Theo SCB, ngay từ năm 2018, sau đợt thanh tra, Chính phủ và NHNN đã có chủ trương cho phép nhà băng này xây dựng phương án tái cơ cấu mới cho giai đoạn tiếp theo.
Thông cáo từ SCB cho hay, đây được xem là là phương án tái cơ cấu chủ động hỗ trợ thêm một số cơ chế mới, là giải pháp tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính giúp SCB vững chắc hơn sau quá trình tái cơ cấu, phát triển một cách lành mạnh và tích cực hơn.
“SCB xác định bên cạnh việc xử lý thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng trong quá trình tái cơ cấu, việc thúc đẩy phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại là xu thế tất yếu” - ông Võ Tấn Hoàng Văn – TV HĐQT kiêm TGĐ SCB chia sẻ.
Bên cạnh đó, theo đại diện SCB, trong giai đoạn 2019 – 2020 ngân hàng sẽ tập trung nguồn lực để cơ cấu lại hoạt động tín dụng và nâng cao năng lực tài chính. Đồng thời, đầu tư nền tảng về công nghệ, nhân sự và phát triển hệ thống khách hàng từ đó tích tụ nguồn lực phát triển Ngân hàng bán lẻ và Ngân hàng số trong tương lai.
SCB được biết đến là ngân hàng có quy mô tổng tài sản nằm trong Top 5 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam hiện nay với hơn 567.894 tỷ đồng (theo BCTC SCB 2019). Hiện ngân hàng này có 239 điểm giao dịch tại 28 tỉnh thành, số lượng cán bộ nhân viên hơn 7.300 người. Năm 2019, SCB báo lãi sau thuế hợp nhất đạt 174.674 tỷ đồng, sụt giảm nhẹ so với năm 2018./.