Ông Putin: Dầu giảm giá nhằm hủy hoại nước Nga

Tuyên bố của tổng thống V. Putin: sự suy giảm giá dầu có nguyên nhân từ nước ngoài , nhằm hủy hoại nước Nga được sự ủng hộ của tổng thống Bolivia và Velezuela cũng như sự thừa nhận của chính tổng thống Obama.
Ông Putin: Dầu giảm giá nhằm hủy hoại nước Nga

Nước Mỹ hiện nay không chỉ là nước nhập khẩu chính, mà còn là nước khai thác sản xuất dầu và khí gas. Chính vì lý do này mà Mỹ tiến hành những hoạt động nhằm thao túng và chiếm lĩnh  thị trường.

Thứ Hai tuần vừa qua Tổng thống Nicolas Maduro tại một cuộc họp ở Caracas với các đại diên nông dân đã nói: Giá một thùng dầu Venezuela từ tháng 09 đến này đã giảm gấp đôi – từ 95 USD xuống còn 48 USD mỗi thùng. Ông cáo buộc các tập đoàn dầu khí Mỹ đã chơi trò  giảm giá dầu khi tràn ngập thị trường với dầu khai thác từ đá phiến sét giá rẻ để "tiêu diệt Nga và Venezuela." Kế hoạch đánh tụt giá dầu thị trường với dầu siêu nhẹ, sản xuất bằng phương pháp  fracking sẽ gây thiệt hại nặng nề  cho môi trường, Maduro nói.

Công nghệ khai thác dầu - khí đá phiến sét kiểu fracking

Tại bang New York phương pháp khai thác dầu và khí đốt fraking, còn được  gọi là khe nứt thủy lực nhân tạo, gần đây đã bị cấm hoàn toàn. Bác sĩ y tế trưởng tiểu bang giải thích: trẻ em sinh ra tại các khu vực khai thác dầu khí, thực hiện theo phương pháp này, do sự ô nhiễm không khí và nước có nguy cơ rất cao về sinh non, bệnh tim bẩm sinh và các bệnh khác của hệ thần kinh.

Theo phát biểu của tổng thống Maduro, tổng thống Obama đã thừa nhận: tất cả đã được thực hiện để “bẻ gãy ý chí của ông Putin và đánh thiệt hại Liên bang Nga”, có thể tổng thống Velazuela ám chỉ buổi phỏng vấn ông Obama của đài phát thanh NPR. Bắt đầu bằng sự tự tin của ông Putin vào sáu tháng trước, Barack Obama đã dẫn đến việc trình bày kế hoạch trừng phạt tổng thống Nga do những hành động “hiếu chiến” chống lại Ukraine.

"Một phần những nghiên cứu của chúng ta đã cho thấy, điều duy nhất cho phép Putin duy trì nền kinh tế Nga ổn định, đó là giá dầu” các biện pháp trừng phạt đã khiến cho nền kinh tế Nga trở lên dễ bị tổn thương” chính vì vậy, sự suy giảm giá dầu sẽ gây lên những khó khăn vô cùng lớn. Hơn nữa, 12.09 Ông Obama phát biểu: “ chúng ta sẽ gia tăng sâu rộng các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực tài chính, năng lượng và quốc phòng của nước Nga. Những biện pháp này tăng cường thêm khả năng cô lập hóa nước Nga và kìm hãm sự phát triển kinh tế”.

Tổng thống Bolivia Evo Morales cũng nhận định về một cuộc ‘chiến tranh dầu mỏ”. Giảm giá dầu "là hành động tấn công kinh tế rõ ràng của Mỹ chống Venezuela và Nga", hoàn toàn "không phải là hiện tượng ngẫu nhiên", ông Morales trên diễn đàn hội nghị thượng đỉnh MERCOSUR ở Argentina cho biết. Những người láng giềng của Mỹ biết rất rõ, Washington đã nấu món lẩu gì cho thế giới trong  bếp chính trị của họ.

Theo ông Morales, chống lại "chủ nghĩa khủng bố kinh tế" của Mỹ, vũ khí hiệu quả nhất là hội nhập khu vực. Trong mọi trường hợp không thể tham gia các trò chơi "thị trường tự do", người Mỹ luôn có ưu thế tuyệt đối do được nhà nước bảo hộ mạnh mẽ, chủ tịch Bolivia nói thêm. Tư duy của Morales được nhà kinh tế học người Mexico Eduardo Solórzano khảng định trong bài viết “Cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 đã bắt đầu. Nước Nga chống lại Wall Street”. Tác giả chỉ rõ: các "gringos"  Wall Street cùng với các boss khai thác và sản xuát dầu mỏ, các đồng minh Ả Rập đã tạo lên sự “dư thừa ảo dầu mỏ” trên toàn thế giới nhằm tiêu diệt nền kinh tế Nga.

"Nước Mỹ là nước tiêu thụ dầu chủ yếu trên thế giới và cũng là một trong hai nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, hơn nữa hệ thống tài chính Mỹ khống chế và điều chỉnh toàn cầu. Những đặc trưng này cho Washington quyền lực điều khiển thị trường dầu và khí gas thế giới, có thể quyết định giá dầu bán ra và giá dầu nhập vào cũng như duy trì sự im lặng. Wall Street đóng vai trò “ thao túng nhận thức” cũng như các dòng chảy của đồng tiền. Những thủ đoạn này, Mỹ đã làm với Mexico vào năm 1994” -    Tác giả viết.

