Nga sa “thế khó” trên chiến trường Syria

VietTimes -- Với tuyên bố của ông Putin rằng các lực lượng nước ngoài phải rút quân khỏi Syria và sự kiện Nga tạm dừng việc chuyển hệ thống S-300 sang Syria sau chuyến thăm của ông Netanyahu, nhiều người cho rằng quan hệ liên minh giữa Nga - Iran dường như đã chấm dứt trên chiến trường Syria. 
Nhưng tác giả TheSaker lại có một cách nhìn khác, ông coi sự việc này mang tính linh hoạt và mang bản chất của liên minh 3 nước Syria - Nga - Iran. 
Những tuần vừa qua đã có nhiều căng thẳng dâng cao giữa Israel và Iran trong những cuộc đối đầu trên cao nguyên Golan. Israel đã tiến hành nhiều cuộc không kích vào "các căn cứ của Iran" trên đất Syria, trong khi Damascus (theo cáo buộc thì là Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran) đáp trả bằng cách phóng tên lửa vào các vị trí của Lực lượng Phòng vệ Israel IDF.
Kết quả của những vụ tấn công là tổng thống Syria đã bay sang Nga một lần nữa để gặp tổng thống Vladimir Putin để bàn thảo về diễn biến của cuộc chiến và tiến trình chính trị để kết thúc nó. Trong cuộc gặp, tổng thống Putin đã tuyên bố các lực lượng nước ngoài phải rút khỏi Syria nhưng ông không đề cập cụ thể đến lực lượng nào - điều này khiến cho tuyên bố của ông trở nên khó hiểu. 
Tướng Massoud Jazayeri - cố vấn của Tổng tham mưu trưởng quân đội Iran tuyên bố Iran sẽ không rời Syria.
 Tướng Massoud Jazayeri - cố vấn của Tổng tham mưu trưởng quân đội Iran tuyên bố Iran sẽ không rời Syria.
"Chúng tôi xuất phát từ thực tế là đã có những thắng lợi quan trọng và sự thành công của quân đội Syria trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố, cùng sự bắt đầu của một hoạt động tích cực hơn, bắt đầu một tiến trình chính trị trong một giai đoạn tích cực hơn nữa, các lực lượng quân sự nước ngoài sẽ rút khỏi lãnh thổ của Cộng hòa Ả rập Syria". 
Tổng thống Nga đã không giải thích làm cách nào ông có thể ép lực lượng của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang chiếm đóng Syria sẽ rút quân khỏi vùng phía bắc và đông nước này. 
Nhưng tuyên bố trên không được Tehran coi trọng vì phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iran ông Bahram Ghassemi đã đáp lại tuyên bố về việc rút các lực lượng quân sự nước ngoài của ông Putin như sau: "Chúng tôi sẽ ở lại Syria khi vẫn còn mối đe dọa khủng bố và chính phủ Syria vẫn muốn chúng tôi ở lại đây". Tuyên bố này được đưa ra khi Damascus thúc giục Tehran ở lại Syria cho tới khi tất cả các lực lượng khủng bố và chiếm đóng ra đi. 
Nhưng tất cả những sự kiện trên không phải là tình trạng của sự bất đồng, những căng thẳng dâng lên trong những sự kiện đang leo thang và vai trò của Nga tại Syria.
Ngày 1.6, đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc ông Vasily Nebenzya xác nhận với báo chí có thỏa thuận giữa Israel và Nga sẽ rời quân Iran khỏi biên giới Syria-Israel. Sau đó, quan chức an ninh Israel phủ nhận thông tin này.
Ngày 1.6, đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc ông Vasily Nebenzya xác nhận với báo chí có thỏa thuận giữa Israel và Nga sẽ rời quân Iran khỏi biên giới Syria-Israel. Sau đó, quan chức an ninh Israel phủ nhận thông tin này. 
