Phù hợp với nghị quyết số 2254 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và tuyên bố của ISSG, lệnh ngừng bắn nói trên không áp dụng đối với lực lượng khủng bố nhà nước Hồi giáo (IS), các nhóm phiến quân Jabhat al-Nusra cũng như các tổ chức khủng bố khác được Hội đồng bảo an định danh.
Theo Moon of Alabama, đã có sự khác biệt so với phiên bản nghị quyết 2254 trước đó, viết rằng: đặc biệt là IS, Al-Nusra Front (ANF),và tất cả các cá nhân, nhóm, cũng như các thực thể hợp tác với Al Qaede hoặc IS và các tổ chức khủng bố khác…
“Hợp tác” với Al Qaeda đã không được nếu trong thỏa văn kiện ngừng bắn. Trong khi tại Idleb và nhiều khu vực khác ở miền bắc Syria, nhóm phiến quân Jaish al Fatah là một liên minh khủng bố lớn. Quân đội Chinh phục hay Jaish al-Fatah cùng tác chiến trong các nhóm phiến quân Hồi giáo tham gia cuộc nội chiến Syria.
Khi thành lập, Jaish al-Fatah bao gồm 7 nhóm thành viên, ba trong số đó gồm al-Nusra, Ahrar ash-Sham và Jund al-Aqsa có liên hệ trực tiếp với tổ chức khủng bố Al-Qaeda hay đồng điệu về ý thức hệ. Với nhóm Ahrar ash-Sham lớn nhất, al-Nusra và Ahrar ash-Sham chiếm tới 90% quân số. Một nhóm phiến quân Hồi giáo khác tham gia liên minh là tổ chức Anh em Hồi giáo Syria có liên hệ với nhóm Sham Legion (Faylaq Al-Sham). Jaish al-Fatah lại hợp tác với nhóm Quân đội Syria tự do…
Bỏ sót những kẻ “hợp tác” trong lệnh ngừng bắn là tha cho nhóm phiến quân Ahrar al-Sham và một số nhóm khác mà rõ ràng là những kẻ hợp tác với tổ chức al-Nusra/al-Qaeda trong liên minh Jaish al-Fatah.
Lệnh ngừng bắn được áp dụng từ ngày 27/2 quy định ngừng các cuộc tấn công với bất kỳ loại vũ khí nào, bao gồm rocket, súng cối, tên lửa chống tăng chống quân đội Syria các lực lượng thành viên; kiềm chế chiếm đoạt hoặc tìm cách chiếm đoạt lãnh thổ của các bên khác tham gia lệnh ngừng bắn; cho phép các tổ chức nhân đạo tiếp cận các khu vực mọi người dân cần cứu giúp nhanh chóng, an toàn…
Vấn đề lớn tất nhiên là nhờ thế al-Qaeda sẽ trà trộn vào “các nhóm đối lập ôn hòa”. Ngay trong ngày thỏa thuận ngừng bắn được công bố, nhiều nhà quan sát đã tỏ ý nghi ngờ tính khả thi của lệnh ngừng bắn do những mâu thuẫn lợi ích khốc liệt vẫn chưa hề được giải quyết.
Các nhà phân tích thừa nhận Moscow đã có những bước đi khôn ngoan hơn Washington, và chỉ đang sử dụng các cuộc đàm phán cùng thỏa thuận này để củng cố những thành quả giành được. Mỹ đã mất không chỉ vốn liếng chính trị. Thỏa thuận ngừng bắn còn có nguy cơ khiến họ bị mất đi niềm tin ở một số ít những nhóm đối lập ôn hòa còn lại trên chiến trường.
Ngừng bắn cũng khiến Thổ Nhĩ Kỳ mất cái cớ để xua quân can thiệp vào Syria, và nước này cũng như Saudi Arabia khó lòng cam chịu khi chứng kiến chiến lược Syria dày công bấy lâu nay đang phá sản bởi chiến dịch can thiệp quân sự thành công của Nga.