|
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond |
Trả lời phỏng vấn của Kênh truyền hình Sky News, ông Hammond cũng nói rằng phương án cung cấp vũ khí cho chính phủ Kiev sẽ “được (chính phủ Anh) xem xét kỹ lưỡng”.
Ông nói thêm: “Quan điểm của nước Anh là vào lúc này chúng tôi không tin việc cung cấp vũ khí là điều đúng đắn, nhưng nếu diễn biến tình hình thay đổi, chúng tôi sẽ xem xét cần thận”.
Ông Hammond cũng khẳng định lệnh cấm vận đối với Nga đang cho thấy hiệu quả. “Cùng với những hậu quả to lớn đối với nền kinh tế Nga cũng như việc giá dầu sụt giảm, có thể thấy lệnh cấm vận đang tạo ra sức ép với Kremlin.”
“Ông Putin đang tỏ ra cứng rắn nhưng tình hình kinh tế này không thể bỏ qua được. Nếu nền kinh tế đang đi xuống, Nga không thể hỗ trợ những hoạt động ở nước ngoài mà Putin đang làm. Ông ta sẽ phải cẩn thận với những cư xử của mình để xem lại sự đi xuống của nền kinh tế Nga”.
Ngoại trưởng Anh cũng nói việc Nga sát nhập bán đảo Crimea là bất hợp pháp và phải được trả lại ngay lập tức.
Theo: InfoNet
“Putin đã đưa quân vượt qua biên giới quốc tế và xâm chiếm lãnh thổ nước khác trong thế kỷ 21 như một kẻ độc tài giữa thế kỷ 20 vậy. Các nước văn mình không làm thế. Chúng tôi không có lý do để chấp nhận hành động thái quá và không hợp thời này của điện Kremlin”, ông Hammond lên tiếng chỉ trích Tổng thống Nga.
Trong khi đó, lãnh đạo các nước Đức, Pháp, Nga và Ukraine dự kiến sẽ nhóm họp tại Minsk vào ngày 11/2 nhằm chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu tại Ukraine, nay đã khiến hơn 5.000 người thiệt mạng kể từ tháng 4/2014.
Cuộc họp này diễn ra sau một cuộc điện đàm giữa ông Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko vào ngày 8/2.
Văn phòng Tổng thống Poroshenko đưa ra lời tuyên bố rằng các nhà lãnh đạo hi vọng cuộc họp ở Minsk sẽ dẫn đến “ngừng bắn nhanh chóng và vô điều kiện”. Nhưng ông Putin nói rằng cuộc họp sẽ diễn ra nếu các bên đã đạt được thỏa thuận về một số điểm trước đó đã tranh luận “gay gắt”.
Bà Merkel và ông Hollande đang dẫn đầu những nỗ lực ngoại giao nhằm kết thúc xung đột. Tại Hội nghị An ninh Munich diễn ra vào ngày 7/2, bà Merkel cho biết nỗ lực kết thúc căng thẳng ở Ukraine là “không chắc chắn nhưng rất đáng làm”, trong khi ông Hollande nói rằng đây “là cơ hội cuối cùng để đi đến hòa bình”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định giữa Mỹ và châu Âu không có bất hòa về việc giải quyết vấn đề Ukraine. Tổng thống Mỹ Barack Obama đang xem xét gửi vũ khí cho chính phủ Ukraine, nhưng Thủ tướng Đức đã lên tiếng phản đối, nói rằng điều đó sẽ không giúp cải thiện tình hình.
Ông Putin bị cáo buộc là "gióng một kẻ độc tài của thế kỷ 20". |
Việc bà Merkel đã phản đối cung cấp vũ khí cho Ukraine đã dẫn đến những cáo buộc từ bên trong chính phủ Mỹ khi cho rằng Berlin đang quay lưng với đồng minh của mình. Thượng nghị sĩ John McCain cho biết: “Người Ukraine đang bị sát hại còn chúng ta thì đang gửi chăn và thức ăn cho họ. Chăn không thể chống lại xe tăng Nga”.
Nỗ lực ngoại giao của Đức và Pháp diễn ra trong thời điểm bạo lực leo thang ở miền Đông giữa quân ly khai và quân chính phủ Ukraine.
Trong cuộc giao tranh gần nhất, quân đội Ukraine lên án quân ly khai thân Nga đã gia tăng pháo kích vào quân chính phủ và có vẻ đang tiến hành cuộc tấn công mới vào các thành phố trọng yếu như Debaltseve và Mariupol ở miền Đông đất nước.
Đã có những đoạn băng cho thấy quân ly khai nã rocket vào quân đội Ukraine gần Popasna ở vùng Lugansk ở Ukraine.