Nga “kiểm kho” uy lực tên lửa, không quân, hải quân Việt Nam

VietTimes -- Hơn 40 năm kể từ khi chấm dứt chiến tranh, Việt Nam và Nga phát triển mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, bất chấp những giai đoạn khó khăn sau chiến tranh biên giới 1979 ở Việt Nam và thời kỳ Liên Xô tan rã.
Tên lửa hành trình diệt hạm do Việt Nam chế tạo theo giấy phép của Nga, có tầm bắn 260km

Những năm gần đây, trước nguy cơ xung đột trên biển Đông, Việt Nam đẩy mạnh tiến trình hiện đại hóa quân đội.

Trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, lực lượng bẻ gãy sức mạnh vô địch của không quân Mỹ - quân chủng Phòng không Không quân phát triển mạnh cả về lượng và chất, trong đó lực lượng Không quân Việt Nam có những biến chuyển rõ rệt, dù không nhiều về số lượng nhưng không thể nghi ngờ về chất lượng tác chiến.

Sau khi Bộ Quốc phòng quyết định cho nghỉ hưu loại tiêm kích lẫy lừng chiến công MiG 21, không quân Việt Nam còn 88 chiếc Su -22М3/4, 36 Su-30МК2, 7 Su-27SК và 5 Su-27UBK. Việt Nam đã đưa vào biên chế một số lượng lớn tên lửa chiến thuật phục vụ cho tác chiến không-hải.

Vũ khí chủ lực của các máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-30MK2  là 280 tên lửa hành trình chiến thuật tầm xa có độ chính xác cao Kh-59ME (200 km), X-59MK và MK2 (285 km). Tất cả các tên lửa được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại, đồng bộ với đầu tự dẫn radar  (radar chủ động không đối hải và đầu tự dẫn vô tuyến Không đối đất), tên lửa có những tính năng kỹ thuật bay tốt hơn tên lửa của Đức-Thụy Điển "Taurus KEPD-350" nhưng thua sút hơn về chủng loại đầu đạn.

Chiến đấu cơ Su-30MK2 của không quân Việt Nam

Không quân Việt Nam sở hữu hàng trăm tên lửa Kh -31 (tên lửa dụng động cơ phản lực dòng khí thẳng, tốc độ siêu âm trên toàn bộ quỹ đạo đường bay, Kh-31A là tên lửa chống tàu, Kh – 31P là tên lửa chống radar. Các tên lửa này được trang bị cho máy bay tiêm kích đa nhiệm Su- 30MK2 và Su – 27. Ngoài ra, lực lượng không quân còn sở hữu nhiều tên lửa Kh – 29 T và TE, có thể biên chế cho Su-22M4.

Như vậy, mặc dù số lượng máy bay tiêm kích đa nhiệm hiện đại không lớn, nếu tính cả Su – 27 thì có 48 chiếc tiêm kích hiện đại, nhưng sở hữu một số lượng rất lớn tên lửa không đối hải, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ biển đảo Việt Nam.

Hệ thống phòng không của Việt Nam hiện nay được coi là hệ thống thê đội nhiều tầng lớp mạnh nhất Đông Nam Á với hệ thống phòng không tầm xa S- 300 PMU – 2  với hai tiểu đoàn tên lửa, theo kế hoạch sẽ tiếp nhận thêm 4 tiểu đoàn với hàng trăm đạn tên lửa 48N6Е2.

Tầm trung là 6 khẩu đội tên lửa Buk-M-2E "(200 tên lửa phòng không 9M317), 30 khẩu đội tên lửa S-75" Volga-2MV, 10 tổ hợp tên lửa phòng không 2K12" Kub "(với hàng ngàn tên lửa).

Tầm gần bao gồm 12 tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir – S1, 30 khẩu đội tên lửa S-125 "Pechora" và 20 xe tên lửa phòng không tầm gần "Strela-10", ngoài ra con pháo phòng không các cỡ nòng,  tên lửa vác MANPADS "Strela" và "Igla".

Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 của Việt Nam

Lực lượng phòng không của Việt Nam được chia thành các sư đoàn phòng không, trong đó sư đoàn phòng không 361 là sư đoàn mạnh nhất, được trang bị hệ thống tên lửa S-300 PMU -2, Pantsir – S1, Buk – M2E và các tổ hợp tên lửa khác. Ngoài ra, sư đoàn phòng không 377 là sư đoàn bảo vệ quân cảng Cam Ranh và quần đảo Trường Sa đang được tăng cường các loại vũ khí hiện đại khác, trước mắt là có thể là tổ hợp tên lửa tầm gần Spyder – SR của Israel.

Lực lượng hải quân Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một lực lượng hải quân hùng mạnh trong khu vực. Sức mạnh chủ chốt của hải quân Việt Nam là 6 tàu ngầm diesel – điện dự án 636.1 Kilo. Tàu có độ ồn thấp nhất, tương tự như tàu ngầm dự án 885 "Yasen" và tàu ngầm Mỹ "Seawolf", được trang bị tên lửa hành trình lớp Club – S ЗМ54E, có khả năng tấn công bất ngờ các chiến hạm nổi trên khoảng cách đến 300 km.

Các chiến hạm nổi hiện có trong biên chế là 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9  dự án 11661 trang bị hai giá phóng tên lửa chống tàu 4 ống phóng Uran – E Kh-35 và 10 khinh hạm tên lửa tấn công nhanh dự án 12418 Molniya trang bị 4 giá phóng tên lửa 4 ống phóng Kh – 35 Uran - E (hoặc giá phóng tên lửa chống tàu Kh-41 Moskit).

Ngoài ra, bờ biển Việt Nam còn được bảo vệ bằng nhiều hệ thống tên lửa đất đối hải khác nhau, nổi bật là 2 khẩu đội tên lửa chống tàu Bastion với tên lửa P-800 Yakhont  và hàng loạt tên lửa chống tàu mới nhập Kh-35 Uran – E.

Tên lửa Extra của hải quân Việt Nam
Tàu ngầm Kilo "hố đen" trên vịnh Cam Ranh
Tên lửa diệt hạm Klub-S trang bị cho tàu ngầm Kilo

Việt Nam cũng được phép sản xuất tên lửa chống tàu lớp Kh – 35 E và đặt tên là KTC – 15. Như vậy, bờ biển Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế EEZ được bảo vệ chắc chắn bằng nhiều tầng, nhiều lớp tên lửa đất đối hải hiện đại.

Tính đến thời điểm này, tiến trình phát triển và hiện đại hóa của lực lượng Phòng không Không quân và Hải quân Việt Nam không ngừng lớn mạnh. Từ thời điểm tự mua sắm các loại vũ khí phòng thủ, Việt Nam đang có xu hướng hợp tác quốc tế nhằm phát triển vũ khí trang bị của riêng mình, thoát ra khỏi sự lệ thuộc bởi các chế định mua sắm vũ khí mà các cường quốc đặt ra nhằm hạn chế sức mạnh của các nước đang phát triển.

Trong tương lai, sẽ có nhiều các quan hệ hợp tác nghiên cứu sản xuất các sản phẩm quốc phòng không chỉ với nước Nga mà với nhiều nước khác trên thế giới để có được những loại vũ khí trang bị hiện đại mang dấu hiệu: Made in Vietnam.

Theo Army new.ru

QA