Nga dùng Binh pháp Tôn Tử đấu Mỹ, NATO

VietTimes -- New York Times đã đăng tin tức về những máy bay chiến đấu và bệ phóng tên lửa giả của Nga có thể bơm phồng mới được bổ sung vào kho vũ khí của điện Kremlin. Việc sử dụng các khinh khí cầu như vũ khí chiến đấu nghe có vẻ lạ lẫm và khiến người ta nghĩ rằng Nga đang xây dựng phương pháp chiến tranh dựa trên tiểu thuyết.
Siêu tăng Armata của Nga

Quân đội Nga và Mỹ đã sử dụng những xe tăng có thể bơm phồng lên từ Thế chiến thứ II để đánh lừa quân Đức. Quân Serbia gần đây cũng đã sử dụng bẫy ngụy trang trong cuộc can thiệp vào Balkan để đánh lừa phi công ném bom của NATO. Biện pháp ngụy trang dựa trên việc quân đội nước này học tập theo nghệ thuật chiến tranh cổ xưa của Trung Quốc. Để hiểu hơn về điều mà nước Nga đang thực hiện và cách mà họ hiểu về chiến tranh, chỉ cần đọc cuốn Binh pháp Tôn Tử.

“Dùng binh tác chiến là đạo ngụy trá. Do đó cho dù có khả năng hãy nên tỏ ra không có thực lực. Khi triển khai lực lượng hãy vờ như án binh bất động. Muốn áp sát nhưng lại ra vẻ như muốn tránh xa. Muốn tránh xa, hãy làm như muốn áp sát”, Binh pháp Tôn Tử viết.

Theo National Interest, những lời đúc kết này của Tôn Tử đặc biệt quan trọng trong tư duy của quân đội Nga những năm gần đây. Việc Kremlin tung ra những thông tin sai lệch trên các phương tiện truyền thông là một ví dụ rõ ràng về việc “binh bất yếm trá”, song việc di chuyển thực tế quân sĩ và trang bị rất quan trọng, đặc biệt là với các quốc gia có chung đường biên giới với Nga.

Matxcơva thể hiện với phương Tây rằng quân đội Nga có thể tập hợp lực lượng hùng hậu ngay lập tức và nhanh chóng triển khai tới những khu vực xa xôi của đất nước. Nga có thể thâm nhập vào nhiều khu vực ở vùng ngoại vi của Nga và xa hơn thế, chẳng hạn như các nước Baltic với sự đe dọa hiện diện của lực lượng “những người lịch sự” (một đội quân chuyên nghiệp nhưng không mang phiên hiệu), cho tới việc tiếp tục những cuộc tập trận quân sự với Trung Quốc trên Biển Đông và thậm chí đe dọa nhen nhóm lại cuộc chiến Nagorno – Karabakh.

Binh sĩ Nga và Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung ở Biển Đông vừa kết thúc ngày 19/9

Tất cả những kịch bản trên đều gây khó chịu cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ. Để đối phó với lực lượng Nga có khả năng triển khai nhanh chóng này phải có khả năng đương đầu các cuộc xung đột ở cách xa hàng nghìn dặm, giải mã hành động của điện Kremlin thực sự là thách thức.

Binh pháp Tôn Tử nói: “Thăm dò quân địch xem chỗ nào thừa, chỗ nào thiếu”.

Các phi công của NATO đang hoạt động tăng cường để đối phó với những cuộc xâm nhập thường xuyên của không quân Nga vào không phận liên minh. Sự cố gần đây nhất diễn ra chỉ vài tuần, trong đó Na Uy, Anh, Pháp và Tây Ban Nha phải điều động máy bay đối phó với các máy bay ném bom tầm xa TU-160 của Nga bay gần lãnh thổ các nước này.

Rồi những vụ chặn đuổi gay cấn của Nga bao gồm cho chiến đấu cơ lượn sát trên đầu tàu Hải quân Mỹ và nhào lộn ngay trước mũi máy bay trinh sát của Mỹ rõ ràng đã cho thấy Nga đang cố gắng xác định xem NATO sẽ đáp trả theo cách thức ra sao. Những hành động này nhằm buộc lực lượng NATO phải kiềm chế, tiếp tục tập trung, phán đoán thời điểm phản ứng và những thiết bị được sử dụng để đối phó với lực lượng của Nga.

