|
Tàu chiến của Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công mục tiêu phiến quân tại Syria |
(tiếp theo kỳ trước)
Nga phóng “sát thần” Kalibr tấn công phiến quân Syria, Mỹ-NATO lạnh gáy
Điều này thể hiện rõ nhất trong tầm với về phương bắc của Nga, nơi nước này đã quân sự hóa Bắc Cực. Sáng kiến này được Hạm đội Biển Bắc Nga thực thi, hạm đội này lại bắt đầu triển khai tàu ngầm ở Bắc Đại Tây Dương với số lượng lớn. Sau khi sáp nhập Crimea và mở rộng căn cứ ở Sevastopol, hải quân Nga cũng đã mau chóng điều động các tàu khu trục và tàu ngầm mới tới Hạm đội Biển Đen.
Cựu chỉ huy hải quân Mỹ ở châu Âu, Đô đốc Mark Ferguson đã mô tả vòng cung từ Bắc Băng Dương tới Biển Đen là “vòng cung thép của Nga”, gợi nhắc người ta đến Bức màn sắt của Churchil.
Vậy từ những hành động trong quá khứ của Nga, Mỹ có thể suy đoán gì về các hành vi của nước này trong tương lai. Liệu Mỹ có lý do để quan ngại không khi hải quân Nga được trang bị mạnh phóng tên lửa hành trình tầm xa Kalibr tấn công phiến quân Syria?
Theo quan điểm của Mỹ và đồng minh, tình trạng hiện nay của hải quân Nga vừa khiến các nước này ngạc nhiên, đồng thời cũng rất lo ngại. Một điểm có lợi cho phương Tây là dù Nga có đổ bao nhiêu tiền của để xây dựng hải quân thì các nhà phân tích cũng cho rằng hải quân Nga khó có thể tranh giành quyền kiểm soát các đại dương với NATO. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì sự đam mê thống trị của Nga không phụ thuộc vào nhu cầu kinh tế. Mátxcơva chưa từng và đến nay vẫn chưa có một nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại toàn cầu, do đó không có nhiều nhu cầu trong việc kiểm soát các vùng biển, Warontherock nhận xét.
Ngoài ra, Nga không có khả năng xây dựng thêm các tàu lớn như tàu sân bay để có thể triển khai sức mạnh và kiểm soát các vùng biển xa khơi. Thêm vào đó, nền kinh tế Nga hiện nay cũng đang trong giai đoạn khủng hoảng. Sự trì trệ trong tăng trưởng GDP khiến nước này không thể tăng cường bổ sung nguồn lực cho hải quân.
Tuy nhiên, hải quân Nga hiện nay vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh do Peter Đại đế vạch ra. Đầu tiên là bảo vệ đất nước. Hải quân Nga tập trung cơ bản vào vùng đất gần biên giới nước Nga. Phần lớn các chiến dịch triển khai và các cuộc diễn tập đều được thực hiện ở các vùng biển gần Nga. Hải quân nước này có sức mạnh hỏa lực lớn nhưng hạn chế về tầm bắn. Tuy nhiên, điều này chỉ an ủi các nước NATO không ở Đông Âu.
Việc triển khai các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Nga có thể đáng lo ngại, nhưng chủ yếu mục đích chỉ là để bảo vệ đất nước, vì các tàu ngầm này sẽ tham gia vào cuộc tấn công trả đũa của Nga, đó là khả năng răn đe của nước này.
Mối quan tâm thứ hai của Sa hoàng là giành được sự tôn trọng và sự công nhận ngoại giao trên toàn cầu. Điều này sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi các chuyến thăm hải cảng và các cuộc diễn tập quân sự của hải quân Nga trên khắp thế giới. Trong những tháng gần đây, các tàu Nga đã đến thăm Namibia, Philippine, Nam Mỹ và Seychelles và cũng đã tiến hành các cuộc tập trận với hải quân Indonesia và Trung Quốc. Tuy nhiên NATO cũng không cần quá lo ngại trước những hành động này.
Hiện nay, các nhiệm vụ hải quân của Nga có vẻ đã âm thầm phát triển và trở thành một phương tiện để quảng cáo và bán các loại vũ khí tinh vi của nước này. Điển hình là nhờ các hoạt động của Nga ở Syria, nước này đã bán được tên lửa hành trình Kalibr và tàu ngầm diesel lớp Kilo.
Việc xuất khẩu vũ khí là nguồn thu thập ngoại tệ lớn của Nga, chỉ đứng sau việc bán các sản phẩm dầu mỏ. Điều này có thể không được quan tâm nhiều, nhưng các nước có tầm quan trọng chiến lược hoặc đồng minh của Mỹ có thể trở thành khách hàng của nga khi họ nhận ra sự hiệu quả khi mua các hệ thống vũ khí này, cộng thêm với các dịch vụ hậu mãi như sửa chữa và hỗ trợ các hợp đồng mua bán vũ khí, chẳng hạn như Ấn Độ.
Mối quan tâm lớn hơn là hải quân Nga hiện đang tiến hành các chiến dịch quân sự ở Syria, cách xa biên giới nước này. Hải quân Mỹ đã học được bài học lịch sử rằng không có cách nào thay thế học cách chiến đấu ở xa đất nước ngoài việc đưa hải quân vượt xa khỏi ô an ninh của đất nước và buộc họ phải học cách triển khai tác chiến mà không có sự trợ giúp nhiều từ tổng hành dinh hạm đội.
Theo Warontherock, đây chưa từng là điểm mạnh của hải quân Nga trong quá khứ. Đồng thời các chiến lược quốc gia Nga cũng nên được suy xét kỹ lưỡng, NATO có thể dự đoán sự phát triển chiến tranh lai trên biển ở phía đông Địa Trung Hải, do các lực lượng trên bộ của Nga ở Ukraine và Đông Âu tiến hành.
Có lẽ mối quan tâm lớn nhất và quan trọng nhất của NATO là cách Nga đưa ra quyết định về an ninh quốc gia, tập trung chủ yếu vào ông Putin. Tổng thống Putin chắc chắn rất muốn phát triển hải quân.
Trong cuộc họp báo gần đây, ông Putin đã cho biết ý tưởng đưa tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đến Địa Trung Hải là sáng kiến của cá nhân ông. Căn cứ vào tần suất tham gia của Putin trong các sự kiện hải quân và mặc cả quân phục hải quân, không có gì không hợp lý khi kết luận rằng ông Putin có mối quan tâm đặc biệt với việc xây dựng hạm đội hải quân hùng mạnh của nước Nga. Hơn nữa, ông Putin lại là người sẵn sàng chấp nhận rủi ro và là một bậc thầy judo. Do đó, Mỹ và NATO nên tập trung vào cá nhân lãnh đạo Putin để lường trước hành động của Nga trong tương lai, Warontherock khuyên.