Kíp trắc thủ tên lửa sáu người vận chuyển hệ thống MMP bằng xe bọc thép, sau đó lắp đặt trên đỉnh một cao điểm tại khu vực ngã ba biên giới phía đông nam Mali và sử dụng thành công, phát ngôn viên tập đoàn MBDA cho biết, nhưng không thông báo chi tiết kết quả đạt được của cuộc tấn công.
Với tầm bắn gần gần 5 km, tên lửa chống tăng MMP có thể được sử dụng để tấn công sinh lực và tăng thiết giáp đối phương. MMP cũng được coi là tên lửa "chống công trình công sự vững chắc" rất hiệu quả trên Dải Sahelo-Sahara, nơi các tảng đá chồng chất lên nhau đôi khi được sử dụng làm trận địa phòng ngự của các nhóm khủng bố.
"Để chuyển từ chế độ tên lửa chống sinh lực sang chế độ tên lửa chống công sự vững chắc, tôi chỉ cần nhấn vào menu thả xuống của bảng điều khiển vũ khí MMP và chọn lệnh ", chỉ huy kíp trắc thủ, thượng sĩ Nicholas giải thích về tính năng dễ khai thác sử dụng của tên lửa.
Thượng sĩ Nicholas nói: "Phần trung tâm hệ thống đặt trong tên lửa, khi đạn được phóng đi, xạ thủ điều khiển quan sát được trong phạm vi hệ thống quang – điện tử của đầu đạn. Xạ thủ có thể thay đổi mục tiêu bất cứ lúc nào, thông qua sợi quang truyền dữ liệu từ tên lửa đến bảng điều khiển. Tên lửa có một camera quang điện tử ảnh nhiệt ngày - đêm với chất lượng hình ảnh rõ nét nhất".
Theo truyền thông công ty MBDA, quân đội Pháp đã đưa vào biên chế hệ thông tên lửa chống tăng MMP vào tháng 11.2017. Trong thời gian đó tên lửa chống tăng “Javelin Pháp" được khẳng định những tính năng kỹ chiến thuật theo thiết kế. Hiện tổ hợp bắt đầu được sử dụng trong các hoạt động chiến đấu.
Tên lửa chống tăng MMP được coi là hệ thống ATGM thế hệ thứ 5, tính năng kỹ thuật tương tự như tên lửa chống tăng Mỹ Javelin, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu sinh lực, tăng thiết giáp, các công trình quân sự vững chắc bằng tên lửa có điều khiển tầm trung (5 km).
Các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, tên lửa chống tăng Pháp MMP là hệ thống tên lửa chống tăng đa nhiệm. Tên lửa được trang bị camera quang ảnh nhiệt ngày đêm, hệ thống dẫn đường quán tính, bộ nhớ ghi nhận mục tiêu và chế độ bắn theo phương thức “bắn – quên”. Ngoài ra, trắc thủ điều khiển có thế dẫn bắn thông qua cáp sợi quang truyền dữ liệu. Lợi thế này cho phép có thể phóng tên lửa từ các trận địa phòng thủ vững chắc, che khuất tầm nhìn mục tiêu, xạ thủ có thể thay đổi mục tiêu tấn công khi tên lửa đã phóng.