Nóng ran trước Thượng đỉnh G20, APEC: Mỹ, Nhật, Phi đưa Trung Quốc “vào tròng”?

Hôm nay 12/12, Đa chiều đã có bài phân tích với tựa đề Cục diện biển Đông nóng bỏng, Mỹ, Nhật, Phillippines... đợi Trung Quốc vào tròng, nhận định biển Đông sẽ trở thành tiêu điểm trong chương trình nghị sự của hai cuộc hội nghị thượng đỉnh lớn này. Bắc Kinh đang bị bao vây tứ phía.
Mỹ vừa điều "pháo đài bay" B-52 diễu qua đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông để thị uy
Mỹ vừa điều "pháo đài bay" B-52 diễu qua đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông để thị uy

Hội nghị thượng đỉnh G20 và APEC sẽ diễn ra cuộc giao tranh quyết liệt về vấn đề biển Đông? Mặc dù Philippines đã công khai biểu thị sẽ không đưa vấn đề biển Đông vào chương trình nghị sự trong Hội nghị APEC, tuy nhiên phía Mỹ và Nhật Bản đã nhấn mạnh buộc phải đưa ra vấn đề biển Đông, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lại càng mong muốn gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình để đưa ra vấn đề này trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20 và AEC.

Phải chăng Trung Quốc đang bị bao vây? Trong vấn đề biển Đông, Nhật Bản - đồng minh quan trọng nhất của Mỹ, đồng thời có những tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông với Trung Quốc đã đứng cùng một chiến tuyến với Mỹ. Ngày 11/11, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ quan điểm về vấn đề có cử lực lượng tự vệ của nước này sang biển Đông để triển khai các hoạt động giám sát, cảnh báo hay không: "Song song với việc xem xét các lựa chọn và nghiên cứu thật kỹ".

Ngày 6/11, ông Shinzo Abe cho biết, hy vọng sẽ nhờ vào Hội nghị thượng đỉnh G20 và Hội nghị APEC, cùng nước đương sự và các nước xung quanh xác nhận nguyên tắc. Tờ Nikkei của Nhật Bản tiết lộ, nếu tiến hành hội đàm với ông Tập Cận Bình, có thể  thủ tướng nước này sẽ trực tiếp bày tỏ sự lo ngại đối với hành động của Trung Quốc trên biển Đông.

Không chỉ dừng lại ở đó, ông Shinzo Abe có kế hoạch sẽ kêu gọi "thông qua chi phối luật" duy trì trật tự trên biển trước tình trạng Trung Quốc ồ ạt lấp biển xây đảo tại Hội nghị ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tổ chức từ ngày 21-22/11 tới đây. Nhật Bản sẽ hợp tác với Mỹ, cố gắng đưa những quan tâm về vấn đề biển Đông vào hàng loạt báo cáo đề dẫn của chủ tịch hội nghị và tuyên bố chung của các cuộc hội nghị.

Khu trục hạm Lassen của Mỹ đã tiến vào phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo của Trung Quốc để thực thi tự do hàng hải, bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông
Khu trục hạm Lassen của Mỹ đã tiến vào phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo của Trung Quốc để thực thi tự do hàng hải, bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông

Trước đó, ngày 4/11, trong lễ bế mạc của Hội nghị mở rộng bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN, Trung Quốc phản đối chủ trương của Mỹ đưa vấn đề "tự do hàng hải" trên biển Đông và tuyên bố chung, kết quả là tuyên bố chung không được phát biểu như dự định ban đầu.

Hiện nay, với vai trò là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC, Manila cho biết sẽ không đưa vấn đề biển Đông vào nội dung chương trình nghị sự. Tuy nhiên từ kết quả của chuyến thăm Philippines của Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị có thể thấy, viễn cảnh hết sức đáng lo ngại.

Ngày 11/11, đại sứ Mỹ tại Philippines là ông Philip Goldberg cho biết, tổng thống Mỹ Obama sẽ cùng tổng thống Benigno Aquino III tổ chức hội đàm song phương, có thể nhà lãnh đạo hai nước sẽ đề cập tới vấn đề biển Đông. Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố, sẽ nêu vấn đề biển Đông tại Hội nghị APEC.

Cũng trong ngày 11/11, người phát ngôn Bộ ngoại giao Philippines cho biết: "Chúng tôi quyết tâm đi theo quy trình nhờ trọng tài quốc tế phân xử, cho đến khi đạt được kết quả phù hợp với logic". Trọng tài phân xử là "biện pháp giải quyết hòa bình, lâu dài" giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Do hành vi của Trung Quốc ở biển Đông đã "ảnh hưởng đến chủ quyền của Philippines và quyền quản hạt trên biển", Philippines "buộc phải nhờ đến trọng tài".

Ngày 10/11, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vừa cảnh cáo Philippines, vụ kiện nhờ trọng tài quốc tế phân xử vấn đề biển Đông là nút thắt gây cản trở cho sự cải thiện và phát triển mối quan hệ Trung Quốc - Philippines, "hy vọng có thể đưa ra sự lựa chọn sáng suốt hơn". Và cho đến thời điểm này, vấn đề nhà lãnh đạo Trung Quốc - Philippines có tổ chức hội đàm trong thời gian diễn ra Hội nghị APEC hay không vẫn chưa được quyết định, điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng trong mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Philippines ở thời điểm hiện nay.

