Có một thực tế rất quan trọng: các cuộc chiến tranh Nga – Thổ thường được kết thúc bằng những giai đoạn bình ổn chính tri. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi về quan hệ Nga – Thổ của tổng biên tập Pravda.Ru Inna Novikova và nhà sử học Oleg Airapetov.
Di sản lịch sử tăm tối của các mối quan hệ Nga – Thổ
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được kết nối bởi các mối quan hệ lâu đời và vô cùng phức tạp, đầy sóng gió và mâu thuẫn. Từ nửa sau thế kỷ XVI tới Chiến tranh thế giới lần thứ I đã xảy ra 12 cuộc chiến tranh Nga – Thổ. Điều này nói rằng, nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ gần như là những kẻ thù truyền kiếp của nhau.
Không phải bàn cãi gì về việc, các đế chế Nga và Ottoman đã từng là nhưng cựu thù và các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, dù sao thì, cũng đã từng có thời điểm nước Nga đặt ra câu hỏi về sự tồn tại của đế chế Ottoman tại lục địa châu Âu.
Cần làm rõ khái niệm lịch sử và thực tế hiện nay. Nhưng có thể nhìn lại lịch sử, bởi vì Chiến tranh thế giới lần thứ I mà cả đế chế Nga và Ottoman tham gia, đã kết thúc bằng việc chấm dứt sự tồn tại của 2 đế chế. Và từ những mảnh vỡ của các quốc gia này Liên Xô và Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời.
Điều quan trọng nhất là tránh để xảy ra chiến trang Nga - Thổ lần thứ 13
Có một sự thật rất quan trọng và đáng quan tâm: các cuộc chiến tranh Nga – Thổ thường kết thúc bằng những giai đoạn xích lại gần nhau về chính trị. Điều kỳ diệu như vậy đã diễn ra sau cuộc chiến tranh Nga - Thổ 1828 – 1829. Khi liên minh Nga - Thổ được ký kết sau chiến tranh Crimea, đã có sự hiểu biết lẫn nhau rất sâu sắc giữa Istanbul và Petersburg sau cuộc chiến tranh 1877 – 1878.
Các bên đã rút ra kết luận, những cuộc đụng độ như vậy gây ra tổn thất nhiều hơn là lợi ích. Vào thời điểm đó, các cuộc đối thoại đều rất có lợi cho cả đôi bên. Và sau Chiến tranh thế giới lần thứ I đã từng có thời kỳ quan hệ liên minh thân thiết trên thực tế.
- Tại đó đã từng có những người như Ataturk – những thiết chế hoàn toàn trái ngược.
- Không hoàn toàn như vậy. Có thể nói về liên minh giữa nước Nga Xô viết và Thổ Nhĩ Kỳ theo chủ nghĩa dân tộc Kemalist. Liên minh này được xây dựng không phải dựa trên các mối thiện cảm, mà vì lợi ích chung.. Trong quan hệ giữa các nước đây là điều quan trọng nhất. Lợi ích của quan hệ Nga – Thổ kéo dài tương đối lâu trong suốt các thập niên 20 và 30.
Nhưng trong thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, cách hành xử của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ không tốt lắm, thiếu kiên định. Có nhiều người có ảnh hưởng lớn, trước hết là các quân nhân, từng sẵn sàng ủng hộ nước Đức của Hitler.
Antaturk từng là người phản đối những hành động đối ngoại phiêu lưu và ủng hộ việc thành lập một nhà nước phi tôn giáo. Sau khi ông chết các phần tử hiếu chiến đã ngóc đầu dậy. Sau cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại quan hệ Liên Xô – Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi. Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO.
Sau năm 1991 chúng ta thấy một thời kỳ tương tác tài chính, kinh tế và nhân đạo Nga – Thổ tích cực. Mỗi năm có từ 3 tới 4 triệu người Nga nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ, tạo ra một nguồn tài chính đáng kể. Nga mở cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ và ngược lại. Điều này cũng có ý nghĩa rất lớn.
