Những dịch bệnh “kỳ lạ” nhất từng được đưa lên màn ảnh

VietTimes -- "Những dịch bệnh kỳ lạ như “zombie”, “mù trắng, “vô sinh”, “tự tử”, “xóa sổ phụ nữ”,... luôn được các nhà làm phim lồng vào các tác phẩm để qua đó truyền tải thông điệp về một vấn đề, quan điểm và giá trị nhất định".
Hình ảnh trong bộ phim kinh dị "Thây ma nổi loạn" (The Revenant).
Hình ảnh trong bộ phim kinh dị "Thây ma nổi loạn" (The Revenant).

“Zombie”, hay “thây ma”, “xác sống”:

Đây luôn là đề tài bất tận được các nhà làm phim khai thác ở mọi thời đại kèm theo những yếu tố kinh dị và ghê rợn. Dịch bệnh có tốc độ lây lan vô cùng khủng khiếp gần như trong tích tắc. Người bị nhiễm virus “zombie” (có thể) chết nhưng không nằm bất động một chỗ mà trở thành những cái xác hung bạo và khát máu.

Nếu như theo lối làm phim trước đây, “zombie” di chuyển chậm chạp thì nay ở phần lớn các bộ phim, “zombie” di chuyển với tốc độ cực nhanh, rượt đuổi người còn sống như vận động viên điền kinh thực thụ. Người còn sống bị zombie cắn sẽ bị nhiễm virus và ngay lập tức biến thành zombie. Cứ như vậy, chẳng mấy chốc có hẳn một binh đoàn “zombie” đông đảo, hùng hậu khiến sự sống vô cùng mong manh.

Đại dịch “thây ma” (zombie) trong “World War Z”. Phim có sự tham gia của tài tử điện ảnh Brad Pitt.

Đại dịch “thây ma” (zombie) trong “World War Z”. Phim có sự tham gia của tài tử điện ảnh Brad Pitt.

Đại dịch “thây ma” (zombie) trong “World War Z”. Phim có sự tham gia của tài tử điện ảnh Brad Pitt. Tùy vào mức độ kinh dị mà các nhà làm phim thêm thắt vào đại dịch “zombie” với nhiều yếu tố khác nhau. Ở phần lớn các bộ phim, con người hầu như không thể làm gì được “zombie”. Riêng series “Kingdom” lấy bối cảnh triều đại Joseon, “zombie” có phần dễ đối phó hơn khi chúng sợ nước và nhiệt độ cao. Virus “zombie” trong “28 Days Latter” bắt nguồn từ tinh tinh, trong khi ở siêu phẩm “Resident Evil” là sản phẩm của phòng thí nghiệm. World War Z xây dựng “zombie” như một đại dịch toàn cầu.

Mỗi tác phẩm thông qua “zombie” đều truyền tải một thông điệp nhất định về nhân sinh và giá trị cuộc sống. “Train to Busan” đề cao tình yêu thương. “The Walking Dead” đi sâu vào nhân tính. “Kingdom” nhấn mạnh xung đột giai cấp và tranh giành quyền lực. “Cargo” khắc họa tâm lý của con người giữa hoàn cảnh nguy hiểm. “Dawn of the dead” cho thấy nỗ lực sinh tồn của con người,...

Dịch bệnh “ma cà rồng” - Daybreakers (1993)

“Daybreakers” lấy bối cảnh năm 2009 đề cập đến một bệnh dịch có nguồn gốc từ rơi đã biến phần lớn dân số thế giới thành ma cà rồng. Loài người bị giảm mạnh số lượng khiến ma cà rồng bị thiếu thức ăn (máu) nghiêm trọng, trong khi những ma cà rồng bị tước máu lại thoái hóa thành “người phụ” giống như dơi.

Dịch bệnh “ma cà rồng” trong Daybreakers.
Dịch bệnh “ma cà rồng” trong Daybreakers.

Trước việc nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm, những ma cà rồng đã lập ra một trang trại thí nghiệm bắt và tập hợp con người để lấy máu, đồng thời nghiên cứu ra một chất thay thế cho máu người. Phim kể về hành trình của Dalton, một nhà nghiên cứu huyết học ma cà rồng và Elvis, một người đã từng là ma cà rồng tìm kiếm phương thuốc cứu chữa và khôi phục loài người.

