Theo các thông tin về COVID-19 ở mọi quốc gia, tình hình diễn biến về bệnh rất khác nhau giữa các nhóm tuổi khác nhau. Tại Mỹ, nguy cơ nhập viện của những người từ 65 đến 74 tuổi cao gấp 5 lần so với những người trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 29. Tỷ lệ tử vong của người già được chẩn đoán nhiễm bệnh từ 70 tuổi trở lên ở Mỹ là 5,4%, cao hơn nhiều so với mức 0,02% của những người từ 20 đến 49 tuổi.
Tỷ lệ nhập viện của người tuổi từ 65 đến 74 cao gấp 5 lần so với người trẻ
Theo trang tin Đa Chiều ngày 2/10, tin tức về kết quả xét nghiệm của tổng thống Mỹ và phu nhân đã thu hút sự chú ý rộng rãi, đặc biệt là ông Trump đã 74 tuổi, điều này gây ra những lo ngại về sức khỏe của ông. Hãng truyền thông Mỹ CNBC đưa tin rằng vấn đề tuổi già và thừa cân của Trump khiến ông nằm trong nhóm người mắc bệnh nghiêm trọng có nguy cơ cao hơn. Về bà vợ Melania của ông Trump, hiện mới 50 tuổi thì không đáng lo lắm.
Bà Melenia tới cổ vũ chồng trong cuộc tranh luận với ông Joe Biden, tất cả mọi người đều không đeo khẩu trang (Ảnh: Reuters).
|
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong của người già cao hơn nhiều so với người trẻ. Tỷ lệ phải nhập viện điều trị của những người trong độ tuổi từ 65 đến 74 cao gấp 5 lần so với những người trẻ tuổi từ 18 đến 29 và tỷ lệ tử vong cao gấp 90 lần so với những người trẻ tuổi từ 18 đến 29.
Tỷ lệ tử vong của người nhiễm COVID-19 trên 70 tuổi là 5,4%
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) vào ngày 10/9 trước đó đã công bố một báo cáo ước tính cập nhật. Theo dữ liệu dịch bệnh tính đến ngày 10/8, tỷ lệ tử vong do nhiễm bệnh (Infection Fatality Rate) đối với nhóm người dưới 19 tuổi ở Mỹ là 0,003%, 0,02% đối với nhóm 20 đến 49 tuổi, 0,5% đối với nhóm từ 50 đến 69 tuổi của bà Melania và 5,4% đối với nhóm trên 70 tuổi của ông Trump, đều cao hơn nhiều so với những người trẻ tuổi.
Bản báo cáo ước tính này cũng chỉ ra rằng số ngày trung bình từ khi bắt đầu có triệu chứng đến khi nhập viện của người lớn tuổi trên 65 tuổi là 4 ngày. Trong số những người lớn tuổi nhập viện, sau đó 35,3% sẽ được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Với cách thức phòng chống dịch trong Nhà Trắng, khả năng lây nhiễm virus Corona mới khá cao (Ảnh: AP).
|
Chuyên gia: Các triệu chứng nhẹ bây giờ không có nghĩa là ổn, phải đợi đến tuần thứ hai
Tờ The Guardian của Anh dẫn lời bác sĩ Barry Dixon nói rằng các triệu chứng nhẹ hiện tại của một người không có nghĩa là người đó đã tránh được tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Ông nói rằng cần khoảng một tuần để xác định xem tình trạng của bệnh nhân được cải thiện hay xấu đi. “Chúng ta thấy bệnh nhân chỉ có những biểu hiện nhẹ trong tuần đầu, đó là hiện tượng rất điển hình; cũng rất điển hình là sang tuần thứ hai mới thấy bệnh nhân có bị viêm phổi hay không”.
Cái giá của sự chủ quan?
Ngay từ tháng 3 năm nay, Nhà Trắng đã bị virus Corona chủng mới tấn công. Một nhân viên của cơ quan mật vụ (United States Secret Service. USSS) chịu trách nhiệm về công tác an ninh của Nhà Trắng đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Corona mới. Sau đó đã có những trường hợp được xác nhận lây nhiễm trong các nhân viên Nhà Trắng, bao gồm cả nhân viên an ninh tư nhân, trợ lý riêng của con gái ông Trump là Ivanka Trump và Katie Miller, người phát ngôn của Văn phòng Phó Tổng thống.
Tuy nhiên, xã hội Mỹ khi đó vẫn đang ở giai đoạn tranh luận gay gắt về việc liệu có áp dụng các biện pháp đóng cửa thành phố, hạn chế tụ tập và đeo khẩu trang có hiệu quả hay không. Chính phủ của ông Trump theo đuổi chính sách “chống dịch nới lỏng”, nhiều lần yêu cầu các bang phải “mở cửa”, cảnh báo họ khởi động lại nền kinh tế và mở lại các trường học.
Bản thân đội ngũ của Nhà Trắng cũng tuân theo tín ngưỡng “nới lỏng chống dịch bệnh” này. Các trợ lý đáng tin cậy của các ông Donald Trump và Mike Pence thường không đeo khẩu trang khi tham dự các dịp quan trọng. Ngay cả khi có một trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh trong Nhà Trắng, các nhân viên Nhà Trắng vẫn có thể giao tiếp thoải mái với thế giới bên ngoài sau giờ làm việc và đi khắp nơi, như thể toàn bộ Nhà Trắng không thèm để ý đến virus.
Đội ngũ giúp việc ông Trump lên trực thăng cùng ông đi tranh cử hôm 30/9,không ai mang khẩu trang (Ảnh: AP).
|
Và theo thời gian, không chỉ dịch bệnh trong nước ở Mỹ không có dấu hiệu thoái lui mà thực chất virus trong Nhà Trắng cũng chưa bao giờ biến mất: Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien nhiễm bệnh vào cuối tháng 7 và tới sáng 1/11 Hope Hicks, cố vấn cấp cao của Nhà Trắng đã được xác nhận Dương tính và giờ đến lượt vợ chồng Tổng thống Donald Trump.
Sự chủ quan, ngạo mạn của đội ngũ Nhà Trắng đối với virus cuối cùng đã dẫn đến hạu quả ngày hôm nay.
Liệu có phải kế sách tranh cử của ông Donald Trump?
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 2/10 phân tích, theo dõi các báo cáo của truyền thông và dư luận mới nhất, ngoài các báo cáo cơ bản dựa trên tin tức ông Trump đã nhiễm bệnh, cũng có nhiều người đã phân tích các cuộc tranh luận vài ngày trước ( hai ông Joe Biden và Donald Trump ở cùng phòng và khi đó khả năng ông Trump đã nhiễm bệnh rồi) và hai cuộc tranh luận tiếp theo liệu có thể diễn ra suôn sẻ. Có ý kiến cho rằng đây có thể là một phần trong kế hoạch tranh cử của ông Trump, tức là 10 ngày trước cuộc tranh luận lần thứ hai vào ngày 15/10, ông thông báo bị bệnh và chấp nhận cách ly, do đó tránh được sự phát triển không thuận lợi của dư luận về bầu cử và ông sẽ quay trở lại ngay trước cuộc tranh luận thứ hai để đạt được hiệu quả tạo đà.