Thổ Nhĩ Kỳ, như tổng thống Putin từng nói về điều này, được coi là một đối tác vô cùng thân thiện, gần như đồng minh. Đường ống dẫn khí đốt và nhiều dự án lớn khác đã được lên kế hoạch. Và những gì xảy ra với máy bay ném bom Su-24 bất ngờ tạo ra một thực tế hoàn toàn khác hẳn. Tình hình thay đổi nhanh một cách chóng mặt, cho thấy thế giới ngày nay dễ đổ vỡ biết chừng nào.
Trước đó trong các mối quan hệ hoàn toàn không có một đám mây mù nào. Tất cả các mối tương giao tan thành mây khói. Tôi thực sự kinh hoàng, khi thấy các quan hệ Nga – Thổ xấu đi một cách dễ dàng như thế. Trong khu vực có quá nhiều vũ khí, nếu chúng khai hỏa thì đó thực sự là thảm họa.
Người Kudr và Turkmen – mớ bòng bong phức tạp lâu đời
- Trên thực tế, quan hệ các dân tộc không êm ả - đã có những dự báo về khả năng bị kích động, khi 2 máy bay Nga cắt ngang không phận một vài giây. Về mặt nguyên tắc chúng ta đã biết rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có lợi ích to lớn gắn với “Nhà nước Hồi giáo” IS. Nhưng có thể làm được gì trong hoàn cảnh này?
- Tôi có thể trích dẫn những phát ngôn của chính ngài Erdogan. Khi lực lượng phòng không Syria bắn rơi chiếc máy bay trinh sát của Thổ Nhĩ Kỳ, ông ta nói rằng, không nên coi sự hiện diện chỉ một vài giây trong không phận của một nước khác là lý do có thể chấp nhận được cho việc áp dụng những hành động như thế để đối phó với một chiếc máy bay. Nó không hề gây nguy hiểm cho quốc gia này.
Nếu điều đó đúng đối với chiếc máy bay trinh sát của Thổ Nhĩ Kỳ, thì cũng đúng đối với chiếc máy bay ném bom của Nga, không cắt ngang đường biên giới, đồng thời đang trở về sau khi hoạt động và không mang theo tải trọng bom.
Biên giới Syria – Thổ không được vạch ra theo đường thẳng và hầu như có rất nhiều vụ việc phức tạp xảy ra trong khu vực từ rất lâu nay. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ I Thổ Nhĩ Kỳ có thế giới Brestky riêng – Hiệp ước Severky, có cả thời kỳ hậu đế chế của mình.
Nga và Đức trong 2 cuộc chiến tranh thế giới đã đấu tranh quyết liệt nhằm giành vị thế chủ chốt tại Trung và Đông Âu. Kết quả bây giờ mới rõ, trong các cuộc chiến giữa Nga và Đức thì Mỹ là người chiến thắng. Người Mỹ đã quyết định trật tự hiện nay ở Balkan, ở Trung và Đông Âu.
Tại đây đã diễn ra những cuộc chiến tranh giữa Nga, Anh, Pháp và đế chế Ottoman.
Thiết chế ra đời sau đó, những đường biên giới vạch ra khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ I đã tồn tại một thời gian khá lâu. Các hiệp định đã xác định tương lai của nhà nước Iran. Syria khi đó đã là một quốc gia độc lập và là lãnh thổ dưới quyền ủy trị của Pháp. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho tới tận bây giờ vẫn cho rằng các khu vực giáp biên là lãnh thổ của mình. Nơi có người Turkmen – trên thực tế là người thiểu số Thổ cư ngụ.
Như vậy người Turkmen là người Syria hay người Thổ?
- Có lẽ là người Thổ và và họ hướng sang Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đó cũng có người Kurd có mâu thuẫn với Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống. Người Kurd có quan hệ không tốt đẹp với người Turkmen và Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Vấn đề người Kurd – cũng là một chủ đề riêng rẽ và rất phức tạp. Người Kurd Syria và người Kurd Iraq là một nhóm thiểu số thống nhất.
Vấn đề người Kurd và người Turkmen – là sự phức tạp lâu đời. Iraq, Syria và những quốc gia khác được thành lập nhằm không để một quốc gia Arabia thống nhất hình thành, giúp London và Paris dễ dàng cai quản các vùng lãnh thổ này. Và họ cần các nguồn dầu mỏ.
