Trang Airforce Technology, dẫn tuyên bố từ Theo một tuyên bố từ Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang Pháp cho biết, VMaX, tên lửa siêu thanh có khả năng cơ động cao của Pháp, đã được thử nghiệm thành công sau khi được tách ra khỏi một tên lửa thăm dò không gian, được phóng lên vào hồi 10 giờ tối ngày 26/6 từ sân bay vũ trụ Biscarosse, phía tây nam nước Pháp.
Chuyến bay thử nghiệm, được thực hiện trên một quỹ đạo tầm xa cực kỳ phức tạp, đặt ra một trở ngại kỹ thuật khó khăn nhưng có ý nghĩa to lớn cho định hướng phát triển tương lai của Pháp trong lĩnh vực siêu thanh.
Theo bản tin “Công nghệ Hypersonic” của GlobalData, đầu đạn Vmax HGV được phóng lên không gian bằng tên lửa đẩy tầm trung và tầm xa, có thể di chuyển với tốc độ Mach 5 và cao hơn, nhưng sự khác biệt chính giữa phương tiện bay siêu thanh HGV và tên lửa đạn đạo không phải là tốc độ, mà là khả năng cơ động và thay đổi quỹ đạo bay của đầu đạn sau khi tách ra khỏi tên lửa đẩy, tăng cường mức độ phức tạp không thể dự đoán, khiến vũ khí rất khó bị các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay và trong tương lai đánh chặn.
HGV được thiết kế để sử dụng động cơ tên lửa đẩy, tăng tốc độ lên rất cao, có thể đạt tới Mach 20, sau đó tên lửa đẩy tách ra, HGV dựa vào động lượng còn lại lướt tới mục tiêu với tốc độ siêu thanh.
Phương tiện bay siêu thanh trình diễn công nghệ đầu tiên của Pháp đã mang theo hàng loạt những tiến bộ công nghệ tiên tiến. Các nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật tên lửa đang tiến hành những phân tích kỹ thuật trên khối lượng dữ liệu khổng lồ, mở rộng sang nhiều lĩnh vực, thu thập được trong quá trình thử nghiệm với mục đích rút ra những kiến thức và hiểu biết có giá trị quan trọng cho những chuyến bay thử nghiệm tiếp theo trong tương lai.
Pháp lần đầu tiên công bố ý định phát triển vũ khí siêu thanh (HGV) vào tháng 1/2019, vào thời điểm 3 trong số 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã triển khai các chương trình phát triển HGV.
Khi Mỹ bắt đầu đánh giá những khả năng và lợi ích quân sự của vũ khí siêu thanh lướt trên sóng xung kích (HGV) vào đầu những năm 2000, quốc gia này đã nghiên cứu các phương án phát triển những hệ thống vũ khí tầm xa, có thể tấn công các mục tiêu được bảo vệ bằng hệ thống phòng không mạnh, được xây dựng kiên cố và có tính nhạy cảm cao về thời điểm, nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương.
Khác với Nga và Trung Quốc, Mỹ được cho là không phát triển HGV có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Do đó, các HGV của Mỹ có thể đòi hỏi độ chính xác cao hơn và khó phát triển hơn về mặt kỹ thuật so với những hệ thống tên lửa siêu thanh, được trang bị vũ khí hạt nhân của Trung Quốc và Nga.
Pháp hiện đang có kế hoạch đang thay thế tên lửa mang đầu đạn hạt nhân không đối đất tầm trung (ASMPA) bằng tên lửa siêu thanh phóng từ trên không có tên gọi là ASN4G, trang bị động cơ phản lực siêu thanh, chứ không phải HGV, được phóng từ tên lửa đẩy trong khuôn khổ chương trình nâng cấp và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của quốc gia này.
Theo Airforce Technology