|
Máy bay Nga trúng tên lửa bốc cháy |
Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm một sai lầm tồi tệ khi bắn hạ máy bay Nga lạc vào không phận nước này 17 giây. Chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là nhằm dằn mặt Nga chớ có can thiệp vào nội chiến Syria, và tạo ra một nhà nước thuộc địa ở phía bắc Syria để chuyển người Kurd sang đó.
Moscow lập tức tăng cường năng lực phòng không tại Syria và cô lập Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara hiện nay đã mất lợi ích từ thỏa thuận miệng bí mật với Hafez el-Assad. Và London, Paris, Tel-Aviv biết không thể áp dụng kế hoạch của họ lâu hơn được nữa.
Khi Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc cuộc nội chiến, Ankara từng đe dọa xâm lược Syria với sự giúp đỡ của NATO nếu Damascus tiếp tục cung cấp nơi ẩn náu cho lãnh đạo PKK, Abdullah Öcallan.
Tổng thống Syria trước đó Hafez el-Assad vì vậy đã yêu cầu Öcallan tìm nơi tị nạn khác và buộc phải có một thỏa thuận miệng với Thổ Nhĩ Kỳ: đồng ý cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được phép thâm nhập vào lãnh thổ Syria trong phạm vi 8 km, để bảo dảm PKK không thể nã súng cối từ lãnh thổ Syria.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược hiện nay chống Syria, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng và lạm dụng đặc quyền này, không chỉ để ngăn ngừa các vụ tấn công của PKK, mà còn thiết lập các trại huấn luyện dành cho chiến binh thánh chiến.
Vào tháng 10/2015, khi chiến dịch quân sự của Nga vừa bắt đầu và Salih Muslim cũng bắt đầu chiến dịch Kurd hóa miền bắc Syria, nhân vật nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ là Fuat Avni đã thông báo trên trang Twitter rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị tiêu diệt một máy bay Nga. Tấn kịch đó đã xảy ra vào ngày 24/11.
Từ viễn cảnh cuộc nội chiến Syria lần 3, vụ bắn hạ Su-24 được dàn dựng để gửi một thông điệp cho Nga hãy cẩn trọng bảo vệ chỉ Damascus và Lattakia, và để phần còn lại cho Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh.
Về mặt kỹ thuật, phòng không Thổ Nhĩ Kỳ cũng như tất cả các thành viên NATO, nằm dưới sự phối hợp chung tại trung tâm CAOC ở Torrejón (Tây Ban Nha). Tư lệnh không quân Thổ Nhĩ Kỳ, tướng Abidin Ünal, trước đó đã cảnh báo quyết định của mình với tư lệnh CAOC, tướng Rubén García Servert: “Chúng tôi không biết ông ta đã làm thế. Trong bất cứ trường hợp nào, tổng thống Recep Tayyip Erdoğan cũng phải xác nhận rằng tự ông đã chuẩn thuận lệnh bắn hạ máy bay Nga.
Bộ tham mưu Nga đã cung cấp trước cho NATO kế hoạch bay của máy bay Su-24, do đó cả NATO và Thổ Nhĩ Kỳ không thể không biết đó là máy bay Nga, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng không biết đó là máy bay Nga. Bên cạnh đó, máy bay trinh sát và cảnh báo sớm của NATO đã cất cánh từ căn cứ không quân Aktion của Hy Lạp để giám sát khu vực này.
Quân đội Nga không kích Lữ đoàn Quốc vương Abdülhamid – lấy tên vị quốc vương đế chế Ottoman cuối cùng, người từng tổ chức các cuộc tàn sát người Thiên chúa giáo phương đông. Kể từ lúc khởi động cuộc chiến chống Syria, cơ quan mật vụ Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ ngừng cung cấp vũ khí cho dân quân người Thổ ở miền bắc Syria và giám sát các chiến dịch của lực lượng này.
Báo chí Thổ đã công bố những tài liệu về việc Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển ít nhất 2.000 xe tải chở vũ khí, đạn được cho phiến quân Syria với sự đồng ý của tổng thống Erdoğan. Phần lớn vũ khí này được dân quân người Thổ chuyển giao ngay cho Al-Qaïda. Đặc biệt, năm 2011 dân quân Thổ đã phá hủy 80.000 cơ xưởng tại Aleppo, thủ đô kinh tế của Syria và gửi các công cụ máy móc về Thổ Nhĩ Kỳ.
