Tờ Thời báo Tài chính Anh ngày 24 tháng cho hay năm 2017 sẽ có khoảng 25 quốc gia châu Phi, châu Âu và Nam Mỹ gia nhập Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu.
Việc các nước gia nhập đông đảo vào ngân hàng AIIB trong năm 2017 đã tăng cường quyết tâm thúc đẩy chương trình nghị sự toàn cầu của Trung Quốc. Do đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra "dị nghị" đối với "sai lầm của toàn cầu hóa kinh tế".
Chủ tịch ngân hàng AIIB, ông Kim Lập Quần ngày 23 tháng 1 cho biết tăng thêm các nước thành viên sẽ có lợi cho mở rộng hoạt động cho vay của tổ chức đa phương có quy mô 100 tỷ USD này.
Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) được thành lập vào năm 2016, tổng cộng có 57 nước thành viên sáng lập. Nhưng, ngân hàng này đã bị Mỹ phản đối.
"Trung Quốc đã thành lập AIIB, hiện nay là lúc chúng tôi đóng góp" - ông Kim Lập Quần trả lời báo chí cho biết. Theo Kim Lập Quần, "Trung Quốc cần làm một số việc để được thừa nhận là một lãnh đạo có trách nhiệm".
Được biết, trong 25 nước dự định gia nhập ngân hàng AIIB trong năm nay (2017), sẽ bao gồm Ireland, Canada, Ethiopia và Sudan, có vài nước có thể sẽ gia nhập tại hội nghị thường niên của ngân hàng AIIB diễn ra vào tháng 6 năm 2017.
Ngân hàng AIIB luôn mở cánh cửa lớn cho Mỹ. Khi Anh tuyên bố gia nhập vào năm 2015, Mỹ từng phê phán Anh "không ngừng nhân nhượng" Trung Quốc.
Nhưng, tháng 11 năm 2016, tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc dẫn lời ông Kim Lập Quần cho rằng lập trường của Mỹ có thể đang dịu đi, quan chức của đội ngũ ông Donald Trump không tán thành cách làm từ chối gia nhập của Chính phủ Mỹ khi đó.
Phó Chủ tịch Ngân hàng AIIB, ông Danny Alexander cho biết: "AIIB mở cánh cửa lớn cho các nước khác, mặc dù chúng tôi chưa mời họ tham gia, nhưng họ có thể gia nhập chúng tôi". AIIB vẫn mở cho Nhật Bản tham gia, cường quốc kinh tế châu Á này không quan tâm đến AIIB.
Ông Danny Alexander cho hay: "Chúng tôi đã nhận được đề nghị từ rất nhiều quốc gia châu Âu, Nam Mỹ và Canada mà ban đầu chưa gia nhập". "Vì vậy, số lượng nước thành viên năm nay sẽ tăng mạnh".
Một nguồn gốc quan trọng làm gia tăng các nước thành viên của ngân hàng AIIB là châu Phi. Hiện nay chỉ có Ai Cập và Nam Phi gia nhập AIIB.
Ông Arkebe Oqubay, Bộ trưởng phụ trách chính sách công nghiệp của Ethiopia xác nhận, Ethiopia có kế hoạch gia nhập ngân hàng AIIB. Ethiopia mong muốn cùng với Nam Phi trở thành nước thành viên sáng lập, nhưng đã bỏ lỡ thời hạn.
Cùng với các nước thành viên của ngân hàng AIIB tăng lên, quyền bỏ phiếu của Trung Quốc trong một số quyết sách quan trọng sẽ bị yếu đi. Điều này có thể tước đoạt quyền phủ quyết thực tế mà Trung Quốc có được hiện nay.
Tỷ lệ bỏ phiếu hiện nay của Trung Quốc là 26%, cao hơn một chút so với tỷ lệ cần cho quyền phủ quyết thực tế trong các tổ chức thông thường. Thông thường, tổ chức đưa ra các quyết sách nào đó cần 3/4 tỷ lệ phiều bầu. Được biết, để mở rộng vai trò ảnh hưởng của AIIB, Trung Quốc sẵn sàng từ bỏ quyền phủ quyết.