Tờ Jane's Defense Weekly Anh ngày 25/10 cho hay Chính phủ Nga đã công bố kế hoạch ngân sách mới, tổng chi tiêu quốc phòng năm mới sẽ giảm 371 tỷ rúp (6 tỷ USD). Tổng chi tiêu từ 3.100 tỷ rúp (49,8 tỷ USD) năm 2016 sẽ giảm xuống 2.728 tỷ rúp, đã giảm 12%.
Trong khi đó, ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2016 tăng 7,6% so với năm trước, đạt 954,354 tỷ nhân dân tệ (141 tỷ USD).
Phương hướng cơ bản của kế hoạch chi tiêu mới do Bộ Tài chính Nga công bố vào tháng 10/2016 được khái quát là "Phương hướng cơ bản của ngân sách tài chính năm 2017 và dự kiến kế hoạch các năm 2018 và 2019".
Dựa vào con số hiện nay, đến năm 2017, chi tiêu quốc phòng của Nga sẽ giảm khoảng 8,5%, còn 2.836 tỷ rúp, trong năm 2017 sẽ tiếp tục giảm 3,8% còn 2.728 tỷ rúp.
Có chuyên gia cho rằng ngân sách chi tiêu quân sự của Liên bang Nga đã liên tục tăng trưởng trong nhiều năm.
Mức tăng ngân sách cao nhất lên tới khoảng 1/3, nhưng tỷ lệ sử dụng "đúng chỗ" trên thực tế của ngân sách luôn không hề lý tưởng.
Trong giai đoạn đầu sau khi Liên Xô tan rã, tỷ lệ "đúng chỗ" của chi tiêu quân sự Nga từng dưới 40%.
Trong thời kỳ kinh tế đi lên, tình hình "đúng chỗ" thực tế của chi tiêu quân sự có chuyển biến tốt.
Từ khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine đến nay, mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn nhấn mạnh kinh tế nước này không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng rất nhiều quan chức chỉ ra tình hình kinh tế Nga không thể tiếp tục gánh được chi tiêu quân sự cao như vậy.
Ông Vladimir Putin đã cách chức Bộ trưởng Tài chính, kiên trì tăng chi tiêu quân sự. Chi tiêu quân sự năm 2015 đã tăng hơn 21% so với năm 2014. Nhưng, khó khăn tài chính thực tế đã không thể hỗ trợ cho tham vọng này.
Tình hình tàu sân bay Kuznetsov không được đại tu kéo dài đã thể hiện được tình hình khó khăn thực tế này. Vì vậy, tháng 3/2016, Nga đã quyết định cắt giảm chi tiêu thực tế của năm 2016. Kế hoạch tài chính mới của Nga bắt đầu co lại.