Do đó, trái với cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga không kích không có ý tấn công người Thổ Nhĩ Kỳ nhưng tiêu diệt một cách hiệu quả nhóm khủng bố phạm tôi tổ chức cướp bóc, theo định nghĩa của các công ước quốc tế. Các đợt không kích của Nga khiến 1.500 dân thường phải sơ tán và gây ra sự phản đối dữ dội của Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara đã gửi một bức thư lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Thủ lĩnh chính của nhóm phiến quân người Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria là Alparslan Çelik, một thành viên của tổ chức Sói Xám, một đảng phát xít mới ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong quá khứ có dính líu tới cá cơ quan mật vụ NATO. Chính Çelik đã nhận trách nhiệm ra lệnh bắn chết viên phi công Nga khi anh nhảy dù khỏi máy bay.
Máy bay Nga bị bắn hạ lọt vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ 17 giây (theo cáo buộc của Ankara) và bị bắn cháy trên không phận Syria. Tuy nhiên, từ khi Thổ Nhĩ Kỳ tự cho rằng đã sáp nhập 8km hành lang theo thỏa thuận với cố tổng thống Hafez el-Assad, có thể tin rằng việc thâm nhập vào lãnh thổ Syria kéo dài hơn. Trong bất kỳ trường hợp nào, để bắn hạ Su-24, chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ phải bay vào không phận Syria trong vòng 40 giây.
Người Nga đã không hề thực hiện bất cứ biện pháp phòng vệ đặc biệt nào để bảo vệ các máy bay ném bom, vì coi Thổ Nhĩ Kỳ là một tối tác tham gia chính thức trong cuộc chiến chống khủng bố. Và một sự xâm nhập (nếu có) chỉ có dài ít giây không bao giờ được xem như một “mối đe dọa an ninh quốc gia”, nhất là kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ được thông báo kế hoạch bay và chính Ankara cũng thường xuyên vi phạm không phận các nước khác, chẳng hạn Cyprus.
Được Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức khẩn cầu, NATO đã triệu tập một cuộc họp, nhưng không thể ban hành một nghị quyết mà Tổng thư ký NATO chỉ ra một tuyên bố ngắn gọn, kêu gọi…ngừng leo thang. Nhiều nguồn tin cho biết đã có những bất đồng sâu sắc trong cuộc họp NATO nói trên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã coi vụ bắn hạ Su-24 là một “cú đâm sau lưng”. Ông Putin đã công khai đặt câu hỏi về vai trò của Ankara trong việc tài trợ cho IS, đặc biệt là về dòng chảy tự do dầu lậu qua Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoại trưởng Nga đã yêu cầu 4,5 triệu công dân Nga hủy bỏ kế hoạch sang du lịch tại Thổ Nhĩ Kỳ, khôi phục lại chế độ thị thực đối với công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Kremlin cũng ban hành sắc lệnh cấm tất cả các hợp đồng làm ăn mới giữa cá nhân và tổ chức Nga với phía Thổ Nhĩ Kỹ, bao gồm việc tuyển dụng nhân công, xuất nhập khẩu hàng hóa và du lịch.
Để bảo vệ các chiến đấu cơ đang tác chiến tại Syria, Nga đã triển khai khoảng 30 máy bay chiến đấu để hộ tống các máy bay ném bom. Đặc biệt, Moscow cũng đã triển khai hệ thống tên lửa S-400 tối tân tại căn cứ không quân Hmaymime (sát Lattakia). Với tầm bắn 400 km, hệ thống phòng không này có thể phát hiện và tiêu diệt tới 160 mục tiêu cùng lúc. Liên quân do Mỹ dẫn đầu bao gồm Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đã lập tức tạm ngừng bay trên không phận Syria.
Từ những yếu tố trên, chúng ta có thể kết luận rằng NATO đã biết việc chuẩn bị tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ và cho phép nó diễn ra.
- Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 không phải là một tai nạn, mà là một chiến dịch được lên kế hoạch kỹ lưỡng từ trước nhằm để hất Nga ra khỏi khu vực dành cho sự chiếm đóng của Pháp, Israel và Anh. NATO luôn theo sát chi tiết cả chiến dịch chống phiến quân của Nga và vụ tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, đã chọn cách không can thiệp.
- Không để áp lực khuất phục, Nga tìm thấy trong vụ tranh cãi này cả lý do và cơ hội để mở rộng hiện diện quân sự tại Syria. Đặc biệt, Moscow đã nhân đó triển khai hệ thống tên lửa S-400.
- Chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ mà truyền thông quốc tế không biết tới trong4 năm qua giờ đây đã bị bóc trần (cướp bóc các xí nghiệp Syria, thiết lập các trại huấn luyện chiến binh thánh chiến ở miền bắc Syria, bảo kê cho lực lượng thánh chiến, hỗ trợ Al-Qaïda, buôn lậu dầu để tài trợ cho IS).
- Chiến dịch phối hợp Pháp-Anh-Israel đã bị gián đoạn. Máy bay của liên quân không thể tự tung tự tác lâu thêm nữa trên không phận Syria
* Bài viết của tác giả Thierry Meyssan trên Voltairenet.
Theo QPAN