Dịch bệnh “mù trắng” - Blindness (2008)

Phim đề cập đến một dịch bệnh kỳ lạ có tên “mù trắng” xảy ra tại một thị trấn. Những người nhiễm bệnh đều trở nên mù lòa. Trong mắt họ, mọi thứ đều là màu trắng. Những người đầu tiên nhiễm bệnh được chính quyền đưa đi cách ly tại các khu tập trung. Tuy nhiên, toàn thị trấn dần trở nên mù lòa và hỗn loạn. Những tên tội phạm hoành hành khắp nơi. Căn bệnh dần trở nên phổ biến toàn thế giới với hàng trăm trường hợp được báo cáo mỗi ngày.

Dịch bệnh “ma cà rồng” trong Daybreakers.
Dịch bệnh “ma cà rồng” trong Daybreakers.

Chính phủ ngày càng dùng đến các biện pháp tàn nhẫn để đối phó với dịch bệnh và từ chối hỗ trợ cho người bị mù. Nạn cướp bóc thức ăn trong các khu tập trung diễn ra. Một số phụ nữ bị cưỡng bức và bị giết chết. Xã hội mù lòa nhanh chóng sụp đổ. Chỉ còn duy nhất vợ của một bác sĩ miễn nhiễm với dịch bệnh và nhìn thấy mọi thứ. Phim khắc họa khủng hoảng y tế cũng như cách đối phó yếu kém và vô trách nhiệm của chính quyền trước thảm họa dịch bệnh.

Dịch bệnh “vô sinh” - Children of Men (2006)

Một dịch bệnh kỳ lạ trong “Children of Men” đã khiến toàn bộ dân số không thể sinh sản. Thế giới già hóa từng ngày. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm gây chết người ngay lập tức nhưng điều này đã đẩy con người đứng trước nguy cơ bị diệt vong.

Dịch bệnh “ma cà rồng” trong Daybreakers.
Dịch bệnh “ma cà rồng” trong Daybreakers.

Phim lấy bối cảnh vào năm 2027, 18 năm sau khi không một em bé nào chào đời. Thế giới lúc này trở nên vô cùng hoang mang, sợ hãi và hỗn loạn. Bạo lực tràn lan khắp nơi, quân đội vào cuộc. Cùng với tin tức về người trẻ tuổi nhất thế giới đã chết khi mới 18 tuổi khiến thế giới trở nên tuyệt vọng hơn bao giờ hết.

Cho đến khi một tia hy vọng lóe lên, một người phụ nữ da màu mang thai. Cô được hộ tống đến nơi an toàn để các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra phương thuốc cứu lấy nhân loại khỏi bờ vực tuyệt chủng. Phim kể hành trình đưa đứa bé đến với xã hội. “Children of Men” cho thấy một cái nhìn vô cùng thực tế về vấn đề già hóa dân số và tăng trưởng dân số âm đang diễn ra tại nhiều quốc gia ngày nay.

Dịch bệnh “tự tử” - The Happening (2008)

Dịch bệnh “ma cà rồng” trong Daybreakers.
Dịch bệnh “ma cà rồng” trong Daybreakers.

Câu chuyện của “The Happening” bắt đầu khi một hiện tượng kỳ lạ xảy ra. Vào một buổi sáng đẹp trời trong công viên Central Park trung tâm thành phố New York, một vài người bỗng dưng không thể kiểm soát được bản thân. Họ trở nên tê cứng, luôn lặp lại một câu nói, rồi sau đó tự kết liễu cuộc đời một cách khủng khiếp.

Những ngày sau, hành vi tự tử hàng loạt nhanh chóng lan rộng khắp vùng đông bắc Hoa Kỳ. Nguyên nhân được xác định là do một vụ tấn công khủng bố sinh học sử dụng chất độc thần kinh trong không khí khiến người hít phải muốn tự tử. Phim kể về Night Shyamalan, một giáo viên khoa học cùng vợ và con gái trong hành trình chạy thoát khỏi dịch bệnh.

Dịch bệnh “tâm thần” - The Crazies (2010)

Dịch bệnh “tâm thần” trong The Crazies.
Dịch bệnh “tâm thần” trong The Crazies.

Nội dung phim kể về chuỗi sự kiện sau một vụ tai nạn máy bay bất thường làm ô nhiễm nguồn nước. Một loại virus độc hại đã lây lan tại thị trấn nông nghiệp Ogden Marsh, tiểu bang Iowa, Mỹ. Tất cả mọi người, trừ Cảnh sát trưởng David Dutton, vợ ông và hai người khác bỗng biến thành những kẻ tâm thần bạo lực và hung ác.

