Những hình ảnh gây chấn động, làm thay đổi lịch sử thế giới

Khi những bức ảnh trở thành hiện tượng, nó chạm đến trái tim của hàng triệu người, khiến người ta thay đổi suy nghĩ, và sau cùng là cả chính sách và lịch sử. Thế giới lại vừa chấn động bởi hình ảnh cậu bé Aylan Kurdi, 3 tuổi, chết đuối và trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
Những hình ảnh gây chấn động, làm thay đổi lịch sử thế giới

Hình ảnh cậu bé mặc áo phông đỏ, quần short tối màu và nằm úp mặt lên cát, giống như đang say ngủ khiến lay động triệu triệu trái tim. Trước đó, thế giới đã nhiều lần trải qua những khoảnh khắc định mệnh, có tính bước ngoặt lịch sử như vậy...

Phóng viên đã chộp được hình ảnh của Marcy Borders khi cô thất thần chạy khỏi đống đổ nát tòa tháp đôi Trung tâm thương mại New York sau khi bị tấn công khủng bố ngày 11/9. Cô vừa qua đời tháng trước ở tuổi 42 vì căn bệnh ung thư phổi.

Ngày 22/11/1963, Tổng thống John Kennedy bị ám sát tại Dallas, Texas.

5 lính thủy đánh bộ Mỹ kéo cờ chiến thắng sau trận đánh đẫm máu với quân Nhật tại Iwo Jima ngày 23/2/1945.

Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử "Little Boy" Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima, giết chết 140.000 người Nhật Bản. Ba ngày sau, quả bom nguyên tử thứ hai "Fat Man" ném xuống Nagazaki, giết chết hơn 70.000 người dân vô tội Nhật Bản. Mỹ quyết định sử dụng vũ khí hủy diệt sau những trận đánh khốc liệt tại Okinawa khiến hơn 12.500 lính Mỹ tử trận và 200.000 người Nhật thiệt mạng, trong đó một nửa là dân thường.

Ngày 20/7/1969, tàu vũ trụ Apollo 11 của Mỹ đưa hai phi hành gia Buzz Aldrin và Neil Armstrong đổ bộ xuống bề mặt mặt trăng. Sự kiện mở ra cuộc đua không gian giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô sau đó.

11/2/1990, ông Nelson Mandela cùng vợ là Winnie ăn mừng ngày được trả tự do sau 27 năm bị giam cầm. Năm 1994, ông được bầu làm tổng thống da đen đầu tiên sau một thế kỷ cai trị của người da trắng tại Nam Phi.

Cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein bị lính Mỹ bắt được ngày 13/12/2003 gần Tikri. Ông bị kết án và treo cổ trong tù sau đó. Nhiều chỉ huy của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo hiện nay là các tướng lĩnh và quan chức cao cấp trong chính quyền Saddam Hussein.

Công nương Diana thăm trung tâm điều trị bệnh nhân AIDS Luân Đôn năm 1992.

Bức ảnh nổi tiếng này được nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt chớp được tại Quảng trường Thời Đại ở New York ngày 14/8/1945 khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.

Sudan năm 1992, nhiếp ảnh gia tự do người Nam Phi Kevin Carter ghi lại hình ảnh mang tính biểu tượng về nạn đói. Một em bé cúi mặt xuống đất khóc, một con kền kền khổng lồ đậu ở cạnh cô bé. Bức ảnh phản ánh nạn đói ở Sudan mạnh mẽ hơn nhiều so với hình ảnh 1.000 người trong cảnh đói khát.

Những cánh đồng chết dưới thời Khmer đỏ. Bè lũ diệt chủng Pol Pot đã tàn sát 2 triệu người Campuchia trong giai đoạn 1975-1979.

Cảnh nạn nhân bị dính bom Napalm do nhà nhiếp ảnh Nick Ut chụp năm 1973 trong chiến tranh Việt Nam đã nối tiếng khắp thế giới.

Người đàn ông đứng chặn đoàn xe tăng tiến vào quảng trường Thiên An Môn tháng 6/1989.

Hình ảnh nữ binh sĩ Mỹ tra tấn và hành hạ tù nhân một cách vô nhân đạo tại nhà tù Abu Ghraib sau khi chiếm Iraq năm 2003 đã dấy lên làn sóng lên án, phản đối trên khắp thế giới.

Những hình ảnh gây chấn động, làm thay đổi lịch sử thế giới ảnh 15
Tháng Tư 1945: Fritz Klein, bác sĩ Nazi, đã tiến hành các thí nghiệm y tế từ các tù nhân trong Holocaust, đứng giữa các xác chết trong một ngôi mộ tập thể sau khi giải phóng Bergen-Belsen, Đức. Trong số 38.500 tù nhân tìm thấy còn sống sau giải phóng, khoảng 28.000 sau đó đã chết. Theo những người lính Anh, Klein được hình ở đây bị buộc phải chôn người chết. Đó là tháng mười hai, ông ta đã bị kết án tử hình và bị treo cổ vì vai trò của mình trong những tội ác. Bergen-Belsen là trại Nazi đầu tiên được giải phóng - và đã cho thế giới một số bằng chứng hình ảnh kinh hoàng đầu tiên của Holocaust

Theo DM