Tờ Tin tức Tham khảo (Trung Quốc) ngày 13/5 dẫn các nguồn tin cho hay, Philippines đã quyết định trang bị tên lửa siêu tầm nhìn Spike của Israel cho máy bay trực thăng AW159 Wildcat đặt mua của Anh năm 2016. Những tên lửa này sẽ dùng để tấn công các mục tiêu mặt nước.
Hai máy bay trực thăng này sẽ được trang bị cho hai tàu hộ vệ mới đặt mua của Hàn Quốc vào năm 2016. Mỗi tàu hộ vệ đều sẽ chở theo 1 máy bay trực thăng AW159 Wildcat. Hải quân Hàn Quốc và Lục quân, Hải quân Anh đều sử dụng loại máy bay trực thăng này.
Tương tự với thể tích và khả năng của máy bay trực thăng SH-60 Seahawk Mỹ, thời gian hoạt động liên tục của máy bay trực thăng AW159 Wildcat thường là 90 phút (tối đa là 270 phút), tốc độ tối đa là 290 km/giờ.
Đối với hải quân, máy bay trực thăng Wildcat có thể mang theo thiết bị định vị thủy âm và 1 - 2 quả ngư lôi săn ngầm. Trong mô hình vận chuyển hàng hóa, nó có thể mang theo 7 hành khách hoặc nửa tấn hàng hóa.
Tên lửa siêu tầm nhìn Spike là tên lửa phiên bản tầm xa của tên lửa hành trình Spike Israel. Mỗi quả tên lửa nặng 70 kg, nặng gấp đôi tên lửa Spike thông thường. Tên lửa Spike là tên lửa dòng chống tăng, tầm bắn từ 200 m đến 25.000 m.
Tên lửa siêu tầm nhìn Spike có thể ngắm chuẩn, tấn công mục tiêu ở khu vực mà nhân viên không nhìn thấy (dựa vào máy chỉ thị laser thì có thể nhìn thấy). Tên lửa siêu tầm nhìn Spike thường phóng từ máy bay trực thăng. Philippines hy vọng sử dụng loại tên lửa này ở bờ biển phía tây.
Máy bay trực thăng AW159 có thể mang theo 4 quả tên lửa siêu tầm nhìn Spike. Chỉ khi bay ở trên không cách mặt biển khoảng 40 m thì máy bay trực thăng này mới có thể phát hiện được mục tiêu ở ngoài 25 km.
Tên lửa Spike có nhiều loại hệ thống hành trình, bao gồm truyền video hiện trường, giúp phi công ngắm mục tiêu và phóng tên lửa. Hoặc sử dụng hình ảnh mục tiêu được chọn để tên lửa tự tìm mục tiêu.
Nhưng, điểm hạn chế của tên lửa siêu tầm nhìn Spike cũng rất rõ ràng. Giá cả của nó đắt đỏ, chi phí cho mỗi quả tên lửa là 250.000 USD.