Trật tự thế giới được thiết lập tại khu vực này sau đó, hiện nay đã bị thủ tiêu do cuộc thập tự chinh của Mỹ.
Tiêu diệt khả năng tồn tại một nhà nước Iraq độc lập và cuộc chiến tranh ở Syria trước đã dẫn tới sự hỗn loạn, sau đó IS ra đời từ sự hỗn loạn này. Tạo hóa vốn không thích sự rỗng tuếch, tổ chức này được hình thành với bản thể tôn giáo, dân tộc. Bởi vì Syria và Iraq không phải là nhà nước dân tộc chủ nghĩa. Do đó cần phải có một hệ tư tưởng nào đó, có khả năng tập hợp được một số người đủ lớn.
Cuộc nội chiến Syria bị phức tạp hóa bởi sự can thiệp của các thế lực khác nhau từ bên ngoài. Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn một số nhóm nổi dậy, điều này chưa bao giờ là bí mật.
Trước khi diễn ra chuyến thăm một trại tỵ nạn của ông Ban Kimoon ở bên Thổ Nhĩ Kỳ, trại này đã bị nã súng. Những sự cố như vậy xảy ra khi một ủy ban quốc tế nào đó tới đây. Tính chất dàn dựng và mục đích của các sự kiện này rất rõ ràng.
Tuy nhiên điều này không cản trở Nga hợp tác với Ankara. Trước khi xảy ra vụ việc rắc rối này Nga đã bỏ qua, cảm thấy đó là sự bình thường. Có lẽ cần phải dự tính trước điều này.
Tới thời điểm hiện nay tôi chưa thấy sự sẵn sàng bình thường hóa quan hệ từ phía Ankara. Quan hệ Nga – Thổ sẽ xấu đi và ngày càng xấu đi. Chúng ta chưa chạm đáy. Nền kinh tế Nga cũng bị thiệt hại vì điều này.
Nhưng kinh tế Thổ cũng đang ở trong tình trạng rất khó khăn. Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều vấn đề và khó khăn. Chẳng hạn, vấn đề người tỵ nạn. Xã hội Thổ đã phải chịu đựng điều này một thời gian khá dài, nhưng người tỵ nạn ngày càng nhiều, tới mức Thổ Nhĩ Kỳ đã ghét cay, ghét đắng họ.
Thổ Nhĩ Kỳ hành động bất chấp logic
- Có bao nhiêu người tỵ nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ?
- Gần 2 triệu. Theo logic Thổ Nhĩ Kỳ phải hành động hoàn toàn khác – duy trì quan hệ láng giềng tốt với nước Nga, nhưng người Thổ đang hành động theo cách ngược lại.
Chính xác là, tại nước Thổ đang diễn ra những quá trình phức tạp. Ở đó trước đây đã có truyền thống đặc biệt quân đội kiểm soát các tổ chức chính trị. Tôi không biết, điều đó tốt hay xấu, nhưng cơ chế này trong vài thập niên gần đây bị bãi bỏ.
Quân đội đã không nắm giữ vai trò từng nắm giữ trước đây, khống chế các phần tử Hồi giáo và Ottoman mới, những kẻ ủng hộ phục hưng đế chế Ottoman ở dạng này hay dạng khác. Rõ ràng là, quân đội Thổ sẽ không cản trở chính sách định hướng xung đột với nước Nga.
Có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang có tính toán, không gì làm đất nước thống nhất hơn là tạo ra một kẻ thù bên ngoài. Hy vọng rằng, sự việc sẽ không diễn biến tới căng thẳng tột độ. Bất kỳ giai đoạn thù địch nào rồi cũng sẽ khép lại.
Nhưng nếu điều này vẫn tiếp tục và tăng nhiệt, thì nên nhớ về sự đối đầu nhiều thế kỷ. Có những phe nhóm nhất định ở bên trong và bên ngoài Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực hướng tới làm xấu đi quan hệ Nga – Thổ. Vần đề là ở chỗ, có ai đó muốn điều này. Vì thế cần sự kiềm chế và bình tĩnh. Nhưng phải bảo vệ các lợi ích của mình.