Nga tung thêm “bảo bối” gì tới chiến trường Syria để chiến thắng

Các lực lượng vũ trang Nga thực hiện chiến dịch ở Syria chưa sử dụng tất cả tiềm năng. Còn có những loại vũ khí trang bị khác, nếu cần thiết, sẽ được sử dụng. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trong lễ kỷ niệm Ngày cán bộ nhân viên lực lượng an ninh Nga tại điện Kremlin.

Nhà lãnh đạo Nga nói: "Chúng ta đã thấy, các phi công, các trình sát, phối hợp chiến đấu hiệu quả ở Syria – họ từ nhiều quân binh chủng khác nhau – quân đội, hải quân, không quân. Chúng ta đã thấy các quân nhân của chúng ta sử dụng vũ khí trang bị hiện đại. Tất nhiên đó không phải là tất cả khả năng của chúng ta. Chúng ta còn xa mới sử dụng hết những tiềm lực quân sự hiện có".

Ông nói thêm: "Chúng ta có những vũ khí trang bị khác. Nếu cần thiết, chúng ta sẽ sử dụng".  

Vậy để giành chiến thắng ở Syria, Nga có thể sử dụng các loại vũ khí gì? Hiện nay ở căn cứ quân sự Hmeymin, đã có máy bay cường kích chiến trường Su-25SM máy bay ném bom chiến trường Su-24M và Su-34, máy bay tiêm kích Su-30SM, máy bay trực thăng chiến đấu Mi-24 và vận tải Mi-28.

Tháng đầu tiên, cụm không quân viễn chinh có 32 máy bay, sau đó không quân Nga đã tăng cường đến 69 máy bay chiến đấu. Cụm không quân tầm xa sử dụng căn cứ trên lãnh thổ Nga có thêm 4 chiếc Su-27SM, 8 chiếc Su-34, 5 chiếc Tu-160, 6 máy bay Tu-95MS và 14 chiếc Tu-22M3.

  Không quân tầm xa Nga không kích khủng bố ở Syria

Sau sự cố bi thảm Su-24M trên bầu trời biên giới Syria,Bộ quốc phòng Nga đã chuyển đến Hmeymin hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf, phối kết hợp với tổ hợp tên lửa phòng không S-300 Fort trên tuần dương hạm Moskva bảo vệ các máy bay cường kích Nga trên không phận Syria.

Lần đầu tiên, Hải quân Nga đã sử dụng tên lửa hành trình Kalibr – NK, được phóng từ 4 chiến hạm của hạm đội Caspian ("Uglich", "Sviyazhsk", "Great Ustyug" và "Dagestan").

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160, lần đầu tiên cũng sử dụng các tên lửa hành trình, trong đó có tên lửa mới nhất X-101 (trên  Tu-160). Cũng là lần đầu tiên 4 tên lửa hành trình "Kalibr" được phóng từ tàu ngầm "Rostov-on-Don" vào các mục tiêu cơ sở hạ tầng kỹ thuật của IS. Solntsepek

  Phóng tên lửa hành trình từ các chiến hạm thuộc hạm đội Caspian ngày 07.10.2015

Trên chiến trường, quân đội Syria đã sử dụng pháo tự hành Mstar – B, tấn công các trận địa của các tổ chức khủng bố. Ở Latakia, những tổ hợp pháo phản lực TOS-1A "Solntsepek" đã được sử dụng để tập kích hỏa lực vào các trận địa phòng ngự của nhóm khủng bố Jabhat Al-Nusra, FSA.

Tại chiến trường khu vực dân cư Hamrat thuộc địa bàn tỉnh Homs đã xác nhận có sử dụng 5 SAU Mstar-B trong biên chế của khẩu đội số 5 thuộc lữ đoàn pháo binh cận vệ số 120.

