Nga hô mưa gọi gió Syria, Trung Quốc “tọa sơn quan hổ đấu”

Ngao cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi, các chuyên gia Trung Quốc căng mắt theo dõi, đánh giá các chiến thuật, vũ khí trang bị mà các bên giao chiến sử dụng. Họ đánh giá cao vũ khí Nga sử dụng ở chiến trường Cận Đông.
Xe tăng T-90 của Nga đã tham chiến tại Syria
Xe tăng T-90 của Nga đã tham chiến tại Syria

Các hành động của Không quân-vũ trụ Nga (VKS) ở Syria đã cho phép ngăn chặn sự tan vỡ nhà nước ở Cận Đông, đánh dấu sự chấm hết đối với “Mùa xuân Arab” và sự quay lại vũ đài quốc tế của Nga với tư cách một đấu thủ tích cực.

Yếu tố quan trọng của đối kháng khu vực là tình hình trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 ở khu vực thành phố Azaz và loạt vụ oanh tạc của không quân Nga nhằm vào các vị trí của người Turkman (người Syria gốc Thổ), chính quyền Ankara đã quyết định tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực biên giới. 20 xe tăng М60Т được tung đến đây mà theo ý đồ của ban lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là sẽ răn đe, kiềm chế sự tiến quân của các đơn vị tăng-thiết giáp của quân đội Syria trong cuộc tấn công chống phiến quân của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) và các nhóm phiến quân khác.

Sức mạnh xe tăng

Các đơn vị quân đội Syria đang tiến công theo hướng Bắc được biên chế các xe tăng Т-90S của Nga. Do đó, các chuyên gia của tổng công ty sản xuất vũ khí trang bị hàng đầu Trung Quốc NORINCO đã tiến hành so sánh tính năng kỹ-chiến thuật của các xe tăng chủ lực của quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Một bài báo do một viện nghiên cứu vũ khí trang bị Trung Quốc viết có nêu rằng, hiện nay, cấu thành lực lượng chủ lực của các đơn vị tăng-thiết giáp quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là 170 xe tăng hiện đại hóa М60Т do công ty IMI của Israel nâng cấp từ các xe tăng lỗi thời М60А1/А3.

Hợp đồng trị giá 688 triệu USD đã được ký vào tháng 9/2002. Sau khi hoàn thành hợp đồng, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dự định nâng cấp thêm 792 chiếc М60А1/А3. Các chuyên gia Israel đã thay thế động cơ Mỹ AVDS-1790-5A bằng động cơ Đức MTU KA-501, nhưng việc sử dụng thử đã phát lộ một vấn đề nghiêm trọng: trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao, động cơ thường bị quá nhiệt và hỏng hóc nghiêm trọng. Nội dung hiện đại hóa thứ hai là pháo tăng М68 (do Mỹ sản xuất) được thay bằng pháo MG251 từ xe tăng chủ lực Merkava Mk3 của Israel, cho phép bắn các loại đạn tiêu chuẩn của NATO.

Đối với vỏ giáp của М60Т, các chuyên gia Israel bổ sung một phần bằng giáo treo lấy từ Merkava Mk3, nên không bảo đảm bảo vệ xe trước tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet/Kornet-EM và ngay cả trước đạn pháo xuyên giáp 125 mm của Nga. Theo giới quân sự và chuyên gia vũ khí Trung Quốc, tăng М60Т của Thổ Nhĩ Kỳ là tăng thế hệ 2 với một số yếu tố của thế hệ 3.
Các chuyên gia Trung Quốc đã miêu tả cặn kẽ các tính năng của xe tăng Nga Т-90. Được liệt vào các mặt mạnh của nó là khả năng của pháo 2А46М-1 125 mm, cũng như của hệ thống điều khiển hỏa lực và thiết bị nạp đạn tự động, cho phép bắn với tốc độ 9 phát/phút trở lên. Khi cần, Т-90 có thể bắn đến 4 phát bắn trong 15 s.

Họ cũng lưu ý đến ưu thế của các khí tài nhìn đêm, máy ngắm toàn cảnh và máy ngắm hồng ngoại, cho phép bắn ổn định ở cự ly 2.000 m, cũng như đến việc cơ số đạn pháo của xe tăng Nga nhiều hơn 5 lần so với xe tăng Thổ, còn các quả đạn xuyên giáp 3ВМ42 của T-90 cho phép tiêu diệt các mục tiêu có vỏ giáp dày hơn 550 mm ở cự ly 2.000 m. Nhược điểm duy nhất là hoạt động không ổn định của máy tính đường đạn khi bắn trong hành tiến.

Cơ hội duy nhất để các đơn vị Thổ Nhĩ Kỳ gây ảnh hưởng đến các hành động của xe tăng-thiết giáp Nga là hành động phục kích hay từ hầm hào ẩn nấp vì trận đánh tăng đối mặt chắc chắn sẽ kết thúc bằng việc M60T bị tiêu diệt.
Cơ hội duy nhất để các đơn vị Thổ Nhĩ Kỳ gây ảnh hưởng đến các hành động của xe tăng-thiết giáp Nga là hành động phục kích hay từ hầm hào ẩn nấp vì trận đánh tăng đối mặt chắc chắn sẽ kết thúc bằng việc M60T bị tiêu diệt.

