Thậm chí kể từ những dấu hiệu đầu tiên về việc Nga cắm doanh trại tại sân bay ở Latakia, đã xuấ hiện những giả thuyết lan truyền xung quanh chiến lược của Nga tại Syria, ý đồ và những câu hỏi về việc Nga (và những đối tác khác) chỉ đi xa tới đâu. Có hàng loạt điều chứng minh những giả thuyết trên hoàn toàn sai lầm.
Trên không
Không quân Nga đã thực hiện số lần xuất kích với thành công được thừa nhận. Tần suất máy bay xuất kích hiện nay trong khoảng từ 48 đến 96 lần ngày. Đây là một con số cao như tờ New York Times thừa nhận: “Các chiến đấu cơ Nga ít nhất hiện nay đang thực hiện nhiều đợt không kích trong một ngày nhằm vào phiến quân chống chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad tương tự liên minh do Mỹ dẫn đầu đánh IS thực hiện mỗi tháng trong năm nay”.
Nga đã tấn công một số lượng lớn các mục tiêu trong số các nhóm phiến quân chống Assad. Đã có báo cáo các cuộc không kích của Nga giết chết tư lệnh Sư đoàn Duyên hải thứ nhất và nguyên là sỹ quan quân đội Syria nay là một thủ lĩnh phiên quân Basil Zamo vào ngày 19/10. Tư lệnh lữ đoàn Nour al-din al-Zinki cũng đã bị giết.
Liệu Nga có thể duy trì cấp độ chiến dịch không kích như vậy? Có thể. Trong khi hầu hết không có đồng minh NATO nào của Mỹ có thế sánh được với những gì Nga đã làm trên bầu trời. Đó là những bài học đáng tiếc của NATO trong cả hai chiến dịch không kích tại Kosovo và Libya.
Trên biển
Hải quân Nga lâu nay vẫn bị NATO xem thường. Tuy nhiên Nga, một cách rất ấn tượng, đã vừa nâng cấp các chiến hạm cũ và vừa bổ sung các tàu chiến mới. Và hải quân Nga đã thể hiện một khả năng đáng gờm: Các tàu hộ vệ và chiến hạm cỡ nhỏ của Hạm đội Caspian có thể phóng tên lửa hành trình tầm xa đánh trúng các mục tiêu cách đó 1.500km. Đây là năng lực trước đó chưa từng biết tới của hải quân Nga.
Hãy thử hình dung viễn cảnh, hai tàu tác chiến ven bờ của Mỹ Freedom và Independence, về căn bản đều lớn hơn đáng kể với trọng tải 2.900 tấn và 3.100 tấn, nhưng chúng lại không hề có bất cứ tên lửa hành trình tầm xa nào hoặc khả năng hỏa lực tương tự.
Vì thế, đây là một tiết lộ lớn. Nó gửi cho phương Tây một thông điệp mạnh mẽ, thậm chí khiến một nhà bình luận cho rằng Hạm đội Caspian của Nga là một yếu tổ thay đổi cuộc chơi. Với các chiến hạm nhỏ, giá thành thấp, công nghệ đơn giản và dễ chế tạo, hải quân Nga đang thể hiện một năng lực vô song và nêu bật thành quả của những nỗ lực hiện địa hóa hải quân mà phần lớn chưa được biết tới.
Các nhà quan sát cũng nghi ngờ hải quân Nga, nhất là Hạm đội Biển Đen có thể duy trì tác chiến lâu dài. Nhưng qua hơn 3 năm qua, hàng đoàn tàu vẫn đều đặn cung cấp hàng hóa thiết yếu cho các lực lượng của ông Assad qua Latakia và Tartus và không hề có dấu hiệu đáng báo động nào.
Với sự dấn thân ngày một mạnh mẽ trên mặt đất và không quân Nga, phương Tây nên chờ đợi Nga tăng cường khả năng tiếp vận qua đường hàng hải nhằm đáp ứng yêu cầu của liên minh các đối tác thân Assad và quả thực họ đang làm đúng như thế.
Trên thực tế, Hạm đội Biển Đen tỏ ra vô giá đối với Nga và các đối tác Syria. Soái hạm của Hạm đội Biển Đen là tàu tuần dương tên lửa Moskva, có sự hộ tống của một số chiến hạm mặt nước đã triển khai tại Syria, hình thành hệ thống phòng không từ biển Địa Trung Hải.
Những lời chê bai rằng đó là những tàu cũ với các công nghệ lạc hậu. So với đội tàu của NATO đó là sự thật, nhưng chúng lại rất thích hợp với công việc được triển khai. Sự hiện diện của chúng là mối đe dọa lớn mà các nhà hoạch định hải quân của NATO không thể xem thường. Theo ý kiến chung, Nga đang xây dựng lực lượng hải quân trong vài năm qua, phù hợp với tuyên bố và thể hiện các mục tiêu chính sách đối ngoại.
Rất nhiều đánh giá về những gì quân đội Nga có thể và không thể làm đều không xác đáng. Điếu đó khiến cho nguy cơ phương Tây có những đánh giá sai lầm về việc Nga sẽ đi xa tới đầu trong chiến dịch quân sự tại Syria. Khi giới phân tích và các nhà lãnh đạo phương Tây tìm cách “dìm hàng” khả năng quân sự của Nga, Moscow dường như sẽ tiếp tục tận dụng cơ hội này để chứng tỏ họ sai lầm.
Theo QPAN