Dịch bệnh “giác quan” - Perfect Sense (2011)

Câu chuyện tình lãng mạn trong đại dịch “giác quan” - Perfect Sense.
Câu chuyện tình lãng mạn trong đại dịch “giác quan” - Perfect Sense.

Trong “Perfect Sense”, một dịch bệnh lan rộng khắp toàn cầu khiến loài người mất đi các giác quan, bắt đầu từ cảm giác đến khứu giác, vị giác và thính giác. Bộ phim tập trung vào hai nhân vật là Susan, một trong những nhóm các nhà dịch tễ học đang cố gắng tìm ra nguyên nhân gây nên dịch bệnh và Michael, một đầu bếp làm việc tại một nhà hàng bận rộn nằm cạnh căn hộ của Susan. Hai người gặp gỡ và yêu nhau khi dịch bệnh đang tiến triển.

Dịch bệnh “xóa sổ phụ nữ” - Light of my life (2019)

Một đại dịch bí ẩn đã xóa sổ gần hết phụ nữ trong “Light of my life”.
Một đại dịch bí ẩn đã xóa sổ gần hết phụ nữ trong “Light of my life”.

“Light of my life” đưa người xem đi đến bối cảnh về một đại dịch bí ẩn đã quét sạch hầu hết toàn bộ dân số nữ trên thế giới. Gần một thập kỷ trôi qua, số phụ nữ còn lại rất ít ỏi. Phim kể về hành trình bảo vệ con của một người đàn ông khi đi qua British Columbia. Rag, con gái của người đàn ông là một trong số rất ít phụ nữ và trẻ em gái của loài người còn sót lại trên trái đất. Người đàn ông bảo vệ con mình bằng cách ngụy trang thành con trai để thoát khỏi những gã cướp đang tìm kiếm bất kỳ người phụ nữ nào.

Dịch bệnh “lở loét và mất máu” - Carriers (2009)

Phim kinh dị “Carriers” mang đến dịch bệnh lở loét và mất máu cho đến khi chết.
Phim kinh dị “Carriers” mang đến dịch bệnh lở loét và mất máu cho đến khi chết.

Dịch bệnh trong “Carriers” do một loại virus đã lan ra toàn cầu và gây ra những cái chết hàng loạt. Căn bệnh có mức độ lây truyền rất nhanh. Người bệnh nhanh chóng bị lở loét dưới da và mất máu dần dần cho đến khi chết. Phim khắc họa về khả năng chiến đấu sinh tồn của con người trong hoàn cảnh nguy hiểm rình rập khắp mọi nơi và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào.

Dịch bệnh sốt chết người - Outbreak (1995)

Bộ phim lấy cảm hứng từ sự kiện có thực là dịch bệnh Ebola bùng phát tại châu Phi từ năm 1976 đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người.

“Outbreak” kể về sự lây lan của dịch bệnh do virus Motaba bắt nguồn từ một khu rừng ở châu Phi vào năm 1967. Để giữ kín bí mật về loại virus này, hai sĩ quan quân đội Mỹ, trong đó có William Ford đã thả bom phá hủy các trại quân đội, nơi có binh sĩ đang bị nhiễm bệnh. Năm 1995, virus này tưởng chừng như đã biến mất lại bùng phát ở Zaire (Congo).

Dịch bệnh sốt chết người lấy cảm hứng từ Ebola trong “Outbreak”.
Dịch bệnh sốt chết người lấy cảm hứng từ Ebola trong “Outbreak”.

Đại tá Sam Daniels, một nhà virus học được cử đến điều tra. Ông và cộng sự tiến hành thu thập thông tin rồi trở về Mỹ. Daniels đã đề nghị cấp trên của mình, Chuẩn tướng William Ford ban hành một cảnh báo nhưng Ford cho rằng virus này không thể lây lan. Tuy nhiên, một con khỉ mang virus Motaba được vận chuyển trái phép vào Mỹ đã khiến một nhân viên phòng thí nghiệm bị nhiễm bệnh. Từ đó, virus lây lan ra toàn cầu với diễn biến khó lường, đe dọa tính mạng của hàng triệu người.

