|
Siêu tiêm kích F-22 Raptor |
Tác giả bài viết Dave Majumdar nhận định, tiêm kích của Nga hơn siêu tiêm kích Mỹ về khả năng cơ động. Đặc biệt, T-50 được trang bị động cơ lực đẩy véc-tơ ba chiều. Ngoài ra, bài viết chỉ ra những ưu điểm của T-50 về khả năng xoay chuyển trên không. Ngoài ra, theo báo The National Interest, trên các tiêm kích Nga có thể được trang bị mũ lái có hệ thống hiển thị thông tin trên kích và thiết bị ngắm bắn trực tiếp trên kính bảo vệ. Hệ thống trên mũ lái này của Mỹ hiện chưa được trang bị.
Một ưu thế nữ của tiêm kích PAK- FA là ngay từ đầu tiên đã được trang bị tiên lửa có đầu dần phi trực tiếp (phi công không cần phải ngắm thẳng hướng máy bay vào mục tiêu). Raptor chỉ có thể có được tên lửa AIM-9X có tính năng tương tự vào năm 2017.
Những tính năng động lực học và khí động học của F-22 Raptor và T-50 tương đương nhau.
Cả hai máy bay đều có khả năng bay và hoạt động tác chiến với tốc độ siêu âm. Máy bay F-22 có tốc độ cao hơn một chút, Mach 1,8 (không có động cơ tăng áp), PAK FA không cần máy nén áp suất cao có thể kéo lên đến tốc độ ít nhất là M = 1,6. Trần bay chiến đấu tối đa của F-22 là 20000 m, tương tự T-50. Máy bay "Raptor" có giới hạn hạn tốc độ tối đa là M = 2,0, do vật liệu hấp thụ sóng radar có nhược điểm là sẽ mất tính năng tàng hình. Chuyện gia cũng nhận định rằng, đây có thể cũng là ranh giới đỏ của PAK – FA.
Hai máy bay về tổng thể chung có những tính năng kỹ chiến thuật tương đương nhau về radars và các thiết bị sensors khác. Đồng thời tác giả cũng nhận xét rằng: “ người Nga đã chế tạo được những radars và hệ thống trang thiết bị điện tử - bao gồm cả tác chiến điện tử khá tốt”. Hãng tin nhận định.
Tuy nhiên, tác giả kết luận: dự đoán kết quả một trận dogfight giữa hai siêu tiêm kích là một điều khó khăn, vì cuộc chiến có những nguyên tắc riêng, một phần phụ thuộc vào kỹ thuật, một phần lớn phụ thuộc vào ý chí và bản lĩnh của phi công, kỹ năng tác chiến và năng lực điều khiển máy bay. Điều đó thật sự rất khó dự đoán.
Theo: QPAN