Rất nhiều nhà quan sát đã hiểu sai rằng trong khi những mục tiêu của Moscow đồng nhất với ý muốn của Tehran và Damascus, những sự kiện xảy ra gần đây mang một ý nghĩa khác. Rất nhiều lần đã có nhiều người tự hỏi tại sao Nga không cung cấp cho chính phủ Syria những vũ khí hiện đại nhất? Hay tại sao Moscow không bao giờ đáp trả hành động gây hấn của Israel? Những câu hỏi trên đã khiến nhiều người mơ hồ về vai trò của Nga tại Syria đến mức nhiều người đã chỉ trích ông Putin sau khi ông gặp gỡ thủ tướng Israel Netanyahu vào đầu tháng 5, một cuộc gặp đã tạo ra những tin đồn rằng "Putin đang gửi một thông điệp tới Syria". 
Cho tới tháng 7.2015, Nga đã chuyển giao và cung cấp vũ khí cho chính phủ Syria. Cho tới thời điểm đó, Nga vẫn tin rằng trong một kịch bản xấu nhất, chính phủ Syria vẫn có thể giữ được các khu vực sống còn của mình bao gồm cả tỉnh Latakia của người Alawite - nơi Không quân Nga vẫn thực hiện các chiến dịch. Hai sự kiện trong năm đó đã khiến Nga chính thức tham gia cuộc chiến Syria. Đầu tiên là cuộc đảo chính tại Ukraine và hậu quả của nó, sau đó là tình huống quân sự tại Syria trong cùng thời điểm.
Tháng 9.2015, Nga quyết định can thiệp quân sự vào Syria.
 Tháng 9.2015, Nga quyết định can thiệp quân sự vào Syria.
Vào xuân năm 2015, tình huống trở nên thảm khốc với toàn bộ quân đội Syria cùng các đồng minh. Đó lời thời điểm quân chính phủ Syria phải rút quân khỏi hầu hết các vùng nông thôn tại đất nước này do phải đối mặt với áp lực từ các nhóm Hồi giáo cực đoan do Washington hậu thuẫn. Đó cũng là khi tướng Qasem Soleimani của đội quân Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran IRGC tới Moscow để gặp gỡ các quan chức cao cấp của Nga với mục đích bàn thảo về việc Nga cần phải can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến. 
Iran không đủ khả năng để kìm chân các tay khủng bố Hồi giáo cực đoan đã nhận được rất nhiều hỗ trợ về tài chính và quân sự, nếu muốn làm được điều đó Iran sẽ phải điều toàn bộ quân đội của đất nước tới Syria. Mặc dù, Iran có thể muốn gây rủi ro cho tất bằng cách công khai can thiệp quân sự vào Syria thông qua việc triển khai quân đội Iran trên đất nước này, hậu quả của nước cờ này sẽ là một cuộc chiến toàn khu vực với việc Ả rập Xê-út và Israel cũng sẽ can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến. Rõ ràng Moscow đã có tính toán tương tự và hiểu rằng cách duy nhất để giảm căng thẳng cho tình thế Syria là can thiệp quân sự bằng lực lượng không quân Nga. 
Moscow có mặt tại Syria để kết thúc cuộc chiến chứ không phải để tạo ra một cuộc chiến mới. Họ sẽ làm mọi thứ trong quyền lực của mình để ngăn chặn căng thẳng leo thang. Nga có nhiều lợi ích với Damascus và Tehran: 
1 - Kết liễu những tay khủng bố người Caucasus và ngăn chúng quay lại đất Nga.
2 - Đảm bảo sự hiện diện lâu dài tại căn cứ Hải quân Nga ở cảng Tartus.
3 - Dàn xếp vấn đề chính trị của Syria.
4 - Ngăn Washington thực hiện được ý đồ thay đổi chế độ tại Syria sau đó tạo ra một "quốc gia thất bại" trong khu vực. 
IS được Washington chống lưng đã hoàn toàn thất bại trước liên minh Nga - Iran - Syria.
 IS được Washington chống lưng đã hoàn toàn thất bại trước liên minh Nga - Iran - Syria.
Điều đầu tiên và quan trọng nhất giữa Iran và Nga là sự bất đồng về tầm quan trọng của tổng thống Syria Bashar al-Assad. Với Tehran, ông Assad nắm giữ quyền lực là tất cả, đó là lý do chính Iran đã chống lưng cho chính phủ Syria trong nhiều năm, đảm bảo sự tồn tại của ông Assad nghĩa là đảm bảo sự tồn tại của Hezbollah. Mặt khác với Moscow, chỉ cần một chính phủ Syria ổn định là đủ, Assad phải ra đi hay không sẽ không có sức nặng với Nga như với Iran.
