Nga quyết không khoanh tay để Mỹ, Israel “đánh hội đồng” Iran

VietTimes -- Nga sẽ không đơn giản trao Iran cho Israel hay Mỹ. Lý do này bao gồm cả thực tế rằng Mỹ-Israel và Ả rập Xê-út đang tiến hành một cuộc chiến lớn chống lại Iran. Cuộc chiến này sẽ không ngoài mục đích "thay đổi chế độ" tại Iran và có thể tạo nên những hậu quả thảm khốc lan ra trong khu vực từ Syria, Iran tới Trung Á hay ngay cả nước Nga, theo JNO.

Với câu hỏi về sự hiện diện của Iran tại Syria đang nóng lên - sự hiện diện này không phải là không hợp pháp và cũng không phải là một cuộc xâm lược như những gì Mỹ đang làm, căng thẳng trong khu vực đang tăng lên. Israel đã hoàn toàn bác bỏ ý muốn hợp lý của Nga tạo ra một vùng đệm gần 100km giữa biên giới Israel và lực lượng của Iran tại Syria.

Điều này cho thế giới thấy được ý định của Israel và đất nước này sẽ không bao giờ hài lòng nếu Iran không rút quân khỏi một đất nước, nơi đội quân do Iran chống lưng đóng một vai trò quan trọng trong liên minh với quân Syria và Nga để tiêu diệt IS - lực lượng khủng bố giàu và tàn bạo nhất thế giới.

Iran gửi 15.000 lính tinh nhuệ thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo sang chống khủng bố tại Syria.
 Iran gửi 15.000 lính tinh nhuệ thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo sang chống khủng bố tại Syria.

Sự thất bại của IS cũng là sự thất bại với nhiều nước trong khu vực bao gồm cả Israel và các nước ngoài khu vực có kế hoạch "hất cẳng ông Assad" để lát đường cho việc thay đổi cán cân quyền lực ở vùng Trung Đông theo hướng có lợi cho họ, sau đó thống trị tuyệt đối tuyến đường quyết định của thế giới và một khu vực giàu có nhất về năng lượng.

Với việc Iran đã thiết lập căn cứ vững chãi tại Syria và khu vực, kẻ thù chính của Iran là Israel, Mỹ và Ả rập Xê-út đang muốn đảo ngược điều này. Vì thế, Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, không phải bởi vì Iran vi phạm thỏa thuận này mà vì Israel đã thuyết phục ông Donald Trump cần thiết phải làm vậy.

Nhưng dù tăng nhiệt căng thẳng, Israel và Mỹ cũng sẽ không làm cho Iran thôi sự hiện diện thường trực tại Syria. Trong khi đó, Nga đã đánh giá mối quan hệ với Israel và vì thế Nga đang tìm cách để giải quyết vấn đề, Nga coi Iran là một đồng minh tiềm năng về mặt dài hạn để ngăn sự hồi sinh của IS trong khu vực.

Nếu thiếu Iran, IS có thể dễ dàng lan rộng và xa dọc tây và trung Á. Vì thế, Iran giữ một vai trò cốt yếu trong việc chiến đấu chống lại âm mưu của chủ nghĩa khủng bố - vốn đã thất bại nhưng chưa hoàn toàn diệt vong cả về mặt thực tế lẫn chính sách. Thực tế, rất nhiều nhân vật tại Israel đã tranh luận về việc duy trì IS, coi việc IS bị tiêu diệt là một sai lầm mang tính chiến lược và muốn dùng lực lượng này như một công cụ để chống lại Iran.

Tháng 9.2015, tổng thống Putin quyết định đưa quân can thiệp vào Syria để giúp ông Bashar al-Assad giữ vững chế độ. Đây là một bước ngoặt cho tình hình Trung Đông.
 Tháng 9.2015, tổng thống Putin quyết định đưa quân can thiệp vào Syria để giúp ông Bashar al-Assad giữ vững chế độ. Đây là một bước ngoặt cho tình hình Trung Đông.