Động cơ và hệ thống truyền động của xe tăng Nga có độ tin cậy cao và có khả năng hoạt động tin cậy ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. T-90 cũng có ưu thế rõ ràng so với М60Т trong lĩnh vực vỏ giáp và các hệ thống phòng vệ tích cực chống đạn pháo xuyên giáp và tên lửa chống tăng có điều khiển các loại.

Cơ hội duy nhất để các đơn vị Thổ Nhĩ Kỳ gây ảnh hưởng đến các hành động của xe tăng-thiết giáp Nga là hành động phục kích hay từ hầm hào ẩn nấp vì trận đánh tăng trực diện chắc chắn sẽ kết thúc bằng việc M60T bị tiêu diệt.

Sức mạnh hải quân

Yểm trợ cho các hoạt động tiến công của các đơn vị quân đội Syria không chỉ có các xe tăng Т-90, xe bọc thép chở quân BTR-82 và xe ô tô bọc thép Tigr. Các nhà phân tích và chuyên gia vũ khí Trung Quốc, cũng như tình báo quân sự Thổ Nhĩ Kỳ còn chú ý sát sao đến các tàu mặt nước và tàu ngầm của Nga tham gia chiến đấu chống IS.

Theo các chuyên gia Trung Quốc, Hải quân Nga đang trên đường khôi phục sức mạnh chiến đấu mà bằng chứng là việc đóng hàng loạt tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 636.3 Kilo và tàu tên lửa nhỏ lớp Projekt 21631 Buyan-M trang bị hệ thống tên lửa hành trình Kalibr. Biến thể tên lửa hành trình trang bị được thay đổi tùy thuộc vào phương tiện mạng là tàu mặt nước hay tàu ngầm.

Các tàu ngầm thông thường lớp Projekt 636.3 với số lượng 6 chiếc sẽ là chủ lực của Hạm đội Biển Đen trong lĩnh vực đối kháng với tàu ngầm và tàu mặt nước của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Để tác chiến thắng lợi chống các tàu ngầm điện-diesel hiện đại HDW209 và HDW214 do Đức đóng của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, các tàu ngầm Nga không được giảm kho vũ khí ngư lôi để tăng số lượng các tên lửa mà kinh nghiệm của chiến dịch Syria cho thấy là đã tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu mặt đất ở tầm xa.

Trong bối cảnh tàu ngầm Projekt 636.3 có kích thước nhỏ, cần có cơ cấu đạn dược hợp lý, theo các nhà phân tích quân sự Trung Quốc thì việc bổ sung thêm một khoang với các bệ phóng thẳng đứng dùng cho tên lửa hành trình là phù hợp (xét đến chi phí), cho phép các tàu ngầm điện-diesek ít ồn tác chiến hiệu quả chống tàu mặt nước, cũng như các mục tiêu bờ. Có lẽ các tàu ngầm điện-diesel của Nga sẽ được trang bị 4 tên lửa Kalibr-PL và 14 ngư lôi. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, khoang bổ sung chứa các bệ phóng tên lửa thẳng đứng trên tàu ngầm sẽ không ảnh hưởng đến các phẩm chất đi biển của nó.

Cần lưu ý rằng, chiều dài của tên lửa Kalibr-NK và trọng lượng của nó (tên lửa chứa lượng nhiên liệu lớn để bảo đảm tầm bắn 1.500-2.500 km) có tác động không tốt đối với khả năng đi biển của tàu tên lửa Buyan-M vì lượng giãn nước của lớp tàu này chỉ có 949 tấn. Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc thừa nhận rằng, 8 tên lửa 3М14Т hay 3М14S là một sức mạnh đột kích rất mạnh đối với một tàu chiến như vậy.

Hải quân Trung Quốc hiện có các tàu ngầm hạt nhân và điện-diesel có tính năng có thể sánh với tàu ngầm Projekt 636.3 của Nga. Trong số đó có tàu ngầm điện-diesel lớp 032 vốn được đóng làm tàu thí nghiệm để thử nghiệm tên lửa đường đạn (có 2 bệ phóng thẳng đứng), tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình có tầm bắn khác nhau như Trường Kiếm-10 [CJ-10] (Đông Phong-10) và Ưng Kích-18 [YJ-18] (4 bệ phóng thẳng đứng).

Theo các chuyên gia đóng tàu hải quân Trung Quốc, các tàu tên lửa nhỏ Buyan-M của Nga là hình mẫu cho ngành đóng tàu quân sự hiện đại. Chúng có thể cạnh tranh với các tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 của Trung Quốc mà điểm khác biệt duy nhất của chúng so với tàu tên lửa nhỏ là trạm thủy âm và vũ khí ngư lôi cho phép tác chiến với tàu ngầm đối phương.

(Còn tiếp)

Theo VND