Cho tới năm ngoái, Nga vẫn để ngỏ viễn cảnh của việc ông Assad sẽ lui bước, nhấn mạnh việc họ không phải đang ủng hộ Assad mà là hỗ trợ Syria. Trong khi đó, Tehran luôn lớn tiếng về những hỗ trợ không điều kiện cho tổng thống Assad. Không phải tới giờ Moscow mới hiểu rằng cần phải cư xử thế nào tại Syria và tất cả những sự thỏa hiệp với Washington đã thất bại. 
Israel đã nhiều lần tấn công vào lực lượng al-Quds của Iran trên đất Syria.
 Israel đã nhiều lần tấn công vào lực lượng al-Quds của Iran trên đất Syria.
Kể từ năm 2016, Moscow đã rất cởi mở cho những cuộc đàm phán và đã thương lượng với Washington rất nhiều lần về việc ngừng bắn trên cả nước Syria nhưng đã thất bại hoàn toàn và khiến cho nhiều người Iran và Syria thiệt mạng do những tay Hồi giáo cực đoan đã tiếp tục lợi dụng tình huống ngừng bắn để tập hợp lực lượng và tái vũ trang. Sau rất nhiều bất đồng nội bộ giữa Iran và Nga trong việc ngừng bắn vô giá trị, Moscow đã buộc phải nhận ra rằng họ phải chiếm ưu thế để kéo Washington quay lại bàn đàm phán.
Vì thế, Aleppo đã được giải phóng và Moscow, Tehran đã chiến thuật hơn Washington, cộng với việc Ankara quay đầu, đến năm sau đó IS đã hầu như bị tiêu diệt, đặc biệt sau khi các lực lượng do Syria và Iran chống lưng giải phóng đường biên quyết định là thành phố Albukamaal, đã mở lại đường cao tốc Tehran-Damascus lần đầu tiên trong nhiều năm. 
Kể từ khi Nga tham gia cuộc chiến Syria, điều đã trở nên rõ ràng là Moscow kiểm soát các chiến dịch quân sự tại phía bắc và những vùng trung tâm của đất nước và Tehran chỉ huy các chiến dịch ở phía nam Syria - một thực tế gây lo lắng cho Israel.
Tehran và Moscow có rất nhiều bất đồng về các chiến dịch quân sự và những mặt trận cần ưu tiên. Ví dụ, IRGC đã rất mạnh mẽ tuyên bố họ muốn giải phóng nam Syria sau đó hành quân về cao nguyên Golan đang bị chiếm đóng, Moscow phản đối điều đó. Dù có nhiều bất đồng giữa các lãnh đạo Iran về vị trí của Moscow, hai nước vẫn hợp tác bởi Tehran nhận ra rằng chỉ có Nga có uy tín quốc tế và quyền lực để chuyển sự chú ý sang việc đánh IS thay vì chính phủ Syria - điều mà Moscow đã hoàn toàn thành công. 
Cao nguyên Golan là điểm nóng mới nhất trong cuộc xung đột Israel - Iran.
Cao nguyên Golan là điểm nóng mới nhất trong cuộc xung đột Israel - Iran. 
Syria cũng đóng vai trò là chủ nhà cho một cuộc xung đột khác giữa Israel và Iran. Nga và Israel lại có những mối quan hệ rất tốt đẹp dù có quan điểm khác nhau tại Syria. Israel đã không điềm tĩnh đến vậy khi thấy Nga can thiệp quân sự nếu Tel Aviv và Moscow không hiểu nhau. Israel coi Nga là nhà bảo đảm để giữ chân các lực lượng do Iran lãnh đạo vì Moscow có khả năng lãnh đạo các chiến dịch quân sự, thường lựa chọn các vùng bắc và trung tâm của Syria.
Israel nhận thức rằng nếu không có sự hiện diện của Nga tại Syria, Iran sẽ tăng cường sự hiện diện với nhiều nghìn lính vì thế Israel đã im lặng để Nga chuyển vũ khí cho Syria. Cũng cần hiểu rằng Nga không phải là một phe trong cuộc xung đột Israel-Syria/Iran và sẽ không tham gia bất cứ một cuộc chiến tương lai nào giữa những lực lượng này. 
