Nga tung hoành Syria, Israel muốn vẽ lại bản đồ Trung Đông

VietTimes -- Theo chính sách của Israel, các lãnh đạo khu vực và các chuyên gia sẽ nhận thấy Israel đang tăng cường nỗ lực nhằm kích động việc vẽ lại bản đồ Trung Đông, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến sự suy yếu của một số quốc gia trong khu vực.
Quân đội Israel là lực lượng hùng mạnh tại Trung Đông
Quân đội Israel là lực lượng hùng mạnh tại Trung Đông

Khi lực lượng khủng bố Hồi giáo IS bị đẩy qua biên giới Syria và Iraq, người ta có thể nhận thấy sự chuyển dịch trong lập trường của Israel về tình hình ở Syria, điều này có thể được lý giải bởi mong muốn tái sắp xếp trật tự ở Trung Đông của Israel.

Rõ ràng Israel cuối cùng đã nhận ra rằng nước này đang ủng hộ lầm phe ở Syria và giờ đây có thể phải đối diện với nguy cơ mất tất cả. Hiển nhiên một khi đã thua cuộc, lãnh đạo Israel sẽ không thể đòi hỏi bất kỳ điều gì từ bất kỳ ai. Israel cũng sẽ không thể thiết lập khu vực an ninh ở cao nguyên Golan, cũng như không thể kiểm soát biên giới Iraq – Syria. Thực tế, trạng thái hoảng loạn mà chính quyền Netanyahu đang lâm phải phản ánh những thay đổi lớn đang diễn ra ở Syria là trong khu vực.

Sau khi Israel ủng hộ bên thua cuộc quá lâu, nước này giờ đây không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nỗ lực cứu lấy những lực lượng tham chiến ủy nhiệm người Jordan và người Kurd. Chiến lược mới của Israel cho rằng nước này phải tách Iraq và Syria khỏi Iran và đưa hai nước này vào liên minh Israel- Mỹ- Ả Rập Xê-út.

Trong 6 năm xung đột ở Syria, Israel luôn cố tránh đối đầu quân sự trực tiếp. Chỉ gần đây, máy bay và pháo binh mới bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công ở bên trong lãnh thổ Syria. Một trong số các mục tiêu của Israel là lực lượng Hezbollah hiện đang chiến đấu bên phe chính phủ Syria, nhưng đồng thời Israel cũng nhắm vào các căn cứ quân sự của quân đội Syria (SAA). Cụ thể, vụ tấn công gần đây của Israel vào các vị trí của quân đội Syria ở cao nguyên Golan đã tiêu diệt được ba địa điểm pháo kích của Syria.

Israel luôn can thiệp rất sâu vào cuộc xung đột Syria. Những tuyên bố lặp đi lặp lại của các lãnh đạo Israel cho rằng “Tel-Aviv theo đuổi chính sách phi can thiệp vào cuộc nội chiến Syria” đã được truyền thông phương Tây tuyên truyền trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, trong những lời lý giải gần đây của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trước các lãnh đạo châu Âu, ông cho rằng Israel đã tiêu diệt hàng chục toán quân của Iran chiến đấu chống IS ở Syria.

Vào ngày 18/6, Wall Street Journal cho biết Israel và Ả Rập Xê-út là đồng minh ngay từ những ngày đầu xung đột ở Syria, khi Israel tiếp tế tiền bạc, lương thực, nhiên liệu và thuốc thang cho lực lượng nổi dậy ở Syria ở khu vực tiếp giáp biên giới nước này. Wall Street Journal cũng cho rằng Israel có thể đang tài trợ cho khoảng bốn nhóm phiến quân ở Syria. Những nhóm này lấy tiền để trả cho lực lượng lính đánh thuê và mua vũ khí. Những bí mật được tiết lộ này có thể giải thích vì sao lực lượng khủng bố IS sẽ không bao giờ tấn công người dân Israel hay thực hiện các chiến dịch tấn công vào sâu lãnh thổ Israel cho dù ở rất gần nhau.

Theo kênh Telegram's Directorate 4, IS gần đây đã đưa ra một đoạn băng về một chiến binh sử dụng đạn dược chống máy bay từ Israel khi tham chiến trong một cuộc tấn công hỏa lực với quân đội chính phủ Syria ở vùng lân cận Daraa. Đáng lưu ý là đây không phải là lần đầu tiên các nguồn tin truyền thông nhận được thông tin xác nhận rằng Israel cung cấp vũ khí cho IS. Ngoài ra liên tục có những báo cáo cho rằng Israel còn cung cấp cả cứu trợ y tế cho những chiến binh IS bị thương ở Syria.

Vào giữa tháng 10, có tin là quân đội Syria đã phát hiện ra bốn kho hàng chứa vũ khí của Mỹ và Israel ở thành phố Mayadin được quân đội Syria giải phóng. Chủ biên tờ Politico, ông Bryan Bender hồi tháng Năm cũng xác nhận sự dính líu của Tel Aviv với IS, và ông cũng cho rằng quân đội Israel không hề muốn Mỹ thực hiện lời hứa quét sạch quân IS ở Iraq và Syria.

Theo chính sách của Israel, các lãnh đạo khu vực và các chuyên gia sẽ nhận thấy Israel đang tăng cường nỗ lực nhằm kích động việc vẽ lại bản đồ Trung Đông, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến sự suy yếu của một số quốc gia trong khu vực.