Kết luận của ông được xác định bởi số liệu thống kê. Theo tính toán của cựu chuyên gia kinh tế trưởng Ed Yardeni tại Deutsche Bank Mỹ , các nước do giá dầu giảm trong 12 tháng tiếp theo xuất khẩu sẽ thất thu khoảng € 12 tỷ EURO. Trong số đó, 12 quốc gia OPEC mất khoảng 475 triệu USD,  130 triệu EURO thuộc về Saudi Arabia .. Những nước hưởng lợi chính sẽ là các nước nhập khẩu trong khu vực châu Á – tăng thêm 389 triệu doanh thu, sau đó là Hoa Kỳ - 177 triệu USD, 163 triệu - Tây Âu. Như vậy có sự phân phối toàn cầu các dòng tài chính, trò chơi này gợi lại các sự kiện của Chiến tranh Lạnh năm 1986. Khi đó, Saudi Arabia mệt mỏi trong đấu tranh chống Iran, Mỹ cảm nhận sự tụt dốc của Liên Xô. Theo thỏa thuận, Ảrập Xêút khai thác dầu hết công suất. Giá dầu giảm xuống còn $ 10 một thùng. Hai năm sau đó, Iran lao vào cuộc chiến tranh với Iraq, năm năm sau, Liên Xô sụp đổ - thu nhập quốc gia suy giảm mạnh không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các nước cộng hòa.

 Nhiều sự kiện ít được biết đến đã xảy ra tương tự như vậy. Vào tháng 7.1990 Saddam Hussein đã gặp đại sứ Mỹ tại Baghdad Eipril Glespi và than phiền về giá dầu quá thấp. Đại sứ Mỹ trả lời: “ Nhiều người ở Mỹ sẽ cảm thấy vô cùng sung sướng nếu giá dầu tăng lên”. Một tuần sau Iraq tấn công xâm lược Cô-oét. Saudi Arabia rơi vào sự sụp đổ của nền kinh tế. Những vấn đề hỗn loạn trong thế giới Ả Rập dẫn đến phong trào của chủ thuyết cơ bản, kêu gọi quay trở lại sự trong sạch của đạo Hồi giáo, xuất hiện các lãnh đạo tinh thần mới mà nổi bật là Osama bin Laden. Một năm trước đó, nền kinh tế Velezuela sụp đổ, gây lên sự hỗn loạn và vào tháng 2. 1992, trung tá Hugo Chavez đã thử tiến hành cuộc đảo chính nhưng không thành.

Như vậy, dưới một khái niệm nào đó, hạ giá dầu đồng nghĩa với việc đưa một phần của thế giới vào một tình trạng hỗn loạn, bạo động, xung đột và chủ nghĩa cực đoan. Hai mươi hai năm sau lịch sử thảm khốc lại lặp lại, nhưng các quốc gia có rút được bài học kinh nghiệm? Cần biết rằng Caracas lên kế hoạch phát triển ngân sách với dự kiến 60 USD/thùng để trả các khoản nợ quốc tế, Nga có kể hoạch ngân sách với 80 USD/thùng, Saudi Arabia - cũng 80. Cả hai nước đều có những định hướng không chuẩn, vào năm 1998 Saudi Arabia có dự trự ngoại hối là 22 tỷ đô la, hiện nay dự trữ ngoại hối lên đến 850 tỷ đô la. Nước Nga tuyên bố có khoảng 450 tỷ đô la dự trữ. Liệu ngân sách đệm có an toàn cho nền kinh tế - điều đó phải chờ trong vòng từ 2 đến 3 năm, hơn nữa Nga đang bị tấn công bởi các biện pháp trừng phạt do Mỹ và các đồng minh thực hiện. Tình huống nặng nề nhất là Iran, có kế hoạch ngân sách với giá cao nhất, 100 USD/ thùng và Iran vẫn bị cấm vận.

Nhưng có một chữ "nhưng". Phương pháp fraking có bản chất thực tế là tác động trực tiếp vào môi trường, sẽ nhanh chóng khai thác hết các nguồn dự trữ trong khoảng từ 2 – 3 năm theo phát biểu của các chuyên gia. Các tập đoàn dầu khí Mỹ đang nỗ lực tìm kiếm các khu mỏ đá phiến sét mới, trong đó có cả Ukraine. Có thể những tháng sắp tới sẽ có hàng loạt các công ty dầu khí đá phiến sét phá sản, có giá dầu khoảng từ 50-70 đô la/thùng. TạiCanada, tỉnh Alberta đã đóng cửa hầu hết các dự án phát triển mỏ “cát dầu”. Như vậy, nếu xét góc nhìn hiện nay, có thể thấy nạn nhân của đòn tập kích “giá dầu” vẫn là những nước xuất khẩu dầu mỏ, nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt, đó là vấn đề các nguồn tài nguyên và năng lực sản xuất công nghiệp. Khi quả bong bóng “đá phiến sét” nổ tung, các nước sản xuất dầu mỏ truyền thống sẽ thu hồi lại nguồn vốn và có thể, đã kịp thời phát triển một nền kinh tế đa dạng và một hệ thống tài chính có khả năng kháng khủng hoảng tốt hơn.

 Theo: QPAN