Nga thử nghiệm thành công đầu đạn chao lượn siêu thanh từ tên lửa đạn đạo RS-18

VietTimes -- Nga đã bắn một quả tên lửa đạn đạo RS-18 ở khu vực Nam Ural để kiểm tra đầu đạn chao lượn siêu thanh - đây còn gọi là Chương trình 4202, có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Nga phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-18. Ảnh: RT.com

Đài truyền hình Russia Today Nga ngày 26/10 cho hay Lực lượng tên lửa chiến lược Nga ngày 25/10 đã phóng một quả tên lửa đạn đạo RS-18, lần phóng này có thể là để thử nghiệm một loại đầu đạn chao lượn siêu thanh tiên tiến có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Vụ bắn thử này được tiến hành ở khu vực Southern Ural (Nam Ural), đầu đạn bắn tới bãi thử Kula ở Kamchatka, Viễn Đông, Nga. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Cuộc thử nghiệm thành công, đầu đạn đã bắn đến bãi thử Kula".

Một nguồn tin quân sự Nga cho biết vụ phóng này nhằm kiểm tra đầu đạn chao lượn siêu thanh của Nga, đó là "chương trình 4202" hay đầu đạn chao lượn siêu thanh đạn đạo hàng không.

Hiện nay, một số nước đang phát triển công nghệ này. Mỹ có vũ khí siêu thanh thế hệ thứ hai HTV-2, loại vũ khí này do Cơ quan nghiên cứu các dự án cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) nghiên cứu phát triển, đã có 2 vụ thử nghiệm thành công một phần.

Trung Quốc cũng có đầu đạn với công nghệ tương đồng gọi là Đông Phong-ZF. Năm 2014, Bắc Kinh lần đầu tiên xác nhận đã tiến hành một vụ thử đối với nó.

Vũ khí siêu thanh Trung Quốc do cộng động mạng tưởng tượng. Ảnh: ETtoday

Ấn Độ cũng đang nghiên cứu công nghệ bay siêu thanh. Nhưng khác với Nga, Mỹ và Trung Quốc, Ấn Độ hoàn toàn không phát triển đầu đạn tên lửa chiến lược.

So với đầu đạn tên lửa đạn đạo truyền thống, chỗ khác của vũ khí chao lượn siêu thanh ở chỗ phần lớn thời gian nó bay ở tầng bình lưu chứ không phải trong vũ trụ.

Điều này giúp cho tên lửa đẩy siêu thanh của đầu đạn có tầm bắn xa hơn; đồng thời còn có thể khiến cho hệ thống phòng thủ tên lửa không thể kịp thời tiến hành đáp trả.

Điều quan trọng hơn là vũ khí siêu thanh có thể kiểm soát trước khi nó tấn công mục tiêu với tốc độ cao. Điều này làm cho việc đánh chặn khó khăn hơn nhiều.

Do đó, việc dẫn đường cho tên lửa đánh chặn bắn trúng vũ khí siêu thanh là một thách thức rất lớn, thậm chí không thể làm được khi nhìn vào công nghệ tên lửa hiện nay.

Chương trình 4202 sẽ dùng cho tên lửa chiến lược hạng nặng thế hệ tiếp theo của Nga, đó là tên lửa RS-28 Sarmat. Chuyên gia quân sự dự đoán, tải trọng hiệu quả của loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới lần đầu tiên công bố hình ảnh trong tuần này có thể tăng tới 3 vũ khí siêu thanh.

Vụ thử lần trước của "Chương trình 4202" có thể được tiến hành vào tháng 4/2016.

Vũ khí siêu thanh Falcon HTV-2 Mỹ (ảnh tư liệu minh họa)