Phiến quân Syria tấn công khủng bố Damascus, Mỹ buộc tội Nga

VietTimes -- Ngày 22.02.2018, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (UNSC) nhóm họp tại New York thảo luận về thảm họa nhân đạo, đang diễn ra ở Đông Ghouta. Cuộc họp nhằm thảo luận một lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày để tiến hành các hoạt động viện trợ nhận đạo cho người dân trong khu vực chiến sự.
Cuộc họp Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về Đông Ghouta - ảnh minh họa Masdar News
Cuộc họp Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về Đông Ghouta - ảnh minh họa Masdar News

Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Các vấn đề Nhân đạo và Điều phối Cứu trợ Khẩn cấp Mark Lowcock trình bày trước Hội đồng với những phát hiện của mình, kêu gọi các quốc gia tuân thủ trách nhiệm pháp lý quốc tế: "tất cả các đại diện của các quốc gia thành viên đều biết rằng nghĩa vụ của các quốc gia là tuân thủ luật pháp quốc tế về nhân đạo quốc tế và chỉ có thể là như vậy. Đó là những nghĩa vụ ràng buộc. Luật pháp quốc tế không được phép lợi dụng để buôn bán trong trò chơi tử thần và hủy diệt".

Đại diện chính thức của Mỹ trong Hội đồng Kinh tế và Xã hội tại LHQ, bà Kelley E. Currie đưa ra những chỉ trích mạnh mẽ chính phủ Syria và Nga và tuyên bố rằng "Chế độ Assad muốn ném bom hoặc giết chết tất cả các đối thủ của họ để buộc họ phải khuất phục ... Chế độ này muốn ném bom và xả khí độc sát hại 400.000 người dân ở nơi này. Chế độ Assad đang dựa vào chính phủ Nga để đảm bảo Hội đồng Bảo an này không thể ngăn chặn được sự đau khổ của những người dân nơi đây.

Bà Currie hoan nghênh những nỗ lực của Kuwait, Thụy Điển cùng các thành viên hội đồng an ninh khác về đề xuất một cuộc ngừng bắn kéo dài 30 ngày để "cho phép cung cấp thực phẩm và thuốc đến người dân ở Đông Ghouta", mạnh mẽ kêu gọi Hội đồng phê chuẩn đề xuất này.

Một điều thú vị là chính liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã thừa nhận, các lực lượng do Mỹ lãnh đạo tại Iraq và Syria tiến hành "tổng cộng 28.119 cuộc không kích công, trong đó có 56.976 sứ mệnh đặc biệt từ tháng 08.2014 đến tháng 10. 2017 ... Trong thời kỳ này, thương vong dân sự có thể là 1.790 người. Tất nhiên, con số này còn rất xa thực tế do chỉ tính riêng thành phố Raqqa, Mỹ đã sử dụng bom phốt pho, máy bay ném bom chiến lược B-52 rải thảm, phá hủy đến 90% thành phố. Con số thương vong dân sự chắc chắn không hề nhỏ nhưng không có một cuộc họp nào của Hội đồng bảo an LHQ đề cập đến thảm họa nhân đạo ở thành phố này.

Trong khi người Mỹ đã nỗ lực cáo buộc chính quyền Assad, ngày 23.02.2018 trên khu vực chiến trường Đông Ghouta, nhóm Hồi giáo cực đoan được Mỹ hậu thuẫn Jaysh al-Islam đã phóng một tên lửa tự chế lượng nổ lớn vào một tòa nhà ở phố Rukn Eddin thủ đô Damascus, làm chết 2 người và 5 người khác bị thương.

Trước đó, ngày 22.02.2018, lực lượng Hồi giáo cực đoan cũng pháo kich bằng súng cối vào một trường học ở Damascus, làm 3 trẻ em thiệt mạng. Đây chỉ là 2 vụ tấn công khủng bố gần đây nhất của lực lượng Hồi giáo cực đoan trong số hàng chục vụ tấn công khủng bố diễn ra kể từ đầu năm 2018 nhằm vào thủ đô Syria.

Trong khi tình hình tồi tệ đang diễn ra ở Đông Ghouta, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, tổ chức khủng bố Jabhat Al-Nusra (hiện là Hay’at Tahrir Al-Sham, HTS, Al-Qaeda Syria) là trở ngại chính cho tiến trình ngừng bắn ở Syria. Không có gì bảo đảm rằng các tay súng thánh chiến sẽ tuân thủ ngừng bắn và chấm dứt sự thù địch.

Ngày 23.02.2018, ông Lavrov sau cuộc gặp với người đồng nhiệm Uzbekistan Abdulaziz Kamilov, trả lời báo giới đã nhận xét. Liên minh quân sự quốc tế do Mỹ dẫn đầu không tiến hành các hoạt động chống lại nhóm khủng bố Mặt trận al-Nusra (HTS).

"Mặt trận Al- Nusra không phải là mục tiêu của Washington. Chúng tôi không có bằng chứng cho thấy liên minh quân sự quốc tế do Mỹ lãnh đạo có những động thái xác định Mặt trận Al-Nusra là một mục tiêu của chiến dịch quân sự chống khủng bố của họ ", Lavrov phát biểu trong cuộc họp báo ở Moscow.

Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về ngừng bắn ở Syria không đảm bảo rằng những kẻ khủng bố sẽ hạ vũ khí. Nhưng Moscow sẵn sàng ủng hộ đề xuất nay.

Giải thích về những chỉ trích cực đoan từ phía Mỹ, gọi Syria và Nga là chế độ Assad và chế độ Putin, ông Lavrov lưu ý rằng, tiến trình đàm phán hòa bình ở Astana cản trở kế hoạch của Mỹ nhằm chia cắt Syria.

Ông nói: "Tôi không nghi ngờ rằng, quá trình đàm phán Astana đang cản trở kế hoạch chia cắt Syria". "Những kế hoạch như vậy, mặc dù bị người Mỹ bác bỏ, đang thực sự đang được thực hiện nhẳm đảm bảo một Syria thống nhất và bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ".

Video trước thời điểm 1 trường học ở Damascus bị tấn công bằng đạn súng cối, 3 trẻ em thiệt mạng
Phiến quân Syria tấn công khủng bố Damascus, Mỹ buộc tội Nga ảnh 1
Phiến quân Syria tấn công khủng bố Damascus, Mỹ buộc tội Nga ảnh 2
Phiến quân Syria tấn công khủng bố Damascus, Mỹ buộc tội Nga ảnh 3Vụ pháo kích bằng tên lửa hạng nặng của nhóm phiến quân đánh vào 1 khu dân cư ở Damascus 
Phiến quân Syria tấn công khủng bố Damascus, Mỹ buộc tội Nga ảnh 4Tên lửa hạng nặng của nhóm Hồi giáo cực đoan Jaysh al-Islam bắn vào khu dân cư Damascus

NT