Tất cả mọi thứ từ vũ khí cho đến hệ thống điều khiển kỹ thuật số đều là thành quả phát minh sáng chế mới nhất của các chuyên gia trong nước. Khu trục hạm đủ khả năng theo dõi đồng thời hàng chục mục tiêu trên không, mặt đất hoặc trên biển, ở khoảng cách xa đáng kể, do đó duy trì sự bảo vệ cần thiết cho toàn bộ khu vực.
Tàu Đô đốc Grigorovich là con tàu biển xa và đại dương đầu tiên được xí nghiệp Nga đóng dành cho Hải quân quốc gia. Tàu khu trục kế tiếp là chiếc Đô đốc Essen hiện đang được thử nghiệm, còn một tàu khác là tàu Đô đốc Makarov đang trong giai đoạn hoàn tất.
Trước đó, Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ bày tỏ lo ngại rằng, tốc độ phát triển của hạm đội tàu ngầm không đảm bảo sự cạnh tranh với Nga và Trung Quốc.
Theo ông Harris, chương trình hiện đại hóa hạm đội không kịp thời. Hơn nữa, Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch giảm số tàu ngầm từ 58 xuống còn 41 tàu vào năm 2028. Đô đốc cũng nhận xét hạm đội Nga hiện mạnh thứ hai trên thế giới, Foreign Policy viết.
Tới năm 2020, Hải quân Nga dự kiến tiếp nhận 8 tàu ngầm hạt nhân lớp Borey và dự kiến hạ thuỷ thêm hàng chục chiến hạm mới trong năm 2016.
Theo Sputnik