Vì vậy, Nga sẽ không đơn giản trao Iran cho Israel hay Mỹ. Lý do này bao gồm cả thực tế rằng Mỹ-Israel và Ả rập Xê-út đang tiến hành một cuộc chiến lớn chống lại Iran, cuộc chiến này sẽ không ngoài mục đích "thay đổi chế độ" tại Iran. Nếu điều này xảy ra có thể tạo nên những hậu quả thảm khốc lan ra trong khu vực từ Syria, Iran tới Trung Á hay ngay cả nước Nga.

Và nếu ý định tai họa này thắng thế, nó sẽ đưa Mỹ vào vị trí phá vỡ con đường tơ lụa mới giữa Trung Quốc và châu Âu - một lãnh thổ then chốt mà cho chương trình kết nối của Iran và lục địa Á Âu. Vì thế, Iran là chìa khóa cho những kế hoạch kết nối có tiềm năng thay đổi toàn bộ bức tranh địa kinh tế châu Á.

Còn Nga không muốn có một cuộc đối đầu quân sự hay sự leo thang giữa Iran và Israel tại Syria. Vì nếu điều đó xảy ra sẽ làm phức tạp nghiêm trọng tình hình tái thiết Syria thời hậu chiến và có thể khiến cho Nga phải liệu trước cần giữ sự can thiệp quân sự lâu dài hơn trong khu vực. Nên ở góc độ của Nga, Nga sẽ tập trung vào việc phục hồi hòa bình tại nam Syria theo con đường không chỉ tạo ra một vùng đệm giữa Iran và Israel mà còn không để không gian cho Israel tấn công Syria hay quân đội Iran như Israel vẫn đang hành động. Thực tế, điều này đã xảy ra ở một mức độ nào đó.

Nga đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của mình tại Syria.
 Nga đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của mình tại Syria.

Theo chiến lược phối hợp giữa Nga-Syria-Iran, Iran sẽ đứng ngoài việc giải phóng miền nam Syria. Những hoạt động tác chiến được lãnh đạo bởi quân chính phủ Syria với sự hỗ trợ của lực lượng hàng không vũ trụ Nga. Sự vắng mặt của Iran được phương Tây coi là khỏi đầu cho một "đường ra" từ Nga và là kết quả của những đàm phán giữa Nga và Israel. Quan niệm sai lầm này đã bị bác bỏ khi phái viên đặc biệt của tổng thống Vladimir Putin, ông Alexander Lavrentiev tới Tehran vào ngày 18.7 và đảm bảo quan hệ hợp tác lâu dài với Iran tại Syria. Thực tế, cuộc họp đã thành công trong việc nếu bật những dàn xếp và thành quả mới nhất tại nam Syria không phải là một phần của thỏa thuận giữa Israel và Nga mà là những tiến trình chính trị và khung chính sách của những cuộc đàm phán tại Astana và Sochi có liên quan cả tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy phạm vi hợp tác giữa Nga và Iran không bị thu hẹp. Khi tính tới nhân tố Trung Quốc trong bàn cờ địa chính trị lớn, vị trí của Iran trong khu vực càng trở nên mạnh mẽ. Mặc cho các lệnh trừng phạt chống lại Iran của Mỹ, Trung Quốc không có ý định hủy bỏ công việc làm ăn với Tehran. Thực tế, Bắc Kinh đã lên kế hoạch tăng sản lượng dầu nhập khẩu từ Iran. Và việc Trung Quốc liên minh với Iran vì những lý do không giống Nga: Iran không chỉ quan trọng vì là một lãnh thổ liên kết trong con đường tơ lụa mới mà còn để ngăn chặn sự lan tỏa của hồi giáo cực đoan dòng Sunni sang phía Tây Á.

Cả Nga và Trung Quốc đều hiểu rằng sự bất ổn của Iran có thể gây nên bất ổn cho toàn bộ khu vực. Vì thế, bất cứ đề nghị gì mà Nga đưa ra với Israel (và Israel có thể bác bỏ) sẽ đưa ra yếu tố có tính chất cấp bách để ngăn chặn chương trình gây bất ổn của phương Tây.