Xe tăng bơm hơi ngụy trang của quân đội Nga

Tôn Tử cho rằng: “Người chỉ huy giỏi là người biết điều khiển kẻ địch chứ không để kẻ địch điều khiển. Để khiến kẻ địch tự kéo quân đến nơi ta dự định, cần dùng món lợi nhỏ để dụ dỗ…Khiêu khích địch để tìm hiểu quy luật của chúng. Trinh sát để biết rõ những nơi có lợi và bất lợi. Đánh thử để tìm hiểu thực lực của đối phương”.

Nga rất thích phương pháp này. Phương pháp này được đặc trưng bằng việc tạo ra các sự cố nhằm thực hiện những hành vi được gọi là kiểm soát phản ứng. Khái niệm này tập trung vào việc tạo ra các sự cố quốc tế và ép buộc các nước khác phản ứng lại, với kết quả thường có lợi cho Kremlin.

Trường hợp điển hình nhất theo logic này chính là chiến dịch can thiệp của quân đội Nga vào cuộc nội chiến Syria. Cho dù sự can thiệp của Nga có cạm bẫy, nhưng chủ yếu là do phải hành động vì những đồng minh rắc rối ở Tehran và Damacus, Nga vẫn biến mình thành nhân tố bên ngoài hàng đầu tại Syria. Phản ứng chậm chạp của Mỹ với cuộc chiến Syria cho phép Nga tham gia vào cuộc xung đột và thay đổi diễn biến cuộc xung đột trên thực địa. Với sự can thiệp của Nga, động hướng xung đột đã nghiêng lợi thế về phía liên minh do Nga dẫn đầu với việc bảo đảm Tổng thống Assad tiếp tục nắm giữ quyền lực.

Dù phương Tây có thích hay không thì người Nga vẫn sẽ là một phần của tiến trình hòa bình ở đây. Những cuộc kêu gọi điều tra chiến dịch ném bom của Nga xem có phải là tội phạm chiến tranh do Mỹ và Pháp phát động cũng không làm thay đổi thực trạng này. Kết quả cuối cùng là liên minh cho Nga dẫn đầu đang thiết lập nhịp độ của cuộc xung đột và Mỹ cùng phương Tây đang phải vật lộn để đuổi kịp.

NATO đã phải điều gấp một hạm đội bám theo cụm tác chiến tàu sân bay Nga vừa hải hành qua eo biển Anh để sang Syria
Chiến đấu cơ Su-30SM hộ tống máy bay ném bom chiến lược TU-160 Nga tham chiến tại Syria

Những đoạn được trích từ cuốn Binh pháp Tôn Tử đã giúp làm rõ những tính toán của điện Kremlin. Nga hiện đang triển khai những nguồn lực này nhằm tối đa hóa tính hiệu quả của lực lượng vũ trang khi phải đối phó với địch thủ mạnh hơn về điều kiện trang thiết bị như liên minh NATO. Cho dù những chiến thuật theo kiểu “binh bất yếm trá” này bị phương Tây cho là biểu hiện của sự yếu kém, điều này vẫn không làm giảm tính hiệu quả của chúng.

Nếu ai đó tin rằng Matxcơva đang phá hoại trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu, buộc NATO rơi vào tình trạng liên tục phải báo động chắc chắn là nhằm làm suy kiệt các nguồn lực và tạo áp lực trong nước qua việc đặt câu hỏi về mục đích và giá trị của liên minh NATO.

Theo National Interest, để tránh một cuộc xung đột trực tiếp với Nga và hiểu hơn phương pháp của nước này, các nhà hoạch định chính sách Mỹ phải khôn ngoan trong việc nhìn nhận cách tiếp cận chiến tranh của Nga và những chiến thuật mà Nga có thể sử dụng.