|
Nhật Bản kỳ vọng RCEP sẽ giúp họ đạt mức tăng trưởng GDP 2,7% (Ảnh: SCMP) |
Diễn biến mới xuất hiện chỉ một ngày sau khi Trung Quốc kêu gọi phê duyệt thỏa thuận này nhằm tăng cường nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hiệp định RCEP, được Trung Quốc ủng hộ, được ký vào tháng 11/2020 và bao gồm 10 quốc gia thành viên của ASEAN, thêm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Bằng cách gỡ bỏ các rào cản đối với 91% lượng hàng hóa, RCEP sẽ tạp nên một khu vực tự do thương mại bao phủ gần 1/3 nền kinh tế, thương mại và dân số thế giới.
Nó cũng sẽ trở thành thỏa thuận thương mại đầu tiên có sự tham gia của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong bối cảnh mà ba nước đang nỗ lực đàm phán ba bên để ký một thỏa thuận thương mại tự do ba bên.
Trung Quốc đã phê duyệt RCEP trong tháng 3, thời điểm mà Bộ Thương mại nước này nói rằng tất cả các thành viên của RCEP đang có kế hoạch phê duyệt hiệp định này vào thời điểm cuối năm để bắt đầu thực thi từ năm 2022.
Nhật Bản kỳ vọng hiệp định này sẽ giúp họ đạt mức tăng trưởng GDP 2,7% và tạo thêm 570.000 việc làm.
Thái Lan và Singapore cũng đã phê duyệt thỏa thuận. Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước không phải thành viên ASEAN phê duyệt.
Tại một cuộc họp Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương LHQ hôm 27/4, Thứ trưởng Ngoại triao Trung Quốc Mã Triêu Húc đã kêu gọi tăng cường nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực và bảo vệ hệ thống thương mại đa phương. Ông Mã cũng nhắc lại rằng, Trung Quốc muốn tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Nhật Bản dẫn đầu.
“Chúng tôi sẵn sàng cân nhắc về việc gia nhập CPTPP để tạo thêm động lực mới cho hội nhập kinh tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương” – ông Mã nói.
Ấn Độ là một trong những thành viên đưa ra sáng kiến về RCEP nhưng lại bỏ qua tất cả các vòng đàm phán từ tháng 11/2019, do quan ngại về thâm hụt thương mại với Trung Quốc sẽ tăng.