, sẽ không bao giờ cần đến nó". Cụm từ đầu tiên là việc chống chủ nghĩa khủng bố không cần đến việc sử dụng đầu đạn hạt nhân. Ẩn ý của câu đó là các nước sẽ không cần đến đầu đạn hạt nhân trong cuộc chiến chống khủng bố.

Tuy nhiên, cần phân tích kỹ ý nghĩa của câu sau: Tôi hy vọng sẽ không bao giờ cần đến nó”. Câu này ẩn ý rằng miễn là tôi cho rằng đó là những tên khủng bố và có thể sẽ phải sử dụng đến, nhưng trước đó đã có những bằng chứng cho thấy Erdogan cùng gia đình và chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã có sự thông đồng, tiếp tay cho IS và cả thế giới đã biết rõ.

Nếu cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ nổ ra thì thực sự Nga không muốn, và Nga không được lợi ích gì, thậm chí là còn có những mất mát, nhưng chắc chắn rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tan hoang.

Đối tượng thứ hai: Các nước NATO

Gần đây NATO và một số nước thành viên NATO rất tích cực khiêu khích Nga. NATO không chỉ tích cực mời Montenegro làm thành viên NATO, mà Ba Lan cũng đề xuất việc triển khai các vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình, đó là không chỉ là tiếp cận gần hơn đến lãnh thổ truyền thống của dân tộc Nga, mà còn triển khai các vũ khí hạt nhân ngay trước cửa nước Nga.

Có vẻ như họ đã ngày càng quá đáng với nước Nga. Vì vậy thông điệp của Putin đối với các nước NATO rằng, Nga có can đảm và đủ khả năng đáp ứng với bất kỳ thách thức hạt nhân nào.

Đối tượng thứ ba: Các nước chống Nga khác ở Trung Đông

Các quốc gia nhỏ ở Trung Đông nếu đứng về phía chống Nga, họ rất có thể sẽ trở thành tấm bia đỡ đạn cho kẻ khác. Trên thực tế, ông Putin muốn đạt được mục đích rằng các nước có liên quan không nên quá đáng. Ví dụ, gần đây Saudi Arabia và Mỹ cùng nhau hợp tác để thao túng giá dầu, điều đó khiến Nga rất không hài lòng, và đó là lời cảnh báo đối với Saudi.

Đã có các báo cáo cho thấy rằng, Saudi Arabia cũng đang tài trợ cho IS và các nhóm khủng bố khác. Và như vậy thì Saudi Arabia  đang chống lại Nga, do đó thông điệp của Putin còn dành cho Saudi Arabia là xác đáng.

Theo QPAN