Thực tế, với hành động gây hấn gần đây của Israel tại Syria, Moscow đã thúc giục Tel Aviv, Damascus và Tehran kiềm chế. Đó là bởi Moscow đã nhiều lần đòi hỏi Damascus và Tehran phải kiềm chế việc đáp trả các cuộc tấn công của Israel trong nhiều dịp khác nhau. Và mục tiêu của Moscow cũng rất gần với những mong muốn của Trục kháng cự (Syria, Iran và Hezbollah) và Nga cần liên minh này phải giành được những mục tiêu cho họ tại Syria.
Sau cùng thì Trục kháng cự đang thay đổi tình thế trên thực địa, lát đường cho một giải pháp chính trị thực tế. Vì thế, trong khi Nga không muốn sự leo thang của Damascus và Tehran với quân đội Israel ở phía nam không có nghĩa là Moscow sẽ khiến Iran và Syria không trả đũa nếu Israel vượt qua lằn ranh này. 
Mới đây, ông Putin đã tuyên bố tất cả các lực lượng nước ngoài phải rút khỏi Syria.
 Mới đây, ông Putin đã tuyên bố tất cả các lực lượng nước ngoài phải rút khỏi Syria.
Vào đêm ngày 10.5, lực lượng Syria đã bỏ qua những cảnh báo từ Moscow để đáp trả lại một vụ tấn công khác của Israel. Điều này có nghĩa là hoặc Moscow đã bật đèn xanh cho Damascus hoặc Syria lựa chọn việc bỏ qua lời khuyên của Nga và trả đũa mặc cho những căng thẳng tăng cao. Cả hai kịch bản đều có khả năng xảy ra nhưng kịch bản thứ 2 có lẽ nói lên bản chất của liên minh nhiều hơn - một liên minh có những lợi ích chung với một vài bất đồng từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, không giống như "đồng minh" của Washington được xây dựng trên bá quyền và các mối đe dọa. 
Hiện tại, Damascus và Tehran tôn trọng sự linh hoạt trong những mối quan hệ của Israel và Nga cũng như Moscow tôn trọng quan hệ sâu sắc của Iran-Syria cùng các lợi ích của họ. Dù Nga đã giúp đỡ Damascus rất nhiều, Damascus và Tehran vẫn sẽ theo đuổi những mục tiêu riêng trong cuộc chiến này, sẽ bao gồm các giải pháp quân sự nhắm tới việc giải phóng toàn bộ đất nước - ngược lại với tiến trình chính trị của Nga nhắm tới việc hòa giải các phe khác nhau trong cuộc xung đột.
Điều này xảy ra không phải vì Tehran và Damascus không biết ơn vì những gì Moscow đã làm tại Syria nhưng nó phản ảnh bản chất của liên minh này, mọi bên đều tôn trọng các lợi ích của nhau. Phương thức hành động của Tehran và Damascus sẽ tự biểu lộ ra trong vài tuần khi lực lượng quân chính phủ Syria nhắm tới những trung tâm ở phía nam là tỉnh Daraa và Quneitra. Với việc Trục kháng cự tiến tới gần vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng, căng thẳng sẽ tiếp tục dâng cao. 
Trong khi Nga không phải là một phần của Trục kháng cự chống lại Israel và một vài mục tiêu của họ xung đột với lợi ích của Iran và Syria, vai trò của Moscow tại Syria chưa bao giờ được coi trọng một cách đầy đủ. Nếu thiếu Moscow trong bức tranh, không chỉ Syria bị hủy diệt mà một cuộc chiến lớn trong khu vực sẽ xảy ra. 
Hiện tại, cuộc nội chiến Syria đã tới hồi kết và một câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trục Do thái mặc cho nỗ lực hòa giải của Moscow vẫn lựa chọn khơi mào chiến tranh? Liệu Nga có mặc cho nỗ lực của mình tiêu tan hay sẽ hành động? Quan trọng hơn: Liệu liên minh Nga-Iran-Syria có tồn tại sau những leo thang như vậy?