Nintendo đã làm gì trước bờ vực phá sản vào năm 2010?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ban đầu, Nintendo đã luôn giữ mô hình kinh doanh truyền thống của những năm 90, điều này đã khiến họ gần như phá sản. Dưới đây là cách Nintendo đã tiếp tục xây dựng một đế chế kỹ thuật số trước bờ vực sụp đổ.
Ảnh: Google
Ảnh: Google

Nintendo là một trong những doanh nghiệp tận dụng tốt đại dịch để phát triển phi mã. Trong khi lệnh giãn cách buộc mọi người dân phải ở nhà cả ngày, doanh số bán hàng của Nintendo vẫn tăng vọt. Ngoài ra, trong 5 năm qua, Nintendo đã mở rộng sang một số thị trường mới như game di động và công viên giải trí.

Tuy nhiên, Nintendo ban đầu đã không chấp nhận chuyển đổi số. Họ chỉ ra mắt trò chơi di động đầu tiên vào năm 2016 và mô hình đăng ký đầu tiên vào năm 2017. Ban đầu, Nintendo đã luôn giữ vững mô hình kinh doanh truyền thống của những năm 90, điều này đã khiến họ gần như phá sản vào giữa năm 2010.

Tuy nhiên, trong những năm sau đó, Nintendo đã thay đổi suy nghĩ và hiện đang nắm giữ vị trí của riêng họ trong thế giới kỹ thuật số. Dưới đây là một số cách Nintendo đã chấp nhận sự thay đổi mà không làm mất đi bản sắc truyền thống của doanh nghiệp.

Kiếm tiền thời kỹ thuật số

Vào năm 2014, Nintendo bắt đầu hoàn toàn làm lại mô hình kinh doanh của họ, tương tự như Nike, Coca-Cola và vô số hãng khác, bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh trực tiếp sang người tiêu dùng (DTC). Ban đầu, Nintendo tích cực nâng cấp, áp dụng hàng loạt những công nghệ mới trên sản phẩm của doanh nghiệp. Nintendo cũng triển khai tùy chọn thành viên hàng tháng cho người chơi Switch để cung cấp cho các thành viên quyền truy cập vào các trò chơi miễn phí, các tính năng bổ sung (chẳng hạn như trải nghiệm chiến đấu theo nhóm) và khả năng lưu trò chơi của họ trên đám mây.

Theo trang Intelligent Automation, “Với việc phát hành Switch và những tài khoản trực tuyến (Nintendo Switch Online / Nintendo Account), công ty đang chuyển hướng hơn nữa mô hình kinh doanh của họ từ việc phát hành các máy chơi game đơn thuần để xây dựng một nền tảng phần mềm trực tuyến tạo thành một hệ sinh thái trực tuyến”.

Nintendo cũng là doanh nghiệp tiên phong trong chức năng “unfolding system”, nơi người chơi có thể trả thêm tiền để mở khóa các màn chơi, tính năng hoặc vùng đất mới. Điều này cho phép Nintendo liên tục cập nhật các trò chơi hiện có đồng thời mang lại nguồn doanh thu lớn hơn cho công ty này.

Ngoài ra, mặc dù Nintendo chỉ mới bắt đầu với thị trường trò chơi di động song họ đã đạt được thành công đáng kể với các trò chơi tiên tiến như Pokémon Go và Animal Crossing.

Gần đây, vào tháng 3 năm 2021, Super Nintendo World - một công viên sử dụng công nghệ được thiết kế để mô phỏng trò chơi điện tử có kích thước như người thật - đã mở cửa tại Universal Studios ở Nhật Bản. Tương tự như Disney World, tất cả khách tham quan đều được trang bị Power Up Band - một thiết bị đeo tay hỗ trợ ứng dụng di động cho phép khách tương tác với thế giới xung quanh.

Ngoài việc các thiết bị đeo này giúp nâng cao trải nghiệm của khách bằng cách cho phép họ tham gia vào các điểm tham quan khác nhau được hỗ trợ AR của công viên, chúng cũng tạo ra hàng loạt dữ liệu người dùng quan trọng để Nintendo khai thác.

Bất chấp rủi ro liên quan đến các công viên giải trí thực tế, các công ty vẫn đầu tư vào chúng vì chúng mang đến những cơ hội đổi mới vô song. Ví dụ, camera Circle-Vision 360 °, nền tảng tạo 3D Unreal Engine và vô số công nghệ thực tế ảo đã được phát triển và thử nghiệm tại Disney World bởi đội ngũ Imagineers.

Triển vọng tương lai

Một thách thức lớn mà Nintendo phải đối mặt là sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu. Trên thực tế, có khả năng sự thiếu hụt này sẽ khiến họ phải trì hoãn việc phát hành phiên bản Nintendo Switch Pro được nâng cấp. Nhìn chung, trước mắt họ cần khắc phục được tình trạng nghiêm trọng này. Ngoài ra nhiều chuyên gia dự đoán họ sẽ tập trung nhiều hơn vào IP và phát triển phần mềm trong những năm tới.

Theo Intelligent Automation