Dịch bệnh từ phòng thí nghiệm - I am Legend (2007), Rise of the Planet of the Apes (2011)

Câu chuyện trong “I am Legend” bắt đầu từ năm 2009, một loại virus sởi được tái cấu trúc di truyền với mục đích ban đầu để chữa bệnh ung thư đã phát tán và làm cho nền văn minh thế giới sụp đổ. Virus giết chết 90% dân số thế giới, biến 9,8% thành những sinh vật đột biến ăn thịt người hoạt động về đêm và dễ bị tổn thương bởi ánh sáng mặt trời (darkseeker). Còn lại 0,2% dân số (12 triệu người) miễn dịch với virus là đối tượng bị “darkseekers” săn đuổi. Nhà virus học của quân đội Mỹ - Robert Neville là người duy nhất còn sống sót tại New York. Anh vừa tiến hành nghiên cứu loại thuốc chống virus, cố gắng tìm kiếm những người còn sống sót, vừa phải tự bảo vệ mình khỏi những kẻ đột biến.

Đại dịch từ phòng thí nghiệm khiến chỉ còn một người duy nhất sống sót - Phim “I am Legend”.
Đại dịch từ phòng thí nghiệm khiến chỉ còn một người duy nhất sống sót - Phim “I am Legend”.

Trong Rise of the Planet of the Apes, virus ALZ-113 (phiên bản trước đó là ALZ-112) được thử nghiệm trên những con tinh tinh làm thuốc chữa bệnh Alzheimer đã phát tán ra bên ngoài và gây nên căn bệnh kỳ lạ với triệu chứng hắt hơi ra máu khiến loài người chết dần chết mòn. Trong khi đó, những con tinh tinh nhiễm virus này không những không bị mắc bệnh mà còn thậm chí trở nên thông minh hơn. Chúng trỗi dậy tấn công loài người và dành lại những gì loài người đã đối xử với chúng.

Dịch bệnh từ ngoài hành tinh - The Andromeda Strain (1971)

Dịch bệnh đến từ ngoài hành tinh - Phim “The Andromeda Strain”.
Dịch bệnh đến từ ngoài hành tinh - Phim “The Andromeda Strain”.

Dịch bệnh từ ngoài hành tinh trong The Andromeda Strain đến từ một vệ tinh quân đội Mỹ sau khi hoàn thành xứ mệnh trên vũ trụ đã trở về trái đất và mang theo một loại vi khuẩn có khả năng hủy diệt toàn bộ sự sống. Loại vi khuẩn này sau khi tấn công con người sẽ nhanh chóng khiến máu bị vón cục. Sau bộ phim, giới khoa học bày tỏ sự lo ngại về những mảnh thiên thạch mang theo những sinh vật lạ va chạm vào các vệ tinh có thể xâm nhập vào trái đất.

“Đại dịch cúm” chết người - Contagion (2011), Flu (2013)

Bệnh cúm mùa không còn xa lạ gì đối với con người và cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, những “đại dịch cúm” trong các tác phẩm điện ảnh được nâng lên một tầm cao mới khi mức độ nguy hiểm đến đáng sợ bởi tốc độ lây lan khủng khiếp qua đường hô hấp, gây tử vong chỉ trong vòng vài ngày và đặc biệt là không có thuốc cứu chữa.

Đại dịch cúm chết người từ “Contagion”.
Đại dịch cúm chết người từ “Contagion”.

Tương tự như đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu, các đại dịch cúm trong phim ảnh đều do những chủng virus mới. Nếu như trong “Contagion” là MEV loại virus từ rơi lây sang lợn, từ lợn lây sang người thì trong “Flu” là một chủng virus đột biến từ virus cúm gà H5N1. “Contagion” đề cập toàn diện đến mọi vấn đề của khủng hoảng dịch bệnh, đặc biệt là sự nhiễu loạn thông tin, tung tin tức xuyên tạc, sai lệch trên Internet và tâm lý đám đông, trong khi “Flu” đi sâu lột tả khủng hoảng nhân đạo trong nỗ lực đối phó dịch bệnh.

Một điểm khác biệt đáng chú ý giữa hai bộ phim và đại dịch Covid-19 là “bệnh nhân số 0”. “Contagion” xác định bệnh nhân số 0 là một nữ doanh nhân người Mỹ ăn thịt lợn nhiễm virus và có tiếp xúc với đầu bếp chế biến con lợn. “Flu” tìm ra bệnh nhân số 0 và người miễn nhiễm virus đầu tiên từ chiếc container chở người nhập cư trái phép. Từ đó, nguyên nhân gây bệnh được xác định và vacxin được điều chế. Đối với Covid-19, tuy chữa trị được nhưng chưa xác định được bệnh nhân số 0 cũng như điều chế vacxin phòng bệnh.