  Hỏa lực pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A "Solntsepek"ở Syria

Ngoài ra, trên chiến trường Syria còn sử dụng các xe tăng T-90A, xe thiết giáp bánh hơi BTR-82A. Lực lượng tăng thiết giáp Syria cũng đã nhận bổ sung các tổ hợp giáp phản ứng nổ “Kontact-1”.

Một trong những đề xuất mà các chuyên gia quân sự và các cựu sĩ quan đề xuất đó là các máy bay trực thăng chiến đấu Ka-52 Alligator và Mi – 28 Thợ săn đêm. Theo một video quay được trên sân bay Hmeymin, có thể Mi-28 đã được sử dụng ít nhất là một chiếc trong hoạt động bảo vệ căn cứ sân bay.

Trực thăng chiến đấu Thợ săn đêm Mi-28

Các chuyên gia đề nghị tăng cường thêm các máy bay không người lái mới, có thể bổ sung thêm các máy bay không người lái dẫn bắn cho pháo binh Syria, đặc biệt là các tổ hợp pháo phản lực. Ngoài ra, Nga cũng có thể tăng cường cho chiếc AWACS Il-20M một chiếc (AWACS) A -50U.

Vấn đề là những máy bay cảnh báo sớm có thể không an toàn, nhưng sẽ không có trở ngại nếu máy bay này có căn cứ ở Iran.

Đối với hỏa lực chiến trường, các chuyên gia đề nghị tăng cường xe bộ binh cơ giới BMP-3, lắp đặt tổ hợp vũ khí tác chiến đường phố rất mạnh. Vũ khí trang bị của BMP-3 có pháo 100 mm 2А70 và pháo tự động 30 mm 2А72. Điều quan trọng là hệ thống phòng thủ chống các loại đạn chống tăng hiện đại ngày nay.

Xe thiết giáp BMP-3

Tổ hợp pháo phản lực Tornado – G, phiên bản nâng cấp của BM-21 Grad cũng được đề xuất đưa vào chiến đấu. Tornado – G theo các chuyên gia khá phù hợp với chiến trường Syria do uy lực rất mạnh, tầm bắn xa, hệ thống điều khiển được tự động hóa, có hệ thống đồ họa kỹ thuật số và hệ thống dẫn đường Glonass.

Các sĩ quan pháo binh chiến trường, từng tham gia các cuộc chiến ở Afganistan đề xuất cung cấp tổ hợp pháo tự hành  "Msta-S", đã chứng minh hiệu quả tác chiến trong hai chiến dịch quân sự ở Bắc Caucasus. Phiên bản nâng cấp pháo - 2S19M (cũng có cả cỡ nòng 155 mm – phiên bản xuất khẩu) và 2S19M2 "Msta-S" với cấu trúc nâng cấp đáng kể so với phiên bản trước đó.

  Pháo tự hành 2S19M2 "Msta-S"

Xét thực tế chiến trường Syria, các chuyên gia pháo binh đề xuất đưa vào khai thác sử dụng hệ thống pháo phản lực Tornado – S với các đầu đạn có trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh. Tornado – S được trang bị các loại đạn phản lực cỡ nòng 300 mm, tầm bắn đến 120 km. Có thể sử dụng để tập kích hỏa lực tấn công hoặc tấn công chính xác một mục tiêu cụ thể, các loại đầu đạn cũng rất đa dạng: Đạn nổ phá mảnh có điều khiển, đạn chùm thứ cấp, đạn nhiệt áp, đạn nổ phá xuyên bê tông.

Từ câu nói của tổng thống Nga Vladimir Putin đã tác động mạnh mẽ đến các chuyên gia quân sự độc lập, thường hay có những bài bình luận trên mạng xã hội. Một số nhà bình luận quân sự đề xuất nên đưa đến Syria hệ thống tên lửa Iskander, tất nhiên không phải cả một lữ đoàn mà chỉ một hoặc hai tổ hợp, được sử dụng để tấn công các mục tiêu quan trọng mặt đất như các công trình quân sự, các điểm chốt giao thông….

Thành viên Hội đồng tư vấn Ủy ban công nghiệp quân sự chính phủ Nga, trưởng ban biên tập tạp chí "Tiềm lực quốc gia ", Đại tá Viktor Reserve Murakhovski có ý kiến hoàn toàn khác:

Thứ nhất: các phương tiện hỏa lực chiến trường trên không và trên bộ của quân đội Syria quá đủ để chiến đấu với các tổ chức khủng bố. Những tổ chức này ngoài các loại vũ khí thu được, lấy được hoặc được tài trợ, không vượt quá các loại phương tiện chiến đấu của quân đội Syria trên thực tế. Quân đội Syria có ưu thế trên không và trên một phương diện nhất định nào đó, có ưu thế rõ rệt về khả năng cơ động.

Thứ hai: đại đa số các phương tiện tác chiến của quân đội Syria, xét theo các đoạn video cho thấy khả năng sử dụng rất không khoa học. Tăng thiết giáp và các phương tiện tác chiến được sử dụng cho mọi mục đích khác nhau, từ tấn công tuyến phòng thủ đến tác chiến đường phố, nhưng lại không có một kỹ thuật bảo vệ nào hoặc một chiến thuật khả thi nhằm bảo vệ chúng, do đó số lượng tổn thất rất lớn.

Thứ ba: công tác hậu cần kỹ thuật đối với các phương tiện chiến đấu bị điểm liệt, các phương tiện tác chiến bị sử dụng đến kiệt quệ mà không thấy có các đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng  hoặc cứu kéo, phục hồi. Chỉ đến khi các lực lượng quân đội Nga có mặt ở Syria tình hinh mới được cải thiện.

Về chiến thuật, quân đội Syria cũng có những nhược điểm nghiêm trọng:

Thứ nhất là khả năng phối hợp không quân, pháo binh và bình chủng hợp thành quá yếu. Không gắn kết thành một hệ thống chặt chẽ, mạnh mẽ để tạo sức đột phá.

Từ đó dẫn đến việc quân đội Syria tốn kém rất nhiều cơ sở vật chất, đạn dược cho các trận đánh nhưng hiệu quả rất thấp, trong phòng ngự thực sự dễ mất trận địa trước sức tấn công của các lực lượng tương đương du kích nhưng có chiến thuật tốt hơn.

Thứ hai là kỹ năng chiến đấu trong các hình thái chiến thuật cũng thật sự cần phải vượt lên nhiều hơn nữa. Quân đội Syria nói riêng và các lực lượng vũ trang tình nguyện tác chiến trên chiến trường Syria nói chung có trang bị cá nhân, tiểu tổ đến các phân đội khá đầy đủ. Thường xuyên cơ động trên các phương tiện cơ giới từ xe ô tô đến BMP-1, 2. Nhưng khả năng phòng thủ hỗn hợp binh chủng và khả năng chiến đấu tấn công tốc độ cao, vây lấn và tác chiến đường phố vẫn chưa đạp ứng được yêu cầu chiến trường hiện đại chống chiến tranh du kích.

Do đó, theo ông điều thực sự cần thiết ở đây là khả năng tổ chức chỉ huy, khả năng điều hành tác chiến của sỹ quan quân đội Syria trong môi trường chiến đấu phức tạp cũng như kỹ năng chiến đấu của binh sĩ Syria cần được nâng lên, điều này tất nhiên không thể nhanh được.

Một điểm quan trọng nữa, đó là hệ thống hậu cần, kỹ thuật và cung cấp hỗ trợ các lực lượng chiến đấu trên chiến trường cũng đang đòi hỏi gay gắt phải có sự phát triển.

Thực tế thời gian qua cho thấy, quân đội Syria đã hết sức nỗ lực để duy trì được ưu thế chiến trường. Nhưng với tình hình như hiện nay, binh khí kỹ thuật hiện đại chỉ đóng vai trò thứ hai, vai trò quan trọng nhất hiện nay đối với chiến trường Syria, vẫn là người lính.

Theo QPAN