|
Chiến đấu cơ Su-33 trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga trên đường sang Syria tham chiến |
(tiếp theo kỳ trước)
Mỹ “đánh úp” ở Syria, Nga đương đầu cách nào
Mới đây Fox News đã đưa một tin rất giật gân rằng Nga đang triển khai hệ thống tên lửa S-300V ở Syria. S-300V có thể chống tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay tàng hình RCS và máy bay AWAC. Đây là hệ thống phòng không đáng gờm, không những có khả năng bảo vệ phần lớn không phận Syria mà còn có thể vươn đến Thổ Nhĩ Kỳ, Síp, phía đông Địa Trung Hải và Lebanon.
Các radar của hệ thống này không những có thể phát hiện và tấn công máy bay của Mỹ ở khoảng cách xa (dù là máy bay tàng hình) mà còn có thể trợ giúp đắc lực cho các máy bay chiến đấu siêu việt của Nga bằng cách đem lại những hình ảnh rõ ràng về bầu trời và máy bay kẻ thù. Cuối cùng, học thuyết hàng không của Mỹ phụ thuộc vào việc sử dụng máy bay trinh sát và cảnh báo sớm (AWAC) để hướng dẫn và hỗ trợ cá máy bay của Mỹ. Và hệ thống S-300V sẽ buộc các AWACS của Mỹ và NATO phải hoạt động ở khoảng cách không lấy gì làm thuận tiện
Có vẻ như Nga đang cố gắng bù đắp cho số quân ít ỏi ở Syria bằng cách triển khai các hệ thống vũ khí tiên tiến mà Mỹ không có biện pháp đối phó tương đương.
Theo Unz Review, đây là hai lựa chọn cơ bản để ngăn chặn của Nga: chống tiếp cận (ngăn chặn không cho kẻ thù tấn công mục tiêu) và trả đũa (khiến chi phí tấn công của kẻ thù quá cao). Nga có vẻ như đang theo đuổi cả hai con đường cùng một lúc. Có thể tóm tắt cách tiếp cận của Nga như sau:
1. Trì hoãn đối đầu khi có thể (kéo dài thời gian)
2. Cố gắng duy trì tình trạng đối đầu ở mức thấp nhất có thể
3. Nếu có thể, đáp trả bằng mức độ tương xứng.
4. Thay vì cố thắng Mỹ và NATO, buộc đối thủ phải trả giá đắt.
5. Tạo áp lực lên các đồng minh của Mỹ nhằm gây căng thẳng ngay trong chính quốc gia đó
6. Cố gắng làm tê liệt Mỹ về phương diện chính trị bằng cách nâng chi phí chính trị của cuộc tấn công lên thật cao
7. Tạo ra điều kiện thuận lợi ở Aleppo để khiến những cuộc tấn công của Mỹ không hiệu quả
Nga vẫn đang mắc kẹt trong chiến lược của họ trong nhiều năm qua, kể cả khi chiến lược này bị chỉ trích bởi những người mong muốn có những giải pháp nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên chiến lược này của Nga vẫn đang có hiệu quả. Mỹ về cơ bản đã không còn nhiều lựa chọn ở Syria.
Những bước đi hợp lý còn lại của Mỹ ở Syria là chấp nhận các điều kiện của Nga hoặc rời khỏi nơi này. Vấn đề là những người đang lãnh đạo Nhà Trắng, quốc hội và truyền thông Mỹ lại không mấy lý trí. Đó là lí do vì sao Nga đang sử dụng rất nhiều chiến thuật trì hoãn và tại sao Nga lại hành động thận trọng như vậy. Unz Review đánh giá cuộc khủng hoảng hiện nay còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.
Và liệu Mỹ có điên rồ tới mức để mạo hiểm bước vào Thế chiến III chỉ vì Aleppo hay để duy trì vị thế là “một quốc gia không thể thiếu trên thế giới”, “nhà lãnh đạo của thế giới tự do”?
Nếu Donald Trump chiến thắng cuộc bầu cử, chiến lược của Nga về cơ bản sẽ là xác đáng. Một khi ông Trump bước chân vào Nhà Trắng, sẽ có khả năng tái định hình quan hệ Nga-Mỹ, tất nhiên sẽ bắt đầu bằng việc giảm căng thẳng ở Syria. Nếu bà Hillary Clinton thắng cử, Nga sẽ phải đưa ra tính toán quan trọng: liệu Syria quan trọng đến mức nào trong mục tiêu giành lại chủ quyền của Nga và hạ gục đế chế của Mỹ. Một cách khác để đưa ra câu hỏi tương tự là Nga muốn đối đầu với đế chế này ở Syria hay tại Ukraine?
Một cách đánh giá ý định của Nga là hãy nhìn vào ngôn ngữ trong đạo luật mới đây được đề xuất bởi Tổng thống Putin và được Duma quốc gia Nga chấp nhận. Luật này tạm ngừng Thỏa thuận quản lý và tiêu hủy plutonium giữa Nga và Mỹ. Thoả thuận này một lần nữa chứng kiến sự thất bại của hai bên trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình và Nga hiện đã đình chỉ thoả thuận này. Nga đã liệt kê một loạt các điều kiện để Mátxcơva tiếp tục tham gia vào thoả thuận này và đồng ý nối lại đàm phán về vũ khí hạt nhân.
1. Giảm cơ sở quân sự và số quân lính Mỹ ở lãnh thổ các nước thành viên NATO tham gia vào liên minh từ 1/9/2000 bằng với số lượng khi thoả thuận gốc có hiệu lực.
2. Bãi bỏ chính sách thù địch của Mỹ đối với Nga, đồng thời bãi bỏ Luật Magnitsky năm 2012 và các điều kiện của Luật ủng hộ tự do Ukraine năm 2014 nhằm vào Nga.
3. Bãi bỏ mọi trừng phạt Mỹ áp đặt lên các chủ thể của Liên bang Nga, cá nhân và các thực thể pháp lý của Nga.
4.Đền bù mọi tổn thất Nga phải chịu đựng do hệ quả của các lệnh trừng phạt.
5. Mỹ cũng phải nộp một kế hoạch rõ ràng về tiêu huỷ plutonium được nêu trong Hiệp định.
Theo Unz Review, hiện nay Nga đang rất thực tế. Mátxcơva biết rõ Mỹ sẽ không chấp nhận các điều khoản này. Vậy điều này thực sự có nghĩa là gì? Đây là một cách thức ngoại giao và hết sức mơ hồ nhằm nói với Mỹ điều mà Tổng thống Philippines Duterte cũng từng nói với EU. Mỹ tốt hơn là nên chú ý.