Cụ thể, trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Iran Abdolreza Rahmani Fazli đã tuyên bố điều này vào đầu tháng 10/2017. Fazli sẽ nhấn mạnh vào sự ủng hộ của Israel cho cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập của chính phủ Kurdistan ở Iraq, mục đích chính là làm suy yếu các đối thủ của Israel ở Trung Đông.

Sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ và liên tục của Israel dành cho chính phủ Kurdistan ở Iraq gần đây đã nhận được sự đồng tình của chỉ huy của lực lượng bán quân sự Peshmerga, tướng Sirwan Barzani. Ông là cháu của lãnh đạo người Kurd ở Iraq - Masoud Barzani.

Người Israel được tự do đến khu vực người Kurd ở Iraq. Các công ty của Israel đang bắt đầu hoạt động ở Erbil một cách không chính thức, trong khi người Kurd cũng đang tìm kiếm sự ủng hộ hành lang của Israel ở Mỹ với hy vọng nó sẽ giúp hỗ trợ cho nỗ lực giành độc lập của nhà nước Kurdistan. Năm ngoái, các lãnh đạo người Kurd đã tuyên bố mở một văn phòng đại diện quan hệ với người Do Thái, đây có thể được coi như một nhiệm vụ ngoại giao mới.

Tất nhiên, giữa Iraq và Israel cũng có hoạt động hợp tác tình báo. Đơn giản vì kẻ thù chung giờ đây đã thay đổi, thay vì nhằm vào chế độ dòng Hồi giáo Sunni Saddam Hussein thì hai bên đều đang hướng đến chính phủ dòng Shia ở Syria cùng với sự hậu thuẫn của Iran. Chắc chắn là thông qua Kurdistan, các đặc phái viên của Israel cũng được hưởng quyền tiếp cận đến các vùng lãnh thổ của Iran và Iraq, điều này sẽ rất hữu dụng trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Chiến đấu cơ F-35 của Israel đã nhiều lần tấn công quân đội Syria
Chiến đấu cơ F-35 của Israel đã nhiều lần tấn công quân đội Syria
Binh sĩ quân đội Israel
Binh sĩ quân đội Israel

Tuy nhiên, người Kurd không hợp tác với Israel một cách công khai vì họ lo sợ có thể sẽ khiến Iran và thế giới Arab tức giận.

Các mục tiêu của Israel trong việc ủng hộ người Kurd ở Iraq hết sức đa diện. Một trong số đó là để chống lại ảnh hưởng của Iran trong khi vẫn giữ được động lực chống Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt với quan hệ thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đang bắt đầu phát triển nhanh chóng, cả hai bên đều đang có chung một số lập trường trong vấn đề Iran, bất chấp sự thật rằng ông Erdogan là lãnh đạo khó lường. Ttrong khi đó đa phần lãnh đạo Israel cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ là bên ủng hộ chính cho lực lượng Hamas chứ không phải là Qatar.

Nhằm duy trì vai trò là một nước lớn ở Trung Đông trong mắt Mỹ, Israel đã đưa ra cho Mỹ một kế hoạch có thể cho phép nước này tác động đến Iran từ cả Syria lẫn ở khu vực. Kế hoạch được phác thảo dưới sự giám sát của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và tình báo Yisrael Katz và được xác nhận bởi giới lãnh đạo chính trị hàng đầu của đất nước.

Theo kế hoạch Katz, Washington phải công nhận Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng kể từ Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Israel. Sự công nhận này sẽ đem lại cho Israel một số lợi thế, đặc biệt là khi tấn công các vị trí của Hezbollah trên lãnh thổ Syria, nhất là các khu vực thuộc vùng lân cận của cao nguyên Golan.

Cũng theo kế hoạch này, Israel sẽ tập trung đặc biệt vào việc ngăn chặn quân đội Iran thường trực đóng ở Syria. Mỹ theo đó cũng nên thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Tehran với lý do Iran đang ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.

Israel cũng nhận thức rõ vai trò ngày càng tăng của Nga ở Trung Đông, do đó nước này cũng muốn Nga bước vào cuộc với kế hoạch đẩy lực lượng thân Iran ra khỏi Syria. Để đạt được mục tiêu này, Tel Aviv đã chủ động tiếp cận Mátxcơva cùng với các lãnh đạo liên minh Ả Rập: Vua Abdullah II của Jordan và Thái tử Sheikh Mohammed bin Zayed al-Nahyan của Abu Dhabi.

Để đổi lấy việc xem xét các mối quan hệ với Iran, Nga - nước đã lập hai căn cứ quân sự lâu dài trên lãnh thổ Syria, sẽ được trao nhiều quyền ưu tiên, bao gồm cả việc phương Tây chấp nhận quyền tài phán của Nga đối với Crimea, dỡ bỏ các lệnh cấm vận, khôi phục lại tư cách thành viên trong G8 và bảo đảm cho các căn cứ không quân và hải quân của Nga ở các tỉnh Latakia và Tartus ở Syria. Còn lợi ích khác của Nga đó là giúp chế độ Assad nắm giữ quyền lực, cũng như là bán cho Ả Rập Xê-út vũ khí của Nga.