Tờ Hoàn cầu của Trung Quốc cho rằng, APEC không đưa vấn đề biển Đông vào chương trình nghị sự, đây là thái độ cơ bản của Trung Quốc. Rõ ràng sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước xung quanh là vấn đề chủ đạo, khó tránh khỏi những mâu thuẫn. Do ngoại lực đặc biệt là Mỹ, một số mâu thuẫn đã phát triển lên đỉnh điểm là điều khó tránh khỏi.

Tuy nhiên dù là những nước như Trung Quốc hay Philippines đề cần "học cách" gây mâu thuẫn, hay nói cách khác là có năng lực kiểm soát mức độ và quy mô của mâu thuẫn, cố gắng không để chúng rơi vào tình trạng mất kiểm soát, khiến hai bên cùng thua, để các thế lực bên ngoài đục nước béo cò. Hoàn Cầu lớn giọng khuyên răn.

Trung Quốc đã bồi lấp, mở rộng Đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo có diện tích lớn nhất tại quần đảo Trường Sa với đường băng dài 3 km
Trung Quốc đã bồi lấp, mở rộng Đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo có diện tích lớn nhất tại quần đảo Trường Sa với đường băng dài 3 km

Hoàn Cầu ngạo mạn cho rằng trong vấn đề biển Đông, Mỹ đấu với Trung Quốc ở mức độ như thế nào, điều này được quyết định bởi sự xem xét về lợi ích chiến lược của chính bản thân nước Mỹ, giữa hai nước Mỹ - Trung có một bàn cờ lớn, Manila muốn coi Washington là con cờ đặt trên bàn cờ giữa quốc gia này với Mỹ là điều hết sức hoang đường.

Tình hình thực tế hiện nay là, Washington muốn coi Manila là con cờ đặt trên bàn cờ đặt giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu Manila không hiểu rõ vấn đề mà ngẫu hứng quá đà, chẳng mấy chốc họ sẽ phát ra hoàn cảnh bất đắc dĩ của mình với tư cách là một quân cờ mà thôi.

Mỹ tranh gì ở biển Đông? Vấn đề then chốt là quyền lực. Hai logic lớn của Mỹ tại biển Đong là: Một là Mỹ cho rằng, nếu Mỹ giữ lập trường tương đối trung lạp ở biển Đông thì thực tế lại không trung lập, vì nếu Mỹ giữ lập trường trung lập, tình hình biển Đông ắt sẽ nghiêng về phía Trung Quốc.

Hai là ý thức chủ lưu của Mỹ tin rằng, kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đến nay, nền tảng hòa bình trong các vấn đề trên biển ở Đông Á là ưu thế sức mạnh trên biển số 1 của Mỹ ở khu vực này, và ưu thế này đang có nguy cợ bị Trung Quốc hất cẳng, Mỹ kiềm chế Trung Quốc chính là duy trì hòa bình.

Kể từ cuối năm 2013 trở lại đây, nội bộ nước Mỹ tỏ ra rất bất an trước những động thái mà Trung Quốc coi đó là bảo vệ chủ quyền trên biển Đông, cho rằng nếu cứ phát triển theo đà này, sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ kiểm soát biển Đông. Đặc biệt sau khi Trung Quốc lấp biển xây đảo, Mỹ càng bất an hơn, lo ngại hành động này của Trung Quốc sẽ làm lung lay ưu thế quân sự của Mỹ ở khu vực này.

Để đối phó với hành vi lấp biển xây đảo của Trung Quốc, hiện tại về cơ bản Mỹ đã áp dụng mọi biện pháp - trừ phát động chiến tranh. Mỹ còn hy vọng sẽ giữ được ưu thế tương đối ở biển Đông, tuyên nhiên hiện tại Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để "bảo vệ chủ quyền", thực chất của cuộc xung đột Trung Quốc - Mỹ chính là xung đột giữa hoạt động "bảo vệ chủ quyền" và bảo vệ vị trí bá quyền giữa Trung Quốc và Mỹ.

Kể từ thời điểm Mỹ đưa tàu chiến vào tuần tra trên biển Đông đến nay, Washington muốn ép Trung Quốc nêu rõ chủ trương có liên quan đến vấn đề biển Đông. Vì nếu Trung Quốc thừa nhận "đường lưỡi bò" là vùng biển mang tính lịch sử hoặc ranh giới quốc gia thì có thể sẽ không phù hợp với Luật quốc tế, nhưng nếu nêu rõ đây là ranh giới khoanh vùng đảo và quần đảo thì Trung QUốc chỉ có thể sở hữu vùng biển theo quy định của luật quốc tế.

Đây có thể mới là thách thức nghiêm trọng nhất mà chính phủ Trung Quốc phải đối mặt, cũng là cú đòn mạnh mẽ nhất khiến Bắc Kinh